Dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu


1. Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu


Trước đây, ngành may mặc toàn cầu đặc trưng bởi rất nhiều nước xuất khẩu do hệ thống quota MFA tạo ra, nhưng mức độ tập trung xuất khẩu đang tăng nhanh. Chuỗi cung ứng hàng may mặc được đánh dấu bằng sự chuyên môn hóa đáng kể theo nước. Các nước có thu nhập cao hơn thường thống lĩnh các lĩnh vực cần đầu tư vốn nhiều hơn, trong khi các nước có thu nhập thấp hơn tập trung vào lĩnh vực cần nhiều lao động. Lĩnh vực hoạt động cần nhiều lao động nhất là sản xuất may mặc, sau đó là dệt (sợi và vải). Những lĩnh vực cần vốn đầu tư lớn nhất như sản xuất xơ sợi nhân tạo và chế tạo thiết bị là thượng nguồn, nơi mà các hàng rào ngày càng cao hơn. Do các nước phát triển giàu hơn và lương tăng, lợi thế so sánh trong sản xuất bị mất dần đi, và phải chuyển trọng tâm sang các sản phẩm có giá trị cao hơn hoặc sang các sản phẩm chế tạo với sự tập trung lao động thấp hơn.


Việc phân công lao động giữa các nước tại những mức độ phát triển khác nhau hình thành nên sự nâng cấp công nghiệp trong chuỗi giá trị may mặc. Những lĩnh vực chính trong chuỗi may mặc-như may mặc, dệt, xơ sợi và thiết bị được sắp đặt dọc theo chiều ngang và nó phản ánh mức độ giá trị gia tăng tương đối từ thấp lên cao khi tăng vốn đầu tư. Ở Châu Á Các nước được nhóm theo trục dọc theo mức độ phát triển tương đối của mình, với Nhật bản đứng đầu, Trung quốc và Ấn độ ở mức giữa, và các nước xuất khẩu kém phát triển nhất như Bangladesh, Cambodia, và Việt nam đứng cuối.


Đầu tiên, các nước có xu hướng tiến bộ từ các lĩnh vực có giá trị gia tăng thấp lên cao trong chuỗi thời trang theo thời gian. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc xem xét toàn bộ các bước giá trị gia tăng trong quá trình sản xuất (nguyên liệu, cấu kiện, hàng thành phẩm, dịch vụ liên quan, và thiết bị ) hơn là chỉ xem xét sản phẩm cuối cùng. Thứ 2 là có sự phân công lao động khu vực trong chuỗi giá trị may mặc, nơi các nước có mức độ phát triển khác nhau tạo thành 1 hệ thống thang bậc nhiều lớp với vai trò xuất khẩu khác nhau (ví dụ Mỹ thường đưa ra thiết kế sản phẩm và đơn hàng lớn, Nhật bản cung cấp thiết bị may, các nền kinh tế mới nổi tại Đông Á (NIEs) cung cấp vải, và các nền kinh tế châu Á khác có mức lương thấp như Trung quốc, Indonesia, hoặc Việt nam may hàng may mặc). Sự nâng cấp công nghiệp xảy ra khi các nước thay đổi vai trò của mình trong hệ thống thang bậc xuất khẩu đó. Cuối cùng là, các  nền kinh tế tiên tiến như Nhật bản và các nước NIE Đông Á không muốn rời xa ngành này khi hàng thành phẩm của họ trong chuỗi đã trở nên chín muồi, theo mô hình “vòng đời sản phẩm”, nhưng họ lại đầu tư vốn dựa trên kiến thức sản xuất và hệ thống phân phối của mình, do vậy chuyển dịch sang những giai đoạn giá trị gia tăng cao hơn trong chuỗi may mặc.


Hiện nay, Trên thị trường dệt may toàn cầu, Trung Quốc là lực lượng chính- là nước xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất Thế giới. Tuy nhiên, Nhiều nước xuất khẩu hàng dệt may khác có chi phí lao động thấp hơn Trung Quốc như Bangladesh, Sri Lanka và Việt Nam đã bắt đầu mở rộng thị phần. Bên cạnh đó, nhiều thị trường nhập khẩu lớn trên thế giới như Mỹ, EU và Nhật Bản cũng muốn giảm sự phụ thuộc nhập khẩu hàng dệt may từ Trung Quốc và đã chuyển hướng hợp tác sang các nhà sản xuất châu Á khác. 


1.1.   Thiết kế mẫu mã


Đầu tư để làm chủ khâu thiết kể thời trang, có thể chủ động đưa ra các mẫu mốt, phù hợp với xu hướng thời trang thế giới. Khi được thị trường chấp nhận thì giá trị của khâu này trong chuỗi giá trị toàn cầu chiếm 5%.


Đây là khâu rất quan trọng đòi hỏi trình độ cao và tiền công cao hơn- khâu có tỷ suất lợi nhuận cao nhất, nhưng lại là khâu yếu nhất của ngành may mặc Việt Nam. Chỉ khoảng 30% giá trị xuất khẩu của ngành dưới dạng FOB (tức là có tham gia vào khâu ý tưởng của thiết kế) còn lại xuất khẩu dưới dạng hình thức gia công. Thiết kế kiểu dáng chủ yếu được làm ở các trung tâm thời trang thế giới tại Paris, London, New York… ở khu vực Mỹ, Châu Âu. Vải được sản xuất ở Trung Quốc, các phụ liệu đầu vào khác được sản xuất tại Ấn Độ.


1.2. Sản xuất nguyên, phụ liệu


Phát triển sản xuất nguyên phụ liệu , kể cả đầu tư để phát triển thượng nguồn ( bông, xơ), vải và các loại phụ liệu khác. Làm chủ được khâu này giá trị trong chuỗi giá trị toàn cầu chiếm 18%.


Những năm gần đây, công nghiệp lọc hoá dầu phát triển đã mở ra cho chúng ta một triển vọng mới trong việc tự túc các loại bông xơ nhân tạo. Tuy nhiên, việc phát triển bông tự nhiên, mặc dầu chúng ta đã có rất nhiều cố gắng trong nhiều năm (khoảng hơn 10 năm), nhưng kết quả còn rất khiêm tốn. Hiện nay, nhu cầu về nguyên liệu nhập khẩu để đảm bảo sản xuất cần đến 95% xơ bông, 70% sợi tổng hợp, 40% sợi xơ ngắn, 40% vải dệt kim và 60% vải dệt thoi. Qua đó, có thể thấy rằng cả một ngành công nghiệp dệt may gần như hoàn toàn phụ thuộc vào nước ngoài


1.3. Sản xuất gia công


Khâu gia công sản phẩm, toàn bộ khâu này( cắt, may, hoàn thiện, đóng gói, vận chuyển…) chiếm giá trị là 5 -7 % trong chuỗi giá trị toàn cầu ( bao gồm cả các thủ tục xuất nhập khẩu).


Sản phẩm cuối cùng được thực hiện ở những nước có chi phí nhân công thấp như Việt Nam, Trung Quốc. Đây là khâu có tỷ suất lợi nhuận thấp nhất chỉ chiếm 5-7%. Hiện nay, ngành dệt may Việt Nam chủ yếu là gia công cho khách hàng theo hình thức CMT hoặc CMP có hàm lượng giá trị gia tăng rất thấp. Có tới 90% doanh nghiệp dệt may của Việt Nam tham gia vào khâu này,


1.4.       Marketing, phân phối và dịch vụ sau bán hàng


Cuối cùng vươn lên, xâm nhập vào mạng lưới phân phối toàn cầu để bán sản phẩm cho các nhà buôn( không phải qua các trung gian môi giới) thậm chí có thể bán đến tận tay người tiêu dùng… Giá trị của khâu này lên tới 70% trong chuỗi giá trị toàn cầu.


Trong khâu thương mại hoá, ngành Dệt May Việt Nam mới chỉ thực sự mạnh về khâu thương mại hoá trong nước, thương mại hoá ở các thị trường xuất khẩu còn yếu. Mặc dù đã bước đầu có xuất khẩu dạng FOB, song tỷ lệ rất thấp, trong các doanh nghiệp may, chủ yếu vẫn là xuất khẩu dạng CIF.


Tại thị trường trong nước, nhiều doanh nghiệp may đã có những quyết sách marketing thành công; Tổng công ty May Việt Tiến với chiến lược Marketing chiếm lĩnh thị trường phía Bắc, Công ty Cổ phần May 10 cũng có danh tiếng tại thị trường phía Bắc… Tuy nhiên, còn rất nhiều doanh nghiệp đang yếu năng lực marketing – công cụ nền tảng của việc tạo dựng hệ thống phân phối hiệu quả. Khâu phân phối chưa có sự tham gia của các hãng phân phối lớn và chuyên nghiệp, chủ yếu các doanh nghiệp tự thực hiện phân phối thông qua hệ thống các cửa hàng giới thiệu sản phẩm và các đại lý nhỏ lẻ của tư nhân.


Trong chuỗi giá trị, Các nhà phân phối thường chính là các nhà thiết kế, vì hơn ai hết, chính là người tường tận nhất nhu cầu và điều kiện để thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Vì thế, sau khi Việt Nam gia công hoàn thiện, sản phẩm được đưa trở lại thị trường do các công ty thương mại danh tiếng đảm nhận bán ra.Các chuyên gia trong ngành dệt may ước tính, tới 70% lợi nhuận (tính trên 1 sản phẩm may mặc từ khâu đầu đến khâu cuối cùng của chuỗi giá trị). Và để tăng giá trị gia tăng cho toàn Ngành, việc chú trọng vào khâu thương mại hoá nhằm gia tăng giá trị cảm nhận của sản phẩm, tăng khối lượng tiêu thụ, kích thích tiêu dùng thực sự cần chuyên môn hoá và chuyên nghiệp hoá.


2.      Việt Nam chủ yếu tham gia vào khâu sản xuất( gia công) nên tạo ra giá trị gia tăng rất ít


Trở thành thành viên của WTO, cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu tăng lên. Tuy nhiên, để có thể phát huy được ưu thế này, ngành Dệt may Việt Nam còn nhiều vấn đề cần phải tập trung giải quyết. Thực tiễn cho thấy, để có thể xuất được số hàng dệt may trị giá 7,75 tỉ USD, Việt Nam phải chi tới 5,2-5,3 tỷ USD để nhập nguyên phụ liệu sản xuất. Như vậy, giá trị mà ngành Dệt may tạo ra để thực hưởng vẫn quá khiêm tốn, chỉ khoảng 25-30% kim ngạch xuất khẩu. Đây cũng chính là tồn tại mà ngành này vẫn chưa xóa được đặc thù của mình là gia công. Phần nhiều các sản phẩm may mặc của Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường như EU, Hoa Kỳ được tiến hành qua một trung gian thứ ba là các đối tác như Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan… Với vai trò là những nhà thầu phụ (sub- suppliers), các doanh nghiệp xuất khẩu may mặc của Việt Nam cung cấp hàng hóa theo các hợp đồng ký kết với những đối tác này và giao hàng thẳng cho các nhà bán lẻ của Hoa Kỳ  và EU hoặc cũng có thể giao trực tiếp cho những đối tác này. Vì vậy, hình thức xuất khẩu này làm cho việc xuất khẩu hàng may mặc của các doanh nghiệp may Việt Nam trở nên thụ động, phụ thuộc vào nước thứ ba, dẫn đến giá trị xuất khẩu của Việt Nam bị hạn chế.


Hiện nay, hoạt động trong khu vực hạ nguồn của dệt may Việt Nam chủ yếu là gia công cho khách hàng theo hình thức CMT hoặc CMP có hàm lượng giá trị gia tăng rất thấp. Có tới 90% doanh nghiệp dệt may của Việt Nam tham gia vào khâu này, các doanh nghiệp gia công cho các thương hiệu nổi tiếng và hầu như không có đối tác phân phối trực tiếp trên thị trường quốc tế. Phần đóng góp của phía Việt Nam vào việc hoàn thiện một chiếc áo khoác chỉ vào khoảng 11%, đối với áo sơ mi là 25%, quần dài là 15% và các sản phẩm khác luôn dưới mức 25%. Trong năm 2006, ngành dệt may VN xuất khẩu hàng hóa trị giá 5,83 tỷ USD, tương đương mức tăng trưởng 20,5% so với năm trước và chiếm 15% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tuy nhiên toàn bộ thị trường trong nước chỉ đạt doanh số khoảng 1,8 tỷ USD.  Như vậy, các doanh nghiệp VN không có vai trò lớn trong quá trình hình thành và phân phối các sản phẩm dệt may trên thị trường thế giới. Sự xuất khẩu dệt may bằng con đường gia công làm các doanh nghiệp VN không được tiếp xúc trực tiếp với khách hàng cho nên không có khả năng dự đoán nắm bắt nhu cầu để chuẩn bị kế hoạch sản xuất, dẫn đến bị động khi có sự thay đổi nhu cầu, làm các doanh nghiệp dệt may bị phụ thuộc chặt chẽ vào đối tác đặt hàng gia công. Khi lợi thế về chi phí gia công không còn thì các doanh nghiệp VN khó có thể tự xuất khẩu vào thị trường này. Vì khi chúng ta gia công cho nước ngoài hàng hoá đó không được gán nhãn mác của các doanh nghiệp dệt may VN mà chúng mang nhãn mác của các nhà phân phối. Do hình thức gia công xuất khẩu các doanh nghiệp chỉ thực hiện duy nhất công đoạn sản xuất còn lại các công đọan khác là hoàn toàn do đối tác đặt gia công chịu trách nhiệm. Cho nên hình thức gia công này là tương đối an toàn, và phù hợp với các DN dệt may có quy mô nhỏ và lượng vốn có hạn hẹp vì nó tránh được những rủi ro trong quá trình nghiên cứu thiết kế sản phẩm, cũng như quá trình phân phối sản phẩm. Tuy nhiên cùng với việc tránh được các rủi ro thì giá trị xuất khẩu mang lại cũng thấp.


Đứng trên giác độ của các chuyên gia kinh tế cho thấy, mặc dù giá trị gia tăng không cao nhưng giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có sức cạnh tranh hơn bởi các “cường quốc may mặc”, họ cạnh tranh nhau khốc liệt ở giai đoạn thiết kế và phát triển phụ trợ mà tạo ra nhiều thị trường ngách cho các nước trong đó có Việt Nam. Với việc hội nhập sâu rộng của nước ta đã tạo cho ngành Dệt may Việt Nam hoàn toàn có đủ  năng lực để phát triển và khai thác triệt để các lợi thế trong khâu này. Trong ngắn hạn, quan điểm này cố gắng phản ánh đúng thực tiễn nhưng nó sẽ không phù hợp, thậm chí sẽ có định hướng sai lệch cho phát triển ngành Dệt may VN trong tầm nhìn dài hơn. Khác với các ngành công nghiệp khác, công nghệ không phải là đòi hỏi có tính sống còn đối với các doanh nghiệp dệt may. Theo đó, các doanh nghiệp không quá khó khăn trong quá trình tiếp cận các yếu tố đầu vào, điển hình là nguồn nhân lực; và với bề dày kinh nghiệm, ngành Dệt may VN cần phải phát triển các khâu chủ chốt mang lại giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị may mặc toàn cầu.

Previous
Next Post »