Một số giải pháp tăng tính thu hút cho môi trường đầu tư VN


1.       Hoàn thiện hệ thống pháp luật , cơ chế chính sách ưu đãi hơn nữa về đầu tư trực tiếp nước ngoài.  

–         Chính sách đất đai:

+ Có chế độ miễn giảm tiền cho thuê đất trong một vài năm đầu đối với các vùng kinh tế trọng điểm, có chính sách đặc biệt ưu đãi vào khu công nghiệp như: giảm giá kinh doanh hạ tầng; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các doanh nghiệp được thuận lợi, nhanh chóng…

+ Giải quyết dứt điểm vấn đề đền bù giải phóng mặt bằng đang gây ách tắc đến việc triển khai dự án.

–         Chính sách tiền tệ và thuế, các điều khoản ưu đãi:

+ Tiếp tục điều chỉnh mức thuế suất sao cho phù hợp với từng điều kiện cụ thể của đất đai, miễn giảm thuế doanh thu đối với doanh nghiệp thực sự lỗ vốn.

+ Tăng cường đàm phán để ký kết hiệp định tránh đánh thuế 2 lần đối với các nước đã có và sẽ có quan hệ hợp tác và đầu tư với Việt Nam theo nguyên tắc loại trừ điều khoản “trừ khoản thuế”.

+Cho phép các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài được tiếp cận thị trường vốn, được vay tín dụng phụ thuộc vào hiệu quả kinh tế khả năng trả nợ của dự án và có thể được đảm bảo bằng tài sản của công ty mẹ ở nước ngoài.

+ Phát triển mạnh thị trường vốn để các doanh nghiệp Việt Nam có thể góp vốn đầu tư bằng các nguồn huy động vốn dài hạn như trái phiếu cổ phiếu, tiến tới cổ phần hoá các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

+ Từng bước thực hiện mục tiêu tự do hoá chuyển đổi ngoại tệ đối với các giao dịch vãng lai.

–         Chính sách lao động và tiền lương:

+ Thực hiện chính sách thuê lao động gắn với đào tạo, khuyến khích các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nâng cao tay nghề, đào tạo cán bộ và công nhân.

+ Cho phép các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài được tính và thanh toán tiền lương cho người lao động Việt Nam bằng tiền Việt Nam.


2.       Định hướng thị trường: Bảo hộ thị trường trong nước để khuyến khích các nhà đầu tư vào Việt Nam.

–         Định hướng  các ngành nghề, lĩnh vựcưu tiên đặc biệt là những ngành nghề tạo ra tiềm lực công nghệ cho đất nước hoặc những ngành mà Việt Nam chưa tự mình phát triển được.

–         Sử dụng các công cụ bảo hộ thị trường trong nước như bảo hộ bằng thuế quan, hạn ngạch, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá…

–         Có chính sách khuyến khích người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm được sản xuất trong nước.


3.       Định hướng hiệu quả:

–         Tăng cường kí kết các Hiệp định khu vực cho phép tiếp cận các thị trường trong khu vực.

–         Đảm bảo thực hiện các cam kết thương mại đã và sẽ ký kết trong tương lai.


4.       Định hướng về nguồn lực:

–         Phát triển nguồn nhân lực một cách toàn diện, đào tạo công nhân kỹ thuật, lập quỹ phát triển tài năng, các doanh nghiệp đều có nghĩa vụ đào tạo và tái tạo công nhân.

–         Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng.


5.    Tăng cường các yếu tố tạo thuận lợi trong kinh doanh:

a. Chính sách xúc tiến đầu tư:

–         Bố trí kinh phí đủ mức để tập trung hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống trang web về đầu tư quốc tế và tài liệu xúc tiến đầu tư.

–         Cải tiến thủ tục cấp giấy phép, thủ tục triển khai dự án: Giảm bớt thủ tục hành chính tiến tới chế độ một cửa.

Cụ thể: bỏ thủ tục nghiên cứu, khảo sát, bỏ qua việc giải trình về chủng loại và giá trị máy móc nhập khẩu và nhiều loại giấy phép khác.

b. Các biện pháp khuyến khích đầu tư:

–         Miễn thuế lợi nhuận cổ phần đối với ngành công nghiệp mũi nhọn.

–         Tiếp tục tăng số năm ưu đãi miễn/ giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các ngành công nghiệp còn non trẻ.

–         Doanh nghiệp thua lỗ không phải chịu thuế về chi phí sản xuất trong một vài năm và chuyển số lỗ vào thời gian sau khi doanh nghiệp làm ăn có lãi, ưu đãi thuế về nhập khẩu thiết bị.

–         Đối với lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, miễn thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị.

–         Rút ngắn thời gian khấu hao tài sản cố định.


6.      Duy trì môi trường chính trị, xã hội ổn định cho hoạt động thu hút FDI.

–         Coi trọng giải quyết các vấn đề xã hội đang ngày càng bức xúc như tham nhũng, hối lộ, thất nghiệp, nghèo đói, tệ nạn xã hội và cả mâu thuẫn lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

–         Tăng cường việc giáo dục pháp luật cho công nhân lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.


7.      Kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng ở tất cả các khâu, các cấp.

Việt Nam nên cân nhắc học tập các biện pháp phòng chống tham nhũng của Hong Kong, nơi đã thực hiện thành công cuộc chiến chống tham nhũng từ cấp trung ương đến địa phương: “Cách tiếp cận của Hong Kong có ba hướng chính, bao gồm biện pháp trừng phạt, công tác giáo dục và phương án phòng ngừa”.[1]

–         Tiếp tục xoá bỏ các thủ tục hành chính phiền hà, nhất là ở những lĩnh vực, những khâu dễ xảy ra tham nhũng yêu sách.

–         Thành lập Ủy ban độc lập chống tham nhũng, với quyền hạn điều tra rộng khắp.

–         Công tác giáo dục chống tham nhũng cần được bắt đầu trường mẫu giáo.

ICAC[2] hư cấu ra các tình huống đạo đức khó xử mà nhân vật trung thực luôn là người chiến thắng. “Chúng tôi không dạy học sinh luật pháp mà định hướng giá trị sống cho các em”, bà Monica Yu, giám đốc Trung tâm phát triển đạo đức Hong Kong thuộc ICAC, cho biết.

–         Tập trung lực lượng kiểm tra xử lý.

–         Phối hợp quốc tế chống tham nhũng.

–         Chống tham nhũng chủ yếu bằng định chế.

–         Biểu dương những tấm gương tố giác tham nhũng.


8.       Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI.

–         Các cơ quan cấp giấy phép đầu tư phải có những biện pháp thích hợp tháo gỡ kịp thời khó khăn cho các doanh nghiệp FDI, như vấn đề liên quan đến thị trường, tiêu thụ sản phẩm, các nghĩa vụ thuế, đền bù giải phóng mặt bằng.

–         Sửa đổi quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao theo hướng:

+ Thu hẹp khoảng cách và tiến tới thống nhất cơ chế, chính sách đổi với đầu tư trong nước và FDI.

+ Bổ sung mô hình khu công nghiệp nhỏ, điều chỉnh cơ chế chính sách đầu tư phát triển hạ tầng trong khu công nghiệp nhỏ.

+ Điều chỉnh cơ chế chính sách đầu tư phát triển hạ tầng trong và ngoài hàng rào, tách việc cho thuê đất nguyên thổ và kinh doanh hạ tầng.

Previous
Next Post »