Định luật xu hướng cân bằng về thu nhập của các yếu tố sản xuất


Khi các nước tự do hóa thương mại, không có nước nào chuyên môn hóa hoàn toàn thì thu nhập của các yếu tố sản xuất giữa các nước có xu hướng cân bằng nhau.



Giả thiết có hai nước là Mỹ và Việt Nam, ta thấy Mỹ có yếu tố sản xuất dư thừa là vốn, còn Việt Nam yếu tố sản xuất dư thừa là lao động. Sản xuất ô tô là ngành cần nhiều vốn còn sản xuất hàng dệt may là ngành cần nhiều lao động. Ở Mỹ là nước dư thừa về vốn do đó sản xuất ô tô (ngành sản xuất ra sản phẩm có chứa hàm lượng vốn cao) tăng lên, khi sản xuất ô tô tăng nhu cầu về vốn tăng mà Mỹ là nước đang có tình trạng dư thừa về vốn tương đối (dư thừa ở đây được hiểu tương đối khi so với Việt Nam tỷ lệ vốn trên lao động – chứ không nói quy mô tuyệt đối của số vốn đó), khi dư thừa về vốn tăng thì lãi suất tăng sẽ vay nhiều hơn để đầu tư để sản xuất (chẳng hạn là ô tô). Với Việt Nam thì việc sản xuất ô tô là ngành cần nhiều vốn mà vốn là yếu tố khan hiếm ở Việt Nam do đó việc sản xuất ô tô giảm, sản xuất ô tô giảm thì cầu về vốn giảm do đó tình trạng thiếu vốn sẽ được giải quyết do vậy lãi suất giảm, như vậy có sự cân bằng về lãi suất – xu hướng cân bằng thu nhập các yếu tố sản xuất là như vậy. Lãi suất chính là thu nhập của các yếu tố sản xuất là vốn.

Tương tự như vậy với sản xuất quần áo, ngành sản xuất quần áo là ngành cần nhiều lao động. Mà lao động là yếu tố khan hiếm ở Mỹ do vậy việc sản xuất quần áo sẽ giảm, khi sản xuất quần áo giảm thì cầu về lao động giảm, cầu về lao động giảm thì dẫn tới tiền lương giảm – không cần nhiều nhân công như trước kia nữa, tình trạng khan hiếm lao động tương đối ở Mỹ có thể được giải quyết một phần. Ngược lại ở Việt Nam, là nước dư thừa về lao động (tương đối: tỷ lệ lao động trên vốn) mặc dù về mặt lao động quy mô dân số nhỏ hơn Mỹ, ngành sản xuất quần áo ở Việt Nam sẽ tăng do vậy cầu về lao động tăng, mà cầu về lao động tăng thì tiền lương sẽ tăng (khi doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động tăng thì giá cả lao động được biểu hiện bằng tiền lương tăng) và dẫn tới việc cân bằng lương.

Kết luận: Thương mại quốc tế làm tăng thu nhập thực tế của các yếu tố dư thừa và làm giảm thu nhập thực tế của các yếu tố khan hiếm. ví dụ: đối với Việt Nam – tăng lương – lương yếu tố dư thừa ở Việt Nam; Lãi suất yếu tố dư thừa ở Mỹ.

Chính vì thế những người lao động ở các nước đang phát triển rất thích các quốc gia của họ tham gia vào thương mại quốc tế, như vậy thì giá cả của tiền lương sẽ tăng, trong khi đó lao động ở các nước phát triển lo ngại bị mất việc làm.

Previous
Next Post »