Lý thuyết về nền kinh tế thị trường xã hội ở CHLB Đức


1. Nền kinh tế thị trường xã hội


Nền kinh tế thị trường xã hội là một nền kinh tế thị trường kết hợp tự do cá nhân, năng lực hoạt động kinh tế với công bằng xã hội.


Nền kinh tế thị trường xã hội không phải là nền kinh tế thị trường tư bản truyền thống (cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20), không phải là nền kinh tế kế hoạch hoá ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, cũng không phải là nền kinh tế thị trường hiện đại của trào lưu tự do mới vì trào lưu này quá coi nhẹ vai trò của nhà nước và các vấn đề xã hội.


Đây là nền kinh tế thị trường kích thích mạnh mẽ sáng kiến các nhân và lợi ích toàn xã hội, đồng thời phòng tránh được các khuyết tật lớn của thị trường, chống lạm phát, giảm thất nghiệp, quan tâm thực hiện công bằng xã hội. Các quyết đinh kinh tế và chính trị của nhà nước được hoạch định trên cơ sở chú ý đến những nhu cầu và nguyện vọng cá nhân.


Mô hình này theo đuổi các mục tiêu:


+ Bảo đảm và nâng cao tự do về vật chất cho mọi công dân bằng cách bảo đảm cơ hội kinh doanh cá thể bằng một hệ thống an toàn xã hội.


+ Thực hiện công bằng xã hội theo nghĩa là công bằng trong khởi nghiệp và phân phối. + Bảo đảm ổn định bên trong của xã hội (khắc phục khủng hoảng kinh tế, mất cân đối).



Tư tưởng trung tâm của mô hình là:


+ Tự do thị trường, tự do kinh doanh, không có sự khống chế của độc quyền, bảo vệ quyền sở hữu tư nhân, bảo vệ hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa, tính độc lập kinh tế và chịu trách nhiệm của chủ doanh nghiệp, thừa nhận vai trò nhất định của Nhà nước (để đảm bảo phối hợp sự tự do kinh tế với các quy tắc và chuẩn mực xã hội).


+ Được tổ chức theo kiểu “sân bóng đá” (Ropke và Erhard nêu ra)


Trong đó:


– Xã hội là một sân bóng đá


– Các giai cấp và tầng lớp xã hội là các cầu thủ


– Nhà nước là trọng tài, đóng vai trò bảo đảm cho trận đấu diễn ra theo luật, tránh khỏi những tai họa.


2. Các tiêu chuẩn của nền kinh tế thị trường xã hội


Thứ nhất, tuyệt đối đảm bảo quyền tự do cá nhân.


Thứ hai, bảo đảm công bằng xã hội thông qua các chính sách xã hội của nhà nước.


Thứ ba, chính sách kinh doanh theo chu kỳ. Nhà nước phải có chính sách khắc phục hậu quả của khủng hoảng chu kỳ, điều chỉnh mất cân đối.


Thứ tư, chính sách tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội


Thứ năm, chính sách cơ cấu. Được coi là tiêu chuẩn đặc trưng, hạt nhân trong chính sách tăng trưởng. (Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo yêu cầu cách mạng khoa học công nghệ, đào tạo con người,..).


Thứ sáu, bảo đảm tính phù hợp với cạnh tranh trên thị trường, ngăn ngừa sự phá vỡ hay hạn chế cạnh tranh quá mức trên thị trường…


Ngày nay, lý thuyết này được phát triển thành lý thuyết “Xã hội có tổ chức”, “Xã hội phúc lợi chung”.


3. Các chức năng của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường – xã hội


Cạnh tranh là yếu tố trung tâm không thể thiếu, để có hiệu quả phải có sự bảo hộ của Nhà nước trên cơ sở tôn trọng quyền tự do của các xí nghiệp.


Chức năng cơ bản của cạnh tranh là:


+ Sử dụng các nguồn tài nguyên một cách tối ưu


+ Khuyến khích tiến bộ kĩ thuật


+ Phân phối thu nhập


+ Thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng


+ Đảm bảo tính linh hoạt của sự điều chỉnh


+ Thực hiện kiểm soát sức mạnh kinh tế và chính trị


+ Đảm bảo quyền tự do lựa chọn và hành động cá nhân.


Các nhân tố đe dọa cạnh tranh là:


+ Từ chính phủ: có thể hạn chế, bóp méo cạnh tranh, với tư cách người quản lí xã hội sẽ làm suy yếu cạnh tranh.


+ Từ phía tư nhân: về cơ bản đó là sự hình thành tổ chức độc quyền


Do đó, các nhà kinh tế học Đức cho rằng cần phải có biện pháp bảo vệ cạnh tranh.


4. Yếu tố xã hội trong kinh tế thị trường – xã hội


Yếu tố xã hội được quan tâm đặc biệt với nội dung: nâng cao mức sống của các nhóm dân cư thu nhập thấp, bảo trợ xã hội đồng thời bảo vệ tất cả các thành viên trong xã hội.


Muốn giải quyết tốt các vấn đề xã hội cần phải tăng nhịp độ tăng trưởng kinh tế, phân phối thu nhập một cách công bằng, xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội.


5. Vai trò của Chính phủ


Cần đảm bảo các quy tắc sau:


Quy tắc 1: Cần có Chính phủ nhưng chỉ cần can thiệp khi cần thiết với mức độ hợp lí


(Nguyên tắc hỗ trợ).


Quy tắc 2: Tạo sự hài hòa giữa các chức năng của Chính phủ với thị trường, can thiệp phải thích hợp với hệ thống thị trường, bảo đảm tương hợp với các quy luật thị trường.


6. Thành tựu và hạn chế của nền kinh tế thị trường xã hội


Nền kinh tế thị trường có nhiều thành tựu song cũng có hạn chế. Cụ thể:


+ Thành tựu kinh tế xã hội:


– Đưa nước Đức từ một nước thua trận trong chiến tranh thế giới thứ hai trở thành một cường quốc kinh tế.


– Thực hiện được hai mục tiêu: tự do cá nhân và đoàn kết xã hội.


– Kết hợp được khả năng công nghiệp lớn mạnh dựa trên công nghệ hiện đại với sự phát triển thương mại thế giới mở rộng.


Nguyên nhân: Coi trọng năng suất cao, coi trọng nguồn nhân lực và việc đào tạo bồi dưỡng con người, coi trọng nghiên cứu – triển khai, quan tâm mạnh đến các vấn đề xã hội.


+ Hạn chế:


– Tăng trưởng kinh tế gần đây chậm lại


– Về xã hội: chủ nghĩa cá nhân cực đoan tăng lên, sự khủng hoảng về con người.


– Sự can thiệp của nhà nước cũng cần xem xét lại.

Previous
Next Post »