Cân bằng trên thị trường lao động



Cân bằng trên thị trường lao động của ngành.


Đối với một ngành, cầu và cung của ngành về một loại lao động cụ thể sẽ quyết định mức lương và số lượng lao động làm việc trong ngành. Với giảđịnh thị trường lao động trong trường hợp này là thị trường cạnh tranh hoàn hảo và chính phủ không có hoạt động can thiệp nào, với đường cầu lao động của ngành là D1, đường cung lao động là S1 như trong hình 8.2, trạng thái cân bằng trên phạm vi ngành thoạt tiên là điểm E. Mức lương cân bằng trong ngành lúc này là w1, lượng lao động được thuê mướn là L1. Chỉ có tại điểm E thị trường mới ở trong xu hướng ổn định tương đối. Tại E không có hiện tượng dư cung hoặc dư cầu, do đó không có áp lực buộc thị trường phải dịch chuyển đến một trạng thái khác.



Những yếu tố tác động đến cung, cầu lao động của ngành, làm cho các đường này dịch chuyển sẽ làm cho trạng thái cân bằng của thị trường lao động trên phạm vi ngành thay đổi. Ví dụ, sự mở rộng nhanh chóng thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm dệt may và sự nâng cấp công nghệ trong ngành khiến cho nhu cầu về lao động dệt tăng lên. Đường cầu về lao động của ngành sẽ dịch chuyển, chẳng hạn, từđường D1 sang phải thành đường D2. Điểm cân bằng mới giờđây chuyển vềđiểm F. Mức lương cũng như số lao động được thuê mướn cân bằng của ngành tăng lên tương ứng là w2 và L2.


Tuy nhiên, nhưở trên chúng ta đã đề cập, lao động là yếu tố sản xuất mang tính chất cơđộng, có thể di chuyển từ ngành nọ sang ngành kia. Sự di chuyển này đòi hỏi trạng thái cân bằng của ngành này phải tương hợp với ngành kia, nếu không áp lực thay đổi vẫn tồn tại. Giả sử cả hai ngành A và B đều sử dụng một loại lao động nghề nghiệp có kỹ năng giống hệt nhau. Trạng thái cân bằng riêng biệt ở thị trường lao động trong phạm vi ngành A xác lập một mức lương là w1A, trong khi đó cung cầu lao động trong ngành B lại xác lập tạm thời một mức lương cân bằng là w1B. Giả sửđiều kiện làm việc ở hai ngành trên là tương tự nhau. Trong trường hợp này, nếu tiền lương giữa hai ngành mà khác biệt, hiện tượng di chuyển lao động từ ngành có mức lương thấp sang ngành có tiền lương cao hơn sẽ xuất hiện. Ví dụ, giả sửw1A lớn hơn w1B, một số lao động từ ngành B sẽ rút lui khỏi ngành để xin sang làm việc ở ngành A. Hiện tượng này sẽ làm cho cung lao động ở ngành A tăng lên, đường cung lao động của ngành dịch chuyển sang phải. Kết cục tiền lương ở ngành A sẽ hạ xuống. Ngược lại, cung lao động ở ngành B giảm xuống, đường cung lao động của ngành dịch chuyển sang bên trái. Nhờđó, tiền lương của ngành tăng lên. Quá trình này dần dần làm cho tiền lương ở hai ngành xích lại gần nhau. Nếu sự di chuyển lao động giữa ngành nọ sang ngành kia là “hoàn hảo”, chỉ khi sự khác biệt về lương giữa hai ngành bị xóa bỏ thì quá trình di chuyển lao động mới dừng lại. Khi đó, một trạng thái cân bằng chung giữa hai thị trường được xác lập với một mức lương thống nhất: w2A = w2B.Ởđây, chính sự di chuyển lao động giữa các ngành đã làm san bằng sự khác biệt về lương. Hệ quả chung là: nếu cung cầu lao động của một ngành thay đổi khiến cho tiền lương của lao động trong ngành tăng lên thì sự kiện này sẽ có xu hướng tác động đến mức lương ở các ngành khác. Áp dụng ví dụ ta vừa phân tích, có thể dễ dàng nhận thấy là: sự tăng lương ở ngành A sẽ lan tỏa và kéo theo sự tăng lương ở ngành B.



Khi bàn về sự di chuyển lao động giữa các ngành, không nhất thiết ta chỉ giới hạn sự phân tích cho các lao động thuộc cùng một nghề giống nhau, nhưng làm việc ở các ngành khác nhau. Việc lấy ví dụ về lao động thuộc cùng một loại nghề nghiệp chỉ nhằm nhấn mạnh khả năng dễ di chuyển của lao động. Về nguyên tắc, khi lao động càng dễ dàng di chuyển từ ngành, nghề này sang một ngành, nghề khác, tiền lương giữa chúng càng ít khác biệt. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều yếu tố ngăn cản sự di chuyển lao động.  Vì thế, sự chênh lệch về lương giữa các ngành, nghề vẫn tồn tại. Chúng ta sẽ giải thích kỹ hơn vấn đề này ở phần sau.

Previous
Next Post »