1. Giải pháp đổi mới công nghệ.
a) Công nghệ nuôi trồng.
– Tiếp tục đẩy mạnh việc nghiên cứu và học tập công nghệ sản xuất tiên tiến ở một số nước trong khu vực, từng bước áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật có giá trị kinh tế cao.
– Tăng cường hướng dẫn nông dân ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ trong các lĩnh vực: sản xuất giống, công nghệ sản xuất; tổ chức điều tra, lập các thiết kế mẫu, hướng dẫn nông dân kỹ thuật và xây dựng vùng chuyên canh đúng tiêu chuẩn, phù hợp với các điều kiện tự nhiên của từng khu vực.
b) Công nghệ chế biến.
– Đầu tư nâng cấp và xây dựng các nhà máy chế biến với công nghệ tiên tiến. Gia tăng tỷ trọng các nhà máy chế biến thực hiện quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, HACCP, EU, TCVN,….
– Đầu tư nâng cao công suất, cải tiến thiết bị công nghệ chế biến của những nhà máy hiện có. Kêu gọi đầu tư các nhà máy chế biến điều mới ở khu công nghiệp tập trung….
2. Giải pháp về thị trường.
a) Thực hiện chiến lược đa dạng hóa thị trường và đa dạng hóa sản phẩm, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại. Củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu song song với phát triển thị trường tiêu thụ nội địa.Tích cực thu thập thông tin về thị trường trong và ngoài nước.
b) Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hệ thống quản lý chất lượng, tổ chức tiếp thị trên các thị trường cả trong nước và nước ngoài, khai thác thị trường dễ tính của các nước trong khu vực để xuuat khẩu hiệ quả.
3. Giải pháp về lưu thông phân phối.
a) Đẩy mạnh thực hiện mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân, các đầu mối trong tiêu thụ sản phẩm thông qua mạng lưới với giá hợp lý và công nghệ nuôi đạt chuẩn.
b) Tiến hành xây dựng chợ nông thủy sản hoặc trung tâm giao dịch để tạo gắn kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp, nông dân và khách hàng tiêu dùng, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiêu thụ nguyên liệu phục vụ chế biến.
4. Giải pháp về quản lý chất lượng và xây dựng thương hiệu.
a) Đào tạo và huấn luyện cho tất cả nông dân và lao động trong nghề về kỹ năng sản xuất điều an toàn chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Đầu tư trang thiết bị để kiểm nghiệm thuốc trù sâu- bảo vệ thực vật, hóa chất dùng trong sản xuất và chế biến.
b) Tăng cường công tác kiểm tra, quản lý chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm
c) Hướng dẫn các doanh nghiệp chế biến nhanh chóng xây dựng và đăng ký thương hiệu cho sản phẩm hàng hóa nhằm nâng cao uy tín trên thị trường.
5. Giải pháp về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.
a) Quản lý chặt chẽ ngành điều về trồng điều, khai thác và xuất khẩu thủy sản phải theo đúng quy định của Nhà nước về xử lý chất thải trong quá trình khai thác,chế biến.
6. Giải pháp về vốn và huy động vốn.
a) Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vốn và công nghệ để phát triển sản xuất kinh doanh trên tất cả các lĩnh vực của ngành điều.
b) Cùng với việc cho các doanh nghiệp vay theo quy định, khuyến khích các ngân hàng thương mại bằng các hình thức phù hợp tham gia trực tiếp đầu tư xây dựng có sở hạ tầng phát triển theo quy hoạch.
c) Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất trong ngành nông sản theo hướng phát triển nền kinh tế nhiều thành phần.
7. Giải pháp về cơ chế chính sách.
a) Thực hiện đầy đủ các chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư của Chính phủ.
b) Đổi mới công tác thông tin trong thống kê ngành nông sản sản, đặc biệt quan tâm đến thông tin dự báo thương mại, nguồn lợi, cảnh báo môi trường, nâng cao trình độ tin học trong quản lý nông sản-điều.
c) Tăng cường vai trò quản lý và điều tiết của nhà nước trong phát triển nông sản(cây điều), giải quyết đầu vào, đầu ra, đầu tư phát triển năng lực sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ.
8. Giải pháp về dịch vụ hỗ trợ sản xuất:
a) Giải pháp về giống.
– Tăng cường công tác quản lý chất lượng giống bằng các biện pháp cấp giấy chứng nhận hành nghề cho các đối tượng đã qua huấn luyện, bắt buộc đăng ký nhãn hiệu, nơi sản xuất và chịu trách nhiệm về chất lượng giống do mình sản xuất.
– Khuyến khích các cơ sở giống tư nhân củng cố và mở rộng quy mô, có chính sách hỗ trợ, đẩy mạnh việc thực hiện xã hội hóa công tác sản xuất giống đảm bảo tốt về số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu sản xuất.
b) Giải pháp thuốc phòng trị bệnh.
– Tăng cường hướng dẫn nông dân cách phòng trị bệnh có hiệu quả, thường xuyên mở các lớp tập huấn phòng trị bệnh.
– Thường xuyên kiểm tra các đại lý thuốc trừ sâu nhằm ngăn chặn việc sử dụng các loại thuốc trong danh mục cấm phòng trị bệnh.
9. Giải pháp về tổ chức lại sản xuất.
a) Quy hoạch phát triển các vùng nguyên liệu, tổ chức sản xuất theo hướng tập trung tạo điều kiện thuận lợi trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
b) Củng cố các HTX nông sản đã có, từng bước phát triển thêm các HTX nông sản mới, chú ý tại các khu vực nuôi tập trung theo quy hoạch.
c) Xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và nông dân thông qua hợp đồng kinh tế về tiêu thụ sản phẩm.
10. Giải pháp về huấn luyện, đào tạo.
a) Tập trung đào tạo nguồn nhân lực cho tất cả các lĩnh vực ngành thủy sản, xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao. Tăng cường các hình thức đào tạo ngắn hạn phù hợp với trình độ, tập quán của lao động, phấn đấu mọi lao động đều được huấn luyện, đào tạo về tay nghề, có khả năng đáp ứng yêu cầu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp – nông thôn.
b) Tiếp tục đào tạo và đào tạo lại để bổ sung, củng cố đội ngũ cán bộ quản lý, đảm bảo có đủ năng lực quản lý ngành từ tỉnh đến cơ sở trong quá trình phát triển ngành.
11. Giải pháp về khuyến nông,
a) Tiếp tục xây dựng các mô hình khuyến nông, nhân rộng các mô hình tốt trong sản xuất; thực hiện tốt các chính sách khuyến khích các nhà khoa học trong và ngoài ngành chuyển giao kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất, góp phần thúc đẩy sản xuất có năng suất, chất lượng và hiệu quả.
b) Huấn luyện nông dân kỹ thuật sản xuất nông sản sạch, giúp định hướng sản xuất theo kế hoạch, ứng dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ.
12. Giải pháp phát triển nông thôn.
– Nâng cao mặt bằng dân trí của nông dân.
– Mở rộng hợp tác hóa sản xuất.
– Tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn.
EmoticonEmoticon