Căn cứ để xây dựng chính sách thương mại


Việc xây dựng chính sách thương mại dựa trên:


i) Đặc điểm kinh tế xã hội. Chính sách thương mại phải phù hợp với đặc điểm tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước đó, như các nước công nghiệp có thể thực hiện tự do hoá lĩnh vực sản phẩm công nghiệp vì năng lực cạnh tranh ngành này rất cao nhưng đối với lĩnh vực nông nghiệp lại vẫn phải bảo hộ. Lý do mà các nước công nghiệp vẫn phải bảo hộ nặng nề cho nông nghiệp không chỉ đơn thuần chỉ vì lý do kinh tế mà còn vì lý do chính trị, xã hội, chẳng hạn nông dân mặc dù chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong dân số nhưng họ vẫn có tiếng nói chính trị nhất định do vậy các chính trị gia muốn tranh thủ tiếng nói, lá phiếu của nông dân thì phải đưa ra những chính sách bảo hộ cho họ. Ví dụ: Nông dân Pháp (dân số Pháp chủ yếu sống ở thành thị), những chính trị gia vẫn nhận thấy tầm quan trọng của giới nông dân, quyền lợi của họ vẫn liên quan tới nông dân do vậy những nhà hoặch định chính sách phải lập chính sách sao cho người nông dân không bị mất lòng.


ii) Cam kết quốc tế mà quốc gia đó đã có và đang thực hiện. (có thể là những cam kết song phương, khu vực, đa phương v.v… như Hiệp định thương mại Việt – Mỹ – Một quốc gia tồn tại không đơn lẻ mà nằm trong hệ thống thương mại toàn cầu do vậy ngoài những quyền lợi mà quốc gia đó được hưởng mà còn phải thực hiện những nghĩa vụ của mình mà các cam kết đó đưa lại. Như Hiệp định thương mại Việt – Mỹ thì Việt Nam phải mở cửa thị trường cho hàng hoá dịch vụ của Mỹ, thực hiện việc không phân biệt đối xử đối với hàng hoá Mỹ. Trong cam kết AFTA thì Việt Nam phải thực hiện những cam kết của mình trong năm 2006 phải hạ những thuế xuất xuống 0-5% đối với những mặt hàng xuất khẩu sang các nước ASEAN. Hoặc khi Việt Nam được gia nhập WTO thì sẽ phải chỉnh sửa lại hệ thống luật pháp chính sách của mình cho phù hợp với WTO, năm 2005 vừa qua Quốc hội đã nhóm họp rất nhiều và đã cho ra đời rất nhiều những bộ luật mới – Đó chính là những nỗ lực của Việt Nam để có thể gia nhập WTO.


iii) Chính sách thương mại phải được điều chỉnh và thay đổi cho phù hợp với từng thời kỳ phát triển. Chính sách thương mại quốc gia rất khác nhau giữa thời kỳ hoà bình và thời kỳ chiến tranh. Khi một nền kinh tế tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì chính sách thương mại phải thay đổi để phục vụ những mục tiêu như xuất khẩu những sản phẩm có lợi thế so sánh và từ đó có được ngoại tệ sau đó sử dụng ngoại tệ để nhập khẩu máy móc thiết bị cần thiết cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Previous
Next Post »