Những yếu tố làm dịch chuyển đường cung


Cung về một loại hàng hoá được coi là tăng lên khi lượng cung về nó tăng ở mỗi mức giá hiện hành. Trong trường hợp ngược lại, tại mỗi mức giá hiện hành của hàng hoá, lượng cung đều giảm, ta nói: cung về hàng hoá giảm xuống. Trường hợp đầu, đường cung dịch chuyển sang phải. Trong trường hợp sau, đường cung dịch chuyển sang trái.


Ẩn sau mỗi đường cung là chi phí sản xuất để tạo ra hàng hoá ở mỗi điểm sản lượng. Khi quyết định sản xuất thêm hay bớt một đơn vị hàng hoá, doanh nghiệp phải so sánh chi phí phát sinh thêm với khoản tiền bạc có thể thu thêm nhờ bán hàng. Vì thế, ở mỗi mức giá hàng hoá đã biết, khi chi phí sản xuất có liên quan hạ xuống, doanh nghiệp có khuynh hướng gia tăng lượng cung. Lúc này cung sẽ tăng và đường cung dịch chuyển sang phải. Khi chi phí sản xuất tăng lên, cung sẽ giảm và đường cung dịch chuyển sang trái. Tóm lại, sự dịch chuyển của đường cung có nguyên nhân từ những thay đổi trong chi phí sản xuất. Tất cả những yếu tố làm thay đổi chi phí sản xuất đều làm dịch chuyển đường cung.



Trình độ công nghệ


Những thay đổi về công nghệ và kỹ thuật sản xuất luôn tác động mạnh  đến chi phí sản xuất của một loại hàng hoá. Trong tiến trình phát triển của xã hội, con người luôn tìm cách cải tiến cách thức sản xuất, chế tạo ra những công cụ sản xuất mới có năng suất cao hơn, sử dụng những phương pháp sản xuất tiên tiến hơn, tạo ra nhiều vật liệu mới có nhiều tính năng và công dụng ưu việt hơn so với những gì có sẵn trong tự nhiên. Chính nhờ vậy, xét tổng thể, tiến bộ khoa học và công nghệ làm cho chi phí sản xuất các loại hàng hoá nói chung có xu hướng giảm xuống. Điều này thể hiện một cách nổi bật trong những lĩnh vực chế tạo sản phẩm “mới” (như sản xuất máy tính, điện thoại di động v.v…), nơi mà những sản phẩm đang trực tiếp là con đẻ của những thành tựu mới nhất của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Nhờ tiến bộ công nghệ mà chi phí sản xuất các loại hàng hoá loại này có thể hạ xuống nhanh chóng đến mức khó tưởng tượng: chẳng hạn, cứ sau một năm, giá máy tính thường giảm xuống từ 20 – 40% mặc dù nhu cầu về máy tính vẫn không ngừng tăng lên. Trong trường hợp này, tiến bộ công nghệ là nguồn gốc chính của sự gia tăng nhanh chóng của nguồn cung. Đường cung có xu hướng dịch chuyển xuống dưới (do chi phí sản xuất hạ) và sang bên phải (do người sản xuất sẵn sàng cung cấp nhiều hàng hoá hơn tại mỗi mức giá).


*Giá cả các yếu tố đầu vào


Sự thay đổi của chi phí sản xuất cũng thường gắn với những biến động trong giá cả các yếu tốđầu vào. Khi giá máy móc, thiết bị, nhân công, nguyên vật liệu… tăng lên, trong điều kiện các yếu tố khác giữ nguyên, chi phí sản xuất hàng hoá sẽ tăng lên và đường cung về hàng hoá này sẽ dịch chuyển lên trên và sang trái. Ngược lại, khi các đầu vào của quá trình sản xuất trở nên rẻ hơn, chi phí sản xuất sẽ hạ, đường cung về hàng hoá sẽ dịch chuyển xuống dưới và sang phải.


Trong số các yếu tốđầu vào, xăng, dầu thuộc loại đầu vào được sử dụng phổ biến trong hầu hết các ngành kinh tế. Vì thế, giá xăng dầu biến động mạnh thường tác động đến chi phí sản xuất không chỉ của một ngành sản xuất riêng biệt mà của cả nền kinh tế. Hiện tượng chỉ số giá chung năm 2004 của Việt Nam tăng cao hơn nhiều so với mấy năm trước đó có một phần liên quan đến sự tăng giá đạt đến ngưỡng kỷ lục của dầu mỏ trên thị trường thế giới trong thời gian này.


*Giá cả các hàng hoá có liên quan


Ởđây muốn đề cập đến những hàng hoá có liên quan với hàng hoá mà ta đang phân tích về phương diện cung ứng hay sản xuất chứ không phải về phương diện nhu cầu hay tiêu dùng. Có hai trường hợp: thứ nhất, chúng là những hàng hoá cùng cạnh tranh nhau trong việc sử dụng một hay một số nguồn lực (đầu vào) cốđịnh. Trong trường hợp này, nếu người sản xuất sử dụng nhiều nguồn lực hơn cho việc sản xuất một loại hàng hoá thì cũng có nghĩa là anh ta (hay chị ta) sử dụng ít nguồn lực hơn cho việc chế tạo hàng hoá còn lại. Vì thế, khi giá cả các hàng hoá có liên quan tăng lên (hay giảm đi), theo quy luật cung, lượng cung về các hàng hoá này tăng lên. Các nguồn lực dành cho chúng cũng tăng lên. Hậu quả là phần nguồn lực còn lại dành cho việc sản xuất hàng hoá mà ta đang phân tích giảm và cung về nó sẽ giảm. Đường cung của nó sẽ dịch chuyển sang trái và lên trên. Ví dụ, trên một diện tích đất đai nhất định, người ta vừa trồng hoa, vừa trồng lúa. Khi nhu cầu về hoa tăng lên, giá cả của nó tăng theo. Những người nông dân sẽ thấy có lợi hơn nếu mở rộng diện tích trồng hoa. Cung về lúa gạo sẽ giảm xuống. Thứ hai, một hàng hoá có thể là sản phẩm phái sinh của quá trình sản xuất một loại hàng hoá khác. Ví dụ, da bò trong quan hệ với thịt bò. Trong trường hợp này, nếu giá một hàng hoá tăng lên (chẳng hạn, giá thịt bò tăng), lượng cung về nó (thịt bò) tăng (theo quy luật cung). Điều đó làm cho nguồn cung về hàng hoá liên quan (da bò) tăng lên, không phụ thuộc vào giá cả của nó (của da bò). Đường cung về hàng hoá này (da bò) sẽ dịch chuyển sang phải và xuống dưới.


*Giá kỳ vọng


Những dự kiến hay kỳ vọng của mọi người về tương lai thường có ảnh hưởng quan trọng đến các quyết định hiện tại của họ. Khi ra quyết định cung ứng nào đó về một loại hàng hoá, những người sản xuất đã có một hình dung nhất định về mức giá trong tương lai của nó – đó là mức giá kỳ vọng. Khi mức giá kỳ vọng này thay đổi, họ cũng sẽ thay đổi mức sản lượng cung ứng tại từng mức giá hiện tại của hàng hoá. Chẳng hạn, khi những người sản xuất một hàng hoá nào đó tin rằng giá của nó sẽ tăng lên rất mạnh trong tương lai, nếu các điều kiện khác không thay đổi, họ sẽ có xu hướng sản xuất và cung ứng hàng hoá tương đối “cầm chừng” trong hiện tại. Cung hiện tại về hàng hoá sẽ có xu hướng giảm hay đường cung hàng hoá sẽ dịch chuyển sang trái và lên phía trên.


*Chính sách của nhà nước


Chính sách của nhà nước có ảnh hưởng to lớn đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Bằng chính sách của mình, nhà nước có thểđiều chỉnh hành vi và tác động đến các điều kiện sản xuất của các doanh nghiệp. Khi mà các doanh nghiệp có thể tiến hành sản xuất trong những môi trường dễ dàng hay thuận lợi hơn, chi phí sản xuất của chúng thường hạ và cung về hàng hoá sẽ tăng. Ngược lại, những quy định chính sách khiến cho các quá trình sản xuất trở nên tốn kém hơn, ít thuận lợi hơn, chi phí sản xuất của các doanh nghiệp sẽ tăng lên và cung về hàng hoá sẽ giảm.


Tác động trực tiếp đến chi phí sản xuất của các doanh nghiệp là chính sách thuế của nhà nước. Khi nhà nước tăng thuếđánh vào một loại hàng hoá, chi phí toàn bộ của việc sản xuất hàng hoá tăng theo. Cung về hàng hoá trong trường hợp này sẽ giảm và đường cung về nó sẽ dịch chuyển sang trái và lên trên. Khi được giảm thuế, chi phí chung để sản xuất hàng hoá hạ xuống. Cung về hàng hoá sẽ tăng. Đường cung về hàng hoá sẽ dịch chuyển sang phải và xuống dưới.




 Chính sách trợ cấp của nhà nước đối với một số ngành sản xuất ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của các doanh nghiệp trong các ngành này theo hướng ngược lại với thuế. Khi việc sản xuất một loại hàng hoá được trợ cấp, chi phí sản xuất ròng của các doanh nghiệp tương ứng sẽ giảm xuống. Trong trường hợp này, cung về hàng hoá sẽ tăng và đường cung của nó sẽ dịch chuyển sang phải và xuống dưới. Việc giảm trợ cấp, ngược lại, sẽ làm cung hàng hoá giảm và đường cung hàng hoá sẽ dịch chuyển sang trái và lên trên.


Ngoài chính sách thuế và trợ cấp, các quy định khác nhau của nhà nước về tiêu chuẩn môi trường, tiêu chuẩn an toàn sản xuất và tiêu dùng, về thông tin sản phẩm v.v… đều ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Về nguyên tắc, nếu các quy định điều tiết sản xuất của nhà nước càng mang tính chất khắt khe, những khoản chi phí nhất định mà doanh nghiệp phải bỏ ra đểđáp ứng càng lớn. Khi đó, chi phí sản xuất của doanh nghiệp càng tăng và cung về hàng hoá sẽ giảm. Trái lại, việc nới lỏng các quy định điều tiết sẽ giảm nhẹ chi phí sản xuất đối với các doanh nghiệp. Lúc này, cung về hàng hoá sẽ tăng lên.





Các yếu tố được trình  bày ởcác mục 2.3.1 và 2.3.2  giải thích tại sao các đường  cầu và đường cung vềmột  loại hàng hoá lại dịch  chuyển. Còn chính sựdịch  chuyển này lại cho chúng ta  hiểu xu hướng thay đổi trong  mức giá và sản lượng cân  bằng trên thịtrường. Một  cách khái quát, có thểcó  những khả năng sau:


–  Nếu cung vềhàng hoá  không thay đổi, khi cầu hàng  hoá tăng (hoặc giảm), giá và  sản lượng cân bằng của hàng  hoá sẽtăng (hoặc giảm).


–  Nếu cầu vềhàng hoá  không thay đổi, khi cung  hàng hoá tăng (hoặc giảm),  giá cân bằng của hàng hoá sẽ giảm (hoặc tăng), còn sản  lượng cân bằng của nó sẽ tăng (hoặc giảm).


–  Nếu cả cầu lẫn cung về hàng hoá cùng thay đổi, theo cùng một  hướng (cùng tăng hoặc cùng giảm) thì sản lượng cân bằng sẽ thay đổi cũng theo hướng trên: khi cầu và cung về hàng hoá tăng, sản lượng cân  bằng sẽtăng; ngược lại, khi cầu và cung về hàng hoá cùng giảm, sản  lượng cân bằng sẽgiảm. Vận động của cầu và cung trong những trường  hợp này không cung cấp cho chúng ta đủthông tin đểcó thểkết luận  chính xác vềchiều hướng thay đổi của giá cảhàng hoá. Chẳng hạn, nếu  cầu tăng tương đối mạnh so với cung, giá cả sẽ có xu hướng tăng, trong  khi nếu sự gia tăng về cung mạnh hơn hẳn so với sự gia tăng của cầu thì  giá cả sẽ có xu hướng giảm.



–  Nếu cảcầu lẫn cung vềhàng hoá cùng thay đổi song theo những  hướng ngược chiều nhau (cầu tăng đi đôi với cung giảm, hoặc cầu giảm  đi đôi với cung tăng) thì giá cảcân bằng chắc chắn sẽthay đổi. Khi cầu  tăng kết hợp với cung giảm, giá cảhàng hoá sẽcó xu hướng tăng lên.  Ngược lại, khi cầu giảm đi liền với cung tăng, giá cả hàng hoá sẽcó xu hướng giảm. Tuy nhiên, trong những trường hợp này, chúng ta không thể kết luận một cách chắc chắn vềxu hướng vận động của sản lượng cân  bằng. Mức sản lượng này có thểtăng, giảm hoặc không đổi tuỳtheo mức  thay đổi cụthểtrong cảcầu lẫn cung.


Previous
Next Post »