Khái niệm về cầu thị trường là gì?


Cầu


Khái niệm: Cầu về một loại hàng hoá biểu thị những khối lượng hàng hoá mà người tiêu dùng mong muốn và sẵn sàng mua tương ứng với các mức giá xác định.


Trong định nghĩa này, có mấy điểm cần lưu ý: Thứ nhất, nói đến cầu về một loại hàng hoá cụ thể, trước hết ta quan tâm đến khối lượng hàng hoá mà người tiêu dùng muốn mua và có khả năng mua trong giới hạn một khoảng thời gian nào đó. Khối lượng này lại tuỳ thuộc vào từng mức giá của hàng hoá ở thời điểm mà người tiêu dùng ra quyết định. Khi giá hàng hoá thay đổi, lượng hàng mà người tiêu dùng muốn mua cũng sẽ thay đổi. Vì thế, cầu về một loại hàng hoá, thực chất, biểu thị mối quan hệ giữa hai biến số: một bên là lượng hàng hoá mà người tiêu dùng muốn và có khả năng mua, một bên là các mức giá tương ứng. Lượng hàng hoá mà người tiêu dùng sẵn lòng mua được gọi là lượng cầu hay mức cầu về hàng hoá. Lượng cầu luôn gắn với một mức giá cụ thể. Thứ hai, khi thể hiện quan hệ giữa lượng cầu và giá cả hàng hoá, chúng ta giảđịnh rằng các yếu tố khác có liên quan đến nhu cầu của người tiêu dùng như thu nhập, sở thích v.v… là xác định. Nói cách khác, một quan hệ cầu cụ thể về một loại hàng hoá được xem xét trong điều kiện các yếu tố khác được coi là đã biết và được giữ nguyên, không thay đổi. Ởđây, điều người ta quan tâm là lượng cầu thay đổi như thế nào khi các mức giá của hàng hoá thay đổi. Thứ ba, khái niệm mức giá được đề cập ởđây là mức giá hiện hành của chính hàng hoá mà chúng ta đang xem xét. Mức giá của chính hàng hoá này nhưng được hình thành ở thời điểm khác (chẳng hạn mức giá dự kiến trong tương lai) hay mức giá của các hàng hoá khác được coi là các yếu tố khác. Thứ tư, ta có thểđề cập tới cầu cá nhân của một người tiêu dùng, song cũng có thể nói đến cầu của cả thị trường như là cầu tổng hợp của các cá nhân.


Cách biểu thị cầu: Có thể biểu thị cầu về một loại hàng hoá theo nhiều cách khác nhau: thông qua một biểu cầu, một phương trình đại số hay một đồ thị.


Biểu cầu thể hiện quan hệ cầu về một loại hàng hoá trong một khoảng thời gian nào đó thông qua hai dãy số liệu tương ứng với nhau. Biểu cầu bao gồm hai cột (hay hai hàng) số liệu: một cột (hay hàng) thể hiện các mức giá của hàng hoá ta đang phân tích, cột (hay hàng) còn lại thể hiện những lượng cầu khác nhau, tương ứng. Ví dụ, bảng 2.1 là một biểu cầu thể hiện nhu cầu của những người tiêu dùng về thịt bò trong một khoảng thời gian giả định nào đó.



Biểu cầu chỉ cho ta một hình dung nhất định về cầu của người tiêu dùng theo những mức giá “rời rạc” khác nhau. Mặc dù trên thực tế, các mức giá trên thị trường xuất hiện như những giá trị “rời rạc”, nhưng sẽ là cồng kềnh, và không khái quát khi chúng ta muốn biểu thị phản ứng mua hàng của người tiêu dùng tại quá nhiều mức giá trên một biểu cầu. Vì thế, để có thể diễn đạt quan hệ cầu một cách khái quát hơn, người ta có thể biểu thị cầu dưới dạng các phương trình đại số hay các đồ thị.


Thể hiện cầu về một loại hàng hoá dưới dạng một phương trình đại số chính là cách biểu thị tương quan giữa lượng cầu và mức giá như một quan hệ hàm số, trong đó lượng cầu (QD) được coi là hàm số của mức giá (P):   QD = QD(P). Trong kinh tế học, hàm số cầu đơn giản nhất thường được sử dụng là một hàm số dạng tuyến tính: QD = a.P + b, với a, b là những tham số xác định. Qua hàm số cầu, quan hệ về mặt số lượng giữa lượng hàng hoá mà người tiêu dùng sẵn lòng mua và mức giá của chính hàng hoá được thể hiện một cách đơn giản, khái quát: ứng với một mức giá nhất định, ta biết được lượng cầu về hàng hoá của người tiêu dùng là bao nhiêu.


Đồ thị là cách biểu thị trực quan mối quan hệ hàm số giữa hai biến số. Trên đồ thị, người ta thể hiện cầu dưới hình ảnh một đường cầu nhất định. Theo truyền thống trong kinh tế học, mặc dù QD hay lượng cầu là biến sốđược giải thích song nó thường được biểu thị trên trục hoành. Tuy P hay mức giá là biến số giải thích, song nó lại thường được đo trên trục tung. Một đường cầu mô tả các kết hợp khác nhau giữa mức giá và lượng cầu tương ứng. Một điểm cụ thể trên đường cầu cho chúng ta thông tin về một lượng hàng hoá cụ thể mà người tiêu dùng sẵn sàng mua tại một mức giá cụ thể. Đường cầu có thểđược thể hiện dưới dạng một đường cong, phi tuyến, với độ dốc không phải là hằng số. Song với mục đích đơn giản hoá, nó thường được thể hiện như một đường thẳng (đường có độ dốc là hằng số), tương ứng với việc biểu thị hàm số cầu như một hàm tuyến tính.



Các đặc tính của một đường cầu điển hình (quy luật cầu)


Khi mức giá của hàng hoá thay đổi, lượng cầu về hàng hoá của người tiêu dùng sẽ thay đổi. Tuy nhiên, những sự thay đổi này sẽ tuân thủ theo một quy tắc nhất định được thể hiện trong quy luật cầu.


Quy luật cầu: Nếu các điều kiện khác được giữ nguyên, không thay đổi, lượng cầu về một loại hàng hoá điển hình sẽ tăng lên khi mức giá của chính hàng hoá này hạ xuống và ngược lại.


Ví dụ, như số liệu ở bảng 2.1 cho thấy, khi giá thịt bò là 100 nghìn đồng 1 kg, lượng thịt bò mà  những người tiêu dùng muốn mua trong khoảng thời gian chúng ta xem xét là 30.000 kg hay 30 tấn. Khi thịt bò trở nên rẻđi, giá của nó hạ xuống còn 90 nghìn đồng 1 kg, lượng cầu về thịt bò sẽ tăng lên thành 35 tấn. Nếu giá thịt bò tiếp tục hạ, ví dụ như còn là 80, 70 nghìn đồng một kg, thì mức cầu về thịt bò cũng sẽ gia tăng tương ứng thành 40, 45 tấn.


Có thể lý giải như thế nào về quy luật cầu này? Tại sao khi giá thịt bò hạ xuống thì lượng cầu về thịt bò lại tăng lên? Trong chương tiếp theo, chúng ta sẽ trình bày một mô hình chi tiết nhằm giải thích sự phản ứng của người tiêu dùng trước sự thay đổi của giá cả hàng hoá. Tuy nhiên, ởđây, chúng ta vẫn có thểđưa ra một sự giải thích đơn giản về quy luật này. Khi giá thịt bò hạ xuống, sẽ có hai hiệu ứng tác động đến người tiêu dùng. Thứ nhất, vì các điều kiện khác là giữ nguyên, tức giá cả các hàng hoá khác trong đó có các hàng hoá như thịt gà, thịt lợn, cá v.v … được coi là không đổi, nên sự kiện giá thịt bò hạ xuống đồng nghĩa với việc thịt bò trở nên rẻđi một cách tương đối so với các loại thực phẩm khác. Người tiêu dùng sẽ có xu hướng thay thế một phần các thực phẩm khác, giờđây đã trở nên đắt hơn một cách tương đối, bằng thịt bò. Điều này làm cho nhu cầu về thịt bò tăng lên. Hiệu ứng này gọi là hiệu ứng thay thế. Thứ hai, khi thu nhập danh nghĩa của người tiêu dùng không đổi, việc thịt bò rẻđi làm cho thu nhập thực tế của người tiêu dùng tăng lên. Trở nên khá giả hơn, người tiêu dùng cũng sẽ có xu hướng tiêu dùng nhiều thịt bò hơn. Hiệu ứng này gọi là hiệu ứng thu nhập. Trường hợp giá hàng hoá tăng lên cũng có thể giải thích tương tự.


Như vây, trừ những trường hợp ngoại lệ, sự thay đổi của giá cả hàng hoá làm cho lượng cầu về hàng hoá thay đổi theo hướng ngược lại. Sự vận động ngược chiều nhau của hai biến số này khiến hàm số cầu được coi là một hàm nghịch biến. Vì thế, nếu biểu diễn dưới dạng một hàm số tuyến tính, QD = aP + b, thì tham số a phải là một số âm. Về mặt đồ thị, quy luật cầu cho thấy đường cầu điển hình là một đường dốc xuống. Đây là đặc tính chung của đại đa số đường cầu.



Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:
  • cầu thị trường là gì
  • cầu là gì
  • ,
    Previous
    Next Post »