a) Giá cả quốc tế của hàng hóa có xu hướng biến động rất phức tạp vì giá quốc tế phải chịu tác động của rất nhiều những nhóm yếu tố:
i) Những yếu tố ảnh hưởng tới giá trị của hàng hóa. Như sự tăng lên của năng suất lao động, do áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ (vd: màn hình AUCIDI trước đây 1 năm có giá 1000$ nhưng hiện nay giá chỉ 300$, trong khi đó tính năng lại tiến bộ hơn nhiều).
ii) Những yếu tố ảnh hưởng tới quan hệ cung cầu. Như thu nhập của người dân (tăng lên ảnh hưởng tới cầu – sức mua tăng hoặc giảm xuống), sự thay đổi điều kiện tự nhiên ảnh hưởng tới cung hàng hóa (sản xuất cà phê gặp hạn hán – dẫn tới cung giảm), các yếu tố chính trị xã hội (dầu mỏ lên xuống rất phức tạp, không theo một quy luật nào) v.v…
iii) Những yếu tố ảnh hưởng tới giá trị quốc tế của đồng tiền. Như lạm phát, thay đổi tỷ giá hối đoái, khủng hoảng tài chính tiền tệ.
b) Có hiện tượng nhiều giá đối với một mặt hàng. Khi điều tra, tìm hiểu thì ta thấy cùng một loại hàng hóa trên thị trường sẽ có rất nhiều mức giá khác nhau. Nguyên nhân bắt nguồn là từ:
i) Phương thức mua bán khác nhau. Nếu mua bán trực tiếp thì giá quốc tế của hàng hóa sẽ khác khi mua qua trung gian, qua đại lý, môi giới, hoặc mua bán trao đổi hàng – tiền bình thường sẽ khác hơn là mua bán hàng – hàng, hoặc các giao dịch tạm nhập tái xuất, mua bán theo hình thức hội chợ, triễn lãm, đấu thầu v.v…
ii) Phương thức thanh toán khác nhau. Nếu trả tiền ngay thì giá sẽ khác hơn là trả tiền sau, trong buôn bán quốc tế thì người bán và người mua ở hai nước khác nhau do vậy việc việc thanh toán rất phức tạp – nếu thanh toán qua ngân hàng có thể chọn nhiều hình thức như chuyển tiền, thư tín dụng, trả tiền thông qua LC, nhờ thu v.v… – khi sử dụng ngân hàng để thực hiện các dịch vụ chuyển tiền theo các hình thức khác nhau thì ngân hàng phải tính phí do vậy giá cả hàng hóa có sự thay đổi.
iii) Phương thức vận chuyển khác nhau. Khi lựa chọn phương thức vận chuyển khác nhau thì giá quốc tế sẽ phải khác nhau. Các phương thức vận chuyển như đường bộ, đường thủy (đường biển mặc dù chi phí rẻ nhất nhưng mức độ rủi ro lại cao nhất), đường hàng không (có chi phí cao nhưng bù lại rất nhanh), đường sắt, đường ống (xăng, dầu).
iv) Điều kiện cơ sở giao hàng khác nhau. Giá FOB (mức giá chưa tính phí bảo hiểm), giá SHIP (bao gồm cả vận tải và bảo hiểm). Mức giá giao tại chân công trình sẽ rất khác so với giao hàng tại xưởng. Quyền lợi và nghĩa vụ của người bán và người mua trong các trường hợp khác nhau thì trách nhiệm, rủi ro sẽ ảnh hưởng tới giá của hàng hóa.
c) Có hiện tượng “giá cánh kéo” đối với giá cả hàng hóa trên thị trường.
EmoticonEmoticon