Lợi nhuận kinh tế và lợi nhuận kế toán


Lợi nhuận: là chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí ứng với mỗi mức sản lượng. Nếu kư hiệu đ(q) là lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được khi sản xuất một sản lượng hàng hóa q, ta có:


đ(q) = TR(q) – TC(q)


Dễ nhận thấy rằng lợi nhuận cũng là một hàm số của sản lượng: nó thay đổi cùng với sự thay đổi của mức sản lượng.


Trong công thức trên, nếu tổng chi phí là tổng chi phí kế toán, lợi nhuận sẽ được gọi là lợi nhuận kế toán. Còn nếu tổng chi phí là tổng chi phí kinh tế, lợi nhuận tương ứng là lợi nhuận kinh tế. Tương ứng với cùng một mức sản lượng q của doanh nghiệp, lợi nhuận kinh tế thường nhỏ hơn lợi nhuận kế toán.


Nếu chỉ dựa vào thông tin về lợi nhuận kế toán, người ta khó nói được một cách chắc chắn rằng doanh nghiệp đang kinh doanh thực sự có hiệu quả hay không. Ví dụ, nếu một doanh nghiệp có mức lợi nhuận kế toán của một năm nào đó là 100 triệu đồng, nó có thể đang kinh doanh hiệu quả khi lượng vốn mà nó phải đầu tư không nhiều (chẳng hạn, 200 triệu đồng). Ngược lại, nếu để có được khoản lợi nhuận trên, doanh nghiệp phải bỏ ra một lượng vốn đầu tư tương đối lớn (chẳng hạn, 10 tỷ đồng), thì tuy có lợi nhuận, doanh nghiệp vẫn có thể đang ở t́nh trạng hoạt động không hiệu quả.


Trái lại, mức lợi nhuận kinh tế có thể cho chúng ta những kết luận rơ ràng về tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh tương ứng mà chúng ta đang xem xét. Cụ thể, khi lợi nhuận kinh tế do một hoạt động nào đó của doanh nghiệp mang lại là không âm, ta có khẳng định được rằng, hoạt động đó là hiệu quả. Một khi mà tổng doanh thu của hoạt động này bù đắp được tất cả các khoản chi phí có liên quan, kể cả những chi phi cơ hội “ẩn” (vốn thể hiện lợi ích của các phương án thay thế tốt nhất bị bỏ qua), thì rơ ràng đó là một phương án sử dụng nguồn lực tốt nhất hay hiệu quả nhất. Chỉ khi lợi nhuận kinh tế nhỏ hơn 0, doanh nghiệp mới có khả năng rơi vào trạng thái chưa hiệu quả: khi mà doanh thu chưa bù đắp được toàn bộ các chi phí kinh tế, chắc chắn có phương án thay thế cho phép doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả hơn.


Khi phân tích về hành vi của các doanh nghiệp, cũng như khi nói về chi phí, ta hàm ư đó là chi phí kinh tế, khái niệm lợi nhuận thường được sử dụng với tư cách là lợi nhuận kinh tế.


Trong thực tế tất cả số liệu về lợi nhuận do các hãng công bố đều là lợi nhuận kế toán. Đó là số tiền chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng giá thành. Từ số liệu về lợi nhuận kế toán, nhà quản lý doanh nghiệp có thể đánh giá được công việc đang làm tốt đến đâu nhưng không thể so sánh được hoạt động hiện tại của doanh nghiệp với sự lựa chọn tốt nhất khác có thể.


Do các nhà kinh tế quan tâm đến các quyết định phải ra và các lựa chọn hợp lý phải làm nên theo quan niệm của họ, lợi nhuận chỉ là phần chênh lệch giữa số thu được từ đầu tư vốn và lao động vào công cuộc kinh doanh đang tiến hành với số thu được nếu chúng được đầu tư vào một công cuộc kinh doanh khác. Vì thế từ lợi nhuận kinh tế họ có thể đi đến quyết định tiếp tục công cuộc kinh doanh đang tiến hành hay chuyển hướng đầu tư sang nơi khác.



Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:
  • lợi nhuận kinh tế
  • lợi nhuận kinh tế là gì
  • ,
    Previous
    Next Post »