Đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010


1.                  Tồn tại và hạn chế

Bên cạnh một số kết quả đạt được nói trên, ngành dịch vụ nước ta vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định:

– Tỷ trọng ngành dịch vụ trong GDP có xu hướng tăng trong các năm qua nhưng vẫn còn rất chậm, một số lĩnh vực như giáo dục, y tế lại có xu hướng giảm.

– Sự nghèo nàn, đơn điệu  của hệ thống dịch vụ, cho dù cơ cấu ngành dịch vụ rất đa dạng với 12 ngành (Bao gồm 155 tiểu ngành) nhưng Việt Nam mới chỉ tập trung ở việc khai thác những dịch vụ thông thường. Các phân ngành dịch vụ quan trọng như tài chính, viễn thông , cơ sở hạ tầng….đều chưa đủ mạnh. Các phân ngành dịch vụ cần thiết và mới mẻ như nghiên cứu khoa học, thiết kế kiểu dáng hay tiếp thị, nghiên cứu thị trường…đều kém phát triển. Một sân chơi mà ngành dịch vụ Việt Nam đang chưa khai thác tốt như tư vấn đầu tư, tư vấn du học, bảo lãnh tín dụng, bảo hiểm hàng hải, y tế, giáo dục chất lượng cao…Trong khi đó, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, một vài doanh nghiệp tư nhân lại đang thỏa sức “gặt hai” trển mảnh đất này.

–  Chất lượng của các lĩnh vực dịch vụ trong nước chưa thực sự có sức cạnh tranh cao: Thiếu các trung tâm y tế có chất lượng cao, các cơ sở giáo dục đào tạo các cấp có khả năng cạnh tranh với khu vực và quốc tế…..Hoạt động cung cấp dịch vụ còn yếu, thể hiện ở hai điểm. Thứ nhất là chất lượng nguồn nhân lực, bởi vì dịch vụ nó phụ thuộc hoàn toàn vào con người, thể hiện qua chất xám của mỗi người như năng lực thông tin, ngoại ngữ, công nghệ thông tin. Đồng thời bản chất của dịch vụ là giao dịch và giao tiếp con người. Cũng vì điểm yếu trên nên kéo theo điểm yếu thư hai về chất lượng giao dịch hiện không cao. Chất lượng của khá nhiều sản phẩm dịch vụ còn thấp so với mặt bằng quốc tế và còn thiếu tính chuyên nghiệp, tác phong công nghiệp trong thực hiện các dịch vụ, giá dịch vụ chưa có khả năng cạnh tranh cao, chưa thỏa dụng được yêu cầu phục vụ của các đối tượng ngày càng đa dạng hay cao cập.

– Ngành dịch vụ chưa thực sự tạo ra một môi trường tốt cho toàn bộ nền kinh tế phát triển. Hiện tại các chi phí dịch vụ viễn thông, cảng biển, vận tải.. của Việt Nam đang cao hơn mức trung bình của các nước trong khu vực( viễn thông cao hơn 30-50%, vận tải đường biển cao hơn 40-50%).

2.                  Nguyên nhân :

– Xuất phát điểm của nước ta thấp, ngành dịch vụ thực sự mới giành được nhiều quan tâm trong thời gian gần đây, thiếu đội ngũ nguồn nhân lực có chất lượng cao.

–  Ngành dịch vụ phát triển còn thiếu tính chiến lược, phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức trong nước cũng như thế giơi, cũng như ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới đặc biệt  tài chính- ngân hàng là lĩnh vực bị chịu ảnh hưởng nhất.

Previous
Next Post »