Những cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ AFTA


 


1. Áp dụng quy chế tối huệ quốc – MFN


Việt Nam cam kết áp dụng trên cơ sở có đi có lại, ưu đãi tối huệ quốc và ưu đãi quốc gia cho các nước thành viên ASEAN, cung cấp các thông tin phù hợp về chính sách thương mại theo yêu cầu. Có thể nói, hợp tác kinh tế là quá trình hợp tác trên cơ sở “có đi có lại”, trong đó các nước thành viên giành sự đối xử ưu đãi cho nhau trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc của tổ chức, chấp nhận các luật lệ và tập quán quốc tế. Quá trình tự do hoá thương mại và đầu tư trong tổ chức ASEAN nói riêng và APEC, GATT, WTO nói chung đều được thực hiện trên cơ sở giải thoát các nước ra khỏi tình trạng phân biệt đối xử nghiêm trọng trong các quan hệ thương mại gây cản trở lớn cho phát triển kinh tế thế giới, trong đó mọi thành viên đều bình đẳng, mọi quyết định đều đạt tới bằng sự nhất trí chung tôn trọng quan điểm của các nước tham gia. Trên nguyên tắc vừa hợp tác vừa đấu tranh để tiến hành các cuộc thương lượng tập thể nhằm thiết lập các thoả thuận và và các luật lệ chung, việc tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực nói chung và AFTA nói riêng giúp chúng ta tránh khỏi tình trạng bị phân biệt đối xử trong trong quan hệ với các nước, đặc biệt là những nước lớn, tạo dựng được thế và lực trong thương mại quốc tế, tranh thủ được lợi ích tập thể của cả khối để nâng cao vai trò và sức cạnh tranh của mình trong quan hệ với các cường quốc, giải quyết các tranh chấp thương mại với các nước thành viên.


2.  Cắt giảm thuế quan Việt Nam – AFTA theo CEPT


Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ VI, các nguyên thủ quốc gia ASEAN đã quyết định đẩy nhanh hơn nữa việc thực hiện AFTA. Theo các cam kết của ASEAN thì:


8Sáu nước ASEAN gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore,


Thái Lan sẽ hoàn thành AFTA vào năm 2002, cụ thể là:


+ Đạt ít nhất 85% số dòng thuế của Danh mục giảm thuế (IL) có thuế suất 0 – 5% vào năm 2000


+ Đạt ít nhất 90% số dòng thuế của IL có thuế suất 0- 5% vào năm 2001


+ Đạt 100% số dòng thuế của IL có thuế suất 0 – 5% vào năm 2002, nhưng


có một số linh hoạt


8Việt Nam sẽ tối đa số dòng thuế 0 – 5% vào năm 2003, mở rộng số dòng


0% vào năm 2006


8Lào và Myanma sẽ tối đa số dòng thuế 0 – 5% vào năm 2005, mở rộng số


dòng thuế 0% vào năm 2008


Tại Hội nghị AEM Retreat (3/1999), các Bộ trưởng kinh tế ASEAN đã đặt mục tiêu phấn đấu đạt 60% số dòng thuế trong Danh mục cắt giảm thuế (IL) có thuế suất 0% vào năm 2003.


¨   Danh mục loại trừ hoàn toàn (GEL) gồm những mặt hàng sẽ được loại trừ vĩnh viễn ra khỏi chương trình CEPT. Danh mục này được xây dựng phù hợp với điểm 9 của Hiệp định CEPT và bao gồm những nhóm mặt hàng có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, đạo đức xã hội, cuộc sống và sức khoẻ con người, động vật, thực vật, các giá trị lịch sử, văn hoá, giáo dục, nghệ thuật của mỗi nước… Danh mục loại trừ hoàn toàn của Việt Nam ban đầu gồm 213 dòng thuế, chiếm 6,2% tổng số dòng thuế của biểu thuế nhập khẩu. Sau đó được chuyển bớt một số sang Danh mục loại trừ tạm thời và cơ cấu lại còn 127 dòng thuế.


¨   Danh mục loại trừ tạm thời  (TEL) chủ yếu được sử dụng để nhằm đạt được yêu cầu không ảnh hưởng lớn đến nguồn thu ngân sách và bảo hộ các ngành sản xuất trong nước. Danh mục này gồm các sản phẩm mà các nước ASEAN chưa sẵn sàng cắt giảm thuế ngay. Trong vòng 5 năm, kể từ 1/1/1996 (đối với Việt Nam là 1/1/1999), các sản phẩm thuộc danh mục này phải được chuyển dần vào Danh mục giảm thuế, mỗi năm 20% số sản phẩm trong Danh mục. Đối với các sản phẩm có thuế suất trên 20% và được chuyển sang Danh mục giảm thuế trước 1/1/1998, đến 1/1/1998 thuế suất phải được giảm xuống 20%. Đối với các sản phẩm được chuyển sang Danh mục giảm thuế sau 1/1/1998, thuế suất khi đưa vào phải bằng hoặc nhỏ hơn 20%, để từ đó giảm tiếp xuống 0 – 5%. Danh mục loại trừ tạm thời của Việt Nam bao gồm 1147 dòng thuế chiếm 39,2 % tổng số dòng thuế trong biểu thuế nhập khẩu.


¨   Danh mục giảm thuế (IL)


Theo quy định của Hiệp định CEPT/AFTA (đã sửa đổi), những mặt hàng được đưa vào IL là những mặt hàng sẽ phải cắt giảm thuế để có thuế suất cuối cùng từ 0% đến 5% vào năm 2003 (đối với Việt Nam là năm 2006, đối với Lào và Myanma là năm 2008). Kể từ năm 1996, mỗi năm các nước ASEAN phải đưa thêm 20% các mặt hàng từ danh mục hàng tạm thời chưa giảm thuế (TEL) sang IL. Các thời hạn tương ứng đối với Việt Nam là năm 1999, với Lào và Myanma là năm 2001, Campuchia là 2003. Trong quan hệ thương mại giữa hai nước ASEAN, chỉ khi một mặt hàng nằm trong IL của cả hai nước thì mới được hưởng các ưu đãi nói cách khác ưu đãi được đưa ra trên cơ sở có đi có lại. Danh mục giảm thuế của Việt Nam gồm 1718 dòng thuế, chiếm 53% tổng số dòng thuế của biểu thuế nhập khẩu.


¨   Danh mục các mặt hàng nông sản chưa chế  biến nhạy cảm (SL)


Danh mục các mặt hàng nông sản chưa chế biến có khả năng gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế ASEAN nếu thực hiện giảm thuế quan theo lịch biểu của chương trình CEPT. Danh mục này được xây dựng dựa trên cơ sở tham khảo danh mục này của các nước ASEAN và căn cứ vào yêu cầu bảo hộ cao của sản xuất trong nước đối với một số mặt hàng nông sản chưa chế biến. Thời hạn đưa các mặt hàng trong Danh mục này vào Danh mục giảm thuế sẽ bắt đầu từ 2001 và kết thúc vào 2003 (đối với Việt Nam là 2004 và 2006). Các mặt hàng trong Danh mục này được kéo dài thời hạn giảm thuế quan xuống 0 – 5% cho đến năm 2010 thay vì 2003 như các mặt hàng khác (đối với Việt Nam là 2013). Đây là các mặt hàng quan trọng đối với mỗi nước nên thường được bảo hộ rất cao, vì thế bên cạnh thời hạn giảm thuế, các mặt hàng này còn cần phải có thoả thuận cụ thể về thuế suất bắt đầu thực hiện giảm thuế và các chế độ đãi ngộ khác. sống ngành.


¨   Danh mục cắt giảm thuế quan chủ yếu bao gồm các mặt hàng hiện đang có thuế suất thấp hơn 20% và một số mặt hàng có thuế suất cao hơn nhưng Việt Nam đang có lợi thế xuất khẩu.


Việt Nam đã đưa ra nội dung và kế hoạch thực hiện chương trình cắt giảm thuế quan nhập khẩu theo cam kết CEPT/AFTA trong năm 2000 và những năm sau đó. Theo Tổng cục thuế – Bộ Tài chính đến hết năm 1999, Việt Nam đã cắt giảm thuế 3.580 mặt hàng, chiếm 60 % tổng số dòng thuế dự kiến đưa vào thực hiện , Danh mục nhạy cảm của Việt Nam gồm 23 dòng thuế, bao gồm các mặt hàng như: các loại thịt, trứng gia cẩm, động vật thóc, gạo lức, đường ăn,… Các mặt hàng này hiện đang được áp dụng các biện pháp phi thuế quan như quản lý theo hạn ngạch, quản lý của Bộ chuyên chương trình cắt giảm thuế. Trong năm 2000, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ phê chuẩn ban hành danh mục CEPT. Danh mục CEPT 2000 của Việt Nam gồm khoảng 4.230 dòng thuế, trong đó có hơn 640 dòng mới chuyển từ danh mục loại trừ tạm thời vào thực hiện CEPT 2000, đạt 65% tổng số dòng thuế dự kiến đưa vào cắt giảm theo cam kết với các nước ASEAN với khoảng 2.960 dòng thuế có mức thuế suất từ 0 – 5% và 1.270 dòng thuế có thuế suất từ 5 – 50%.


So sánh mục tiêu chủ yếu của Chương trình cắt giảm thuế quan CEPT là các nước thành viên sẽ giảm thuế nhập khẩu đối với đa số các mặt hàng nhập khẩu từ các nước thành viên ASEAN khác xuống còn từ 0 – 5% với Biểu thuế nhập khẩu hiện hành của Việt Nam hơn tổng số 3211 nhóm mặt hàng của Biểu thuế nhập khẩu hiện hành của Việt Nam hơn nửa tổng số nhóm mặt hàng đã phù hợp với mức thuế tiêu chuẩn đặt ra cho Chương trình CEPT, điều đó có nghĩa là về thực chất Việt Nam chỉ phải thực hiện giảm thuế cho gần 50% của tổng số nhóm mặt hàng trong Biểu thuế nhập khẩu. So với các nước thành viên ASEAN khác khi bắt đầu thực hiện chương trình cắt giảm thuế quan theo CEPT của Việt Nam nhiều hơn rất nhiều. Ví dụ Indonesia khi bắt đầu tham gia CEPT chỉ có 9% tổng số nhóm mặt hàng có thuế suất dưới 5%, Thái Lan có 27%, Philippin có 32%. Trong cơ cấu của Biểu thuế nhập khẩu của Việt Nam, mức thuế suất thấp chủ yếu áp dụng cho các mặt hàng là nguyên vật liệu là đầu vào phục vụ cho sản xuất, xuất khẩu. Tỷ trọng lớn của số các thuế suất trong khoảng 0 – 5% phù hợp với điều kiện của Việt Nam trong giai đoạn khi nhiều nguyên vật liệu là đầu vào mà sản xuất trong nước chưa đủ khả năng đáp ứng. Các thuế suất cao hơn phần lớn là áp dụng với các mặt hàng trong nước đã sản xuất được nhằm bảo về các nhà sản xuất trong nước hoặc các mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu. Các mức thuế suất trên 60% được áp dụng chủ yếu với các mặt hàng xa xỉ phẩm, đồ dùng thiết bị với mục đích điều chỉnh tiêu dùng. Do đó hiện nay khi nền sản xuất trong nước của Việt Nam đã phần nào phát triển và đáp ững được một phần các sản phẩm cần thiết phục vụ cho sản xuất mà trước đây phải nhập từ nước ngoài, nhu cầu nâng cao các mức thuế suất thuế nhập khẩu nhằm mục đích bảo hộ cho các ngành sản xuất trong nước là thật sự cần thiết. Điều này sẽ phần nào mâu thuẫn với nội dung thực hiện của chương trình cắt giảm thuế khi Việt Nam cam kết tham gia thực hiện AFTA.


Ngoài ra khi cân nhắc, xem xét để thực hiện chương trình cắt giảm thuế theo Hiệp định CEPT một vấn đề nữa cũng được đặt ra là Biểu thuế nhập khẩu của Việt Nam có một số điểm không thật sự phù hợp với thông lệ quốc tế do đó gây khó khăn khi Việt Nam tham gia thực hiện các Hiệp định quốc tế như Hiệp định CEPT. Trong quá trình xây dựng các Danh mục hàng hoá và chương trình giảm thuế theo Hiệp định CEPT, chúng ta đã gặp không ít khó khăn do xuất phát điểm của nền kinh tế Việt Nam thấp hơn so với các nước thành viên khác. Hơn nữa về mặt kỹ thuật, ngoài các điểm còn khác biệt về hệ thống thuế áp dụng đối với hàng xuất nhập khẩu và hệ thống mã số của Biểu thuế Việt Nam so với các nước ASEAN khác, các thuế suất của Biểu thuế hiện hành đòi hỏi được điều chỉnh cơ bản để phù hợp với sự phát triển của các ngành sản xuất trong nước.


3. Huỷ bỏ các hạn chế về định lượng và hàng rào phi quan thuế


Các biện pháp phi thuế quan mà các nước ASEAN áp dụng là rất đa dạng, đặc biệt là các biện pháp về tiêu chuẩn kỹ thuật. Ở Việt Nam, những biện pháp phi thuế quan còn rất đơn giản và chủ yếu là các biện pháp giấy phép, hạn ngạch,… Do đó để việc thực hiện loại bỏ các biện pháp phi thuế quan theo Hiệp định CEPT của Việt Nam có lợi nhất, đáp ứng được yêu cầu của bảo hộ sản xuất trong nước, ta đã có phương án nghiên cứu ban hành bổ sung các biện pháp phi quan thuế tương tự như các nước ASEAN đang áp dụng trước khi loại bỏ chúng. Chính phủ Việt Nam đã có nỗ lực trong việc huỷ bỏ việc kiểm soát bằng hạn ngạch trừ một số sản phẩm như gạo và những mặt hàng nước nhập khẩu phân bổ hạn ngạch cho nước ta. Một thành công nữa là cải thiện một cách triệt để về giấy phép xuất nhập khẩu mà nhờ đó hầu hết các doanh nghiệp có thể tham gia xuất nhập khẩu trực tiếp những mặt hàng không thuộc danh mục hạn chế hoặc cấm xuất nhập khẩu: Chúng tha đang nghiên cứu và áp dụng dần hiệp định Trị giá tính thuế quan của GATT thông qua thực hiện hiệp định GVA tính từ năm 2000-2004.


Danh mục nhạy cảm cao (HSL) bao gồm một số rất ít các nông sản chưa chế biến mà một số nước ASEAN cho là đặc biệt nhạy cảm đối với nền kinh tế, do đó khi đưa vào cắt giảm thuế quan theo Chương trình CEPT thì cần phải có quy chế đặc biệt cho phép linh hoạt hơn về thuế suất, thời gian khi bắt đầu và kết thúc giảm thuế, về việc loại bỏ Hạn chế định lượng (QR) và các hàng rào phi thuế quan (NTB), về các biện pháp tự vệ. Danh mục này của các nước ASEAN có 23 dòng thuế, bao gồm một số mặt hàng như gạo, đường, thuốc lá, gỗ,.. Việt Nam không đưa ra danh mục này.


Song song với việc tham gia thực hiện AFTA từ góc độ tổ chức thực hiện của các Bộ ngành quản lý Nhà nước, vấn đề quan trọng hơn mà chúng ta cần xem xét là khía cạnh kinh tế của việc cắt giảm thuế quan và loại bỏ hàng rào phi quan thuế, khả năng cạnh tranh của hàng hoá trong nước khi không còn hàng rào bảo hộ, khả năng tận dụng các ưu đãi để thâm nhập thị trường các nước mà đi liền với nó chính là sự chuẩn bị của khu vực kinh doanh để thích ứng với điều kiện mới. Bởi vì tham gia AFTA không sớm thì muộn sẽ đặt các doanh nghiệp trong nước trước một môi trường cạnh tranh quốc tế.


Hệ thống các chính sách phi quan thuế được khẩn trương nghiên cứu vì ngoài mục đích công bố với ASEAN, những định hướng trong chính sách áp dụng và loại bỏ các biện pháp phi quan thuế cần phải được kết hợp song song với các biện pháp về thuế để bảo hộ cho các ngành sản xuất trong nước trong một chừng mực có thể.


Để tiến tới việc hoàn thành AFTA, Điều 5 của Hiệp định CEPT còn xác định mục tiêu loại bỏ các hàng rào phi thuế quan như hạn chế số lượng, hạn ngạch giá trị nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu có tác dụng hạn chế định lượng… trong vòng năm năm sau khi một sản phẩm được hưởng ưu đãi thuế quan. Các nước đã xác định nhiều biện pháp ảnh hưởng rộng và chủ yếu đối với thương mại hàng hoá trong khu vực ASEAN là phụ thu hải quan và Các hàng rào cản trở thương mại (TBT). Tại phiên họp Hội đồng AFTA lần thứ tám, các nước ASEAN đã thống nhất quyết định thời hạn loại bỏ Các hàng rào cản trở thương mại là hết năm 2003.


Các hàng rào phi thuế quan phổ biến nhất của ASEAN theo dòng thuế năm 1995


Phụ thu hải quan: 2.683 dòng thuế


Phụ phí: 126 dòng thuế


Nhập khẩu theo kênh độc quyền: 65 dòng thuế


Điều hành của thương mại nhà nước: 10 dòng thuế


Các hàng rào cản trở thương mại (TBT): 568 dòng thuế


Yêu cầu về đặc điểm sản phẩm: 407 dòng thuế


Các yêu cầu về tiếp thị: 3 dòng thuế


Các quy định kỹ thuật: 3 dòng thuế


(* nguồn: Ban thư ký ASEAN, 1995)


Về phần mình, Việt Nam đã cam kết đệ trình danh mục hạn chế về số lượng (QRs) và các hàng rào phi quan thuế khác (NTBs). Song do các biện pháp phi thuế quan của Việt Nam đơn giản, chủ yếu là biện pháp giấy phép, hạn ngạch cho nên trước mắt Việt Nam chưa hoàn thành được bản danh mục loại bỏ các biện pháp phi quan thuế này. Theo yêu cầu của CEPT, các biện pháp về tiêu chuẩn kỹ thuật, một hàng rào phi quan thuế đang được Việt Nam với tư cách là thành viên chính thức đang nghiên cứu vận dụng trên cơ sở có sự phối hợp chặt chẽ với các hoạt động của Uỷ ban Tư vấn ASEAN về tiêu chuẩn chất lượng.


Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Thương mại thời kỳ 2001 – 2005


–       Hàng xuất khẩu:


+ Hàng dệt may xuất khẩu theo hạn ngạch mà Việt Nam thoả thuận với nước ngoài, do Bộ Thương mại công bố cho từng thời kỳ(toàn bộ thời kỳ 2001 – 2005)


+ Hàng cần kiểm soát xuất khẩu theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia, do Bộ Thương mại công bố cho từng thời kỳ (toàn bộ thời kỳ 2001 – 2005)


–       Hàng nhập khẩu:


+ Hàng cần kiểm soát xuất khẩu theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia, do Bộ Thương mại công bố cho từng thời kỳ(toàn bộ thời kỳ 2001 – 2005)


+ Xi măng portland, đen và trắng (đến ngày 31/12/2002)


+ Kính trắng phẳng có độ dày từ 1,5mm đến 12mm (đến ngày 31/12/2002)


+ Kính màu trà từ 5 – 12mm; kính màu xanh đen từ 3 – 6mm (đến ngày 31/12/2002)


+ Một số loại thép tròn, thép góc, thép hình; một số loại ống thép hàn; một số loại thép lá, thép mạ (đến ngày 31/12/2002)


+ Một số loại dầu thực vật tinh chế dạng lỏng (đến ngày 31/12/2002)


+ Đường tinh luyện, đường thô (toàn bộ thời kỳ 2001 – 2005)


+ Xe hai bánh, ba bánh gắn máy nguyên chiếc mới 100% và bộ linh kiện lắp ráp không có đăng ký tỷ lệ nội địa hoá; máy và khung xe hai bánh, ba bánh gắn máy các loại, trừ loại đi theo bộ linh kiện đã đăng ký tỷ lệ nội địa hoá (đến ngày 31/12/2002)


+ Phương tiện vận chuyển hành khách từ 9 chỗ ngồi trở xuống, loại mới bao gồm cả loại vừa chở khách vừa chở hàng, có khoang chở hàng và khoang chở khách chung trong một cabin (đến ngày 31/12/2002)


(* theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001 – 2005 của Bộ Thương mại)


4. Hợp tác trong ngành hải quan


Ngay sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN, Tổng cục hải quan đã triển khai kế hoạch thuế quan ưu đãi và phi thuế bắt đầu từ 1996 – 2003, giảm dần mức thuế suất 15 nhóm mặt hàng với khoảng 40.000 loại hàng hoá với mức thuế từ 20% xuống còn 5% và đến 0%. Số còn lại thuộc nhóm thứ 2 sẽ tiếp tục giảm trong thời gian sau đó theo lộ trình chung của AFTA. Đồng thời điều chỉnh thuế nhập khẩu đi tới thống nhất với ASEAN: theo chương trình CEPT. Mặt khác, ngành hải quan đã phối hợp với các ngành chức năng xây dựng danh mục 200.000 mặt hàng xuất nhập khẩu đi tới thống nhất mã số 8 con số theo mã số chung của ASEAN thay cho mã số 6 con số. Ngày 29/9/1999, tại Hội nghị lần thứ 13 Hội đồng AFTA họp ở Singapore, các nước tham gia đã bàn các biện pháp đẩy nhanh tiến trình thực hiện AFTA tiến tới loại bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan trong ASEAN, và thoả thuận tạo thuận lợi cho nhau giao lưu thương mại trong thời gian tới.


Đối với 6 nước thành viên cũ sẽ thực hiện đưa 85% số sản phẩm có thuế suất từ 0 đến 5% vào năm 2000, và đến 2002 sẽ đưa 100% sản phẩm có thuế suất đó (sớm hơn 1 năm). Đồng thời, hội nghị cũng khuyến khích các nước thành viên mới giảm thuế suất còn 0 – 5% vào năm 2003 đối với Việt Nam, và 2005 đối với Lào và Mianma. Đến năm 2005, thuế suất nhập khẩu của 6 nước thành viên cũ là 0%, và 4 nước thành viên mới sẽ thực hiện mức thuế này vào năm 2008. Việt Nam đệ trình 4 Danh mục hàng hoá của mình để tham gia chương trình cắt giảm thuế quan. Việc phân loại hàng hoá vào các Danh mục về cơ bản được tiến hành theo như các quy định của ASEAN. Trên thực tế, hướng chính khi xây dựng các Danh mục là đưa các mặt hàng hiện đang có thuế suất thấp vào các Danh mục cắt giảm và mở rộng phạm vi của Danh mục loại trừ tạm thời để trì hoãn thời điểm thực hiện việc cắt giảm, đảm bảo yêu cầu không gây ra tác động lớn cho nền kinh tế trong một thời gian trước mắt, kéo dài đến mức có thể sự bảo hộ đối với sản xuất trong nước để có thêm thời gian chuẩn bị. Việt Nam tham gia tích cực vào quá trình đơn giản hoá các thủ tục xuất nhập khẩu như: Thủ tục nộp khai hoá hàng hoá khi xuất khẩu, nhập khẩu, kiểm tra hàng hoá, cấp giấy chứng nhận xuất xứ hồi tố, hoàn thuế. Việc hải quan Việt Nam cùng với hải quan các nước ASEAN thống nhất thành lập cửa giải quyết thủ tục hải quan riêng cho các mặt hàng nhập khẩu theo Hiệp định CEPT tại cửa khẩu của mỗi nước thành viên mà thủ tục hải quan trung bình giảm xuống còn 3 giờ 45 phút thay giờ 9 giờ 30 phút.


5. Thiết lập  khu vực đầu tư ASEAN – AIA:


Theo tinh thần Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ V (Bangkok 12/1995), bên cạnh việc hướng tới hình thành nột khu vực thương mại tự do về hàng hoá (AFTA), ASEAN bắt đầu mở rộng tự do hoá sang các lĩnh vực dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ. ý tưởng về một Khu vực đầu tư ASEAN – AIA được hình thành với mục tiêu chung là loại bỏ các biện pháp hạn chế đầu tư, thúc đẩy dòng đầu tư giữa các nước ASEAN với nhau và thu hút đầu tư từ bên ngoài vào ASEAN, qua đó tăng thêm tính cạnh tranh của các lĩnh vực kinh tế ASEAN.


Trong quá trình thảo luận Hiệp định khung về Khu vực đầu tư ASEAN để tạo nên khung pháp lý cho việc ra đời cơ cấu AIA, ASEAN gặp phải một số điểm chưa thống nhất, trong đó nổi bật là việc dành đãi ngộ quốc gia cho các nhà đầu tư ASEAN các nhà đầu tư nước ngoài; định nghĩa về nhà đầu tư ASEAN. Thời điểm hình thành AIA dự tính là năm 2010. AIA là một kỳ vọng nữa của ASEAN nhằm nối tiếp các chương trình AFTA, AICO nhằm chứng tỏ tính luôn luôn năng động của ASEAN và tạo nên hình ảnh ASEAN hấp dẫn hơn nữa với các nhà đầu tư cả trong và ngoài khu vực.


Từ khi Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN, vốn đầu tư vào Việt Nam của các doanh nghiệp ASEAN, thực chất là vốn đầu tư từ 5 “cường quốc” ASEAN là Singapore, Thailand, Malaysia, Philipines và Indonesia, không ngừng tăng lên về tuyệt đối lẫn tương đối, mặc dù tốc độ gia tăng gần đây có chậm lại do khủng hoảng kinh tế khu vực. Kể từ khi Hiệp định khung AIA được ký kết vào tháng 7/1998, một bước tiến mới của Việt Nam trên con đường hội nhập kinh tế đã được xác lập. Theo tinh thần của AIA, là nhằm tạo ra một khu vực tự do trong nội bộ các nước ASEAN vào năm 2010 và cho các nước ngoài ASEAN vào năm 2020 thông qua hàng loạt các chương trình tự do hoá, thu hút và tạo thuận lợi cho đầu tư. Việt Nam cũng cam kết mở cửa các ngành nghề để dành lấy chế độ đối xử quốc gia đồng thời cũng đưa ra danh mục loại trừ tạm thời và danh mục nhạy cảm theo điều 7 của Hiệp định AIA.

  • Liên doanh công nghiệp ASEAN (AIJV)

Nhằm tăng cường khai thác các cơ sở nông nghiệp và công nghiệp động viên sự tham gia của khu vực tư nhân vào các chương trình hợp tác ASEAN, Phòng Thương mại – công nghiệp ASEAN đã đề xuất việc thành lập các liên doanh công nghiệp ASEAN. Ngày 7/11/1983 tại Jakarta, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã ký Hiệp định cơ bản về liên doanh công nghiệp ASEAN. Theo Hiệp định này, một liên doanh công nghiệp ASEAN (AIJV) là một tổ chức sản xuất bất kỳ sản phẩm nào có trong Danh mục Sản phẩm AIJV (APL) đã được các Bộ trưởng kinh tế ASEAN phê chuẩn; có sự tham gia của ít nhất hai nước thành viên; có sở hữu cổ phần ASEAN tối thiểu 51% (trừ một số trường hợp ngoại lệ). Các nhà đầu tư của một AIJV được tự do lựa chọn địa điểm đặt dự án. Trong 4 năm đầu tiên kể từ khi AIJV đi vào sản xuất chính thức, các nước tham gia sẽ dành cho sản phẩm của AIJV đó mức ưu đãi thuế quan tối thiểu là 50%.

Previous
Next Post »