Những mặt tích cực và hạn chế từ việc Đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam


1.   Những mặt thu được


Sau hơn 10 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ thương mại giữa 2 nước ngày càng phát triển. Kim ngạch buôn bán 2 chiều luôn đạt mức tăng trưởng ổn định 10-15%/năm (năm 2001 đạt gần 2,3 tỷ USD, năm 2002 đạt trên 2,7 tỷ


USD, năm 2003 đạt trên 3,12 tỷ USD). Tuy nhiên, quan hệ thương mại càng phát triển thì tỷ lệ nhập siêu của ta càng lớn (năm 2001 nhập siêu trên 1,5 tỷ USD, năm 2002 trên 1,8 tỷ USD, năm 2003 gần 2,2 tỷ USD). Nguyên nhân chính của việc nhập siêu là do các mặt hàng xuất khẩu của ta chủ yếu là nguyên liệu thô, nông lâm sản chưa qua chế biến sâu, chất lượng không ổn định giá trị thấp so với hàng nhập từ Hàn Quốc, mặt khác đầu tư nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam là khá lớn, kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị cho các dự án này chiếm tới 54% giá trị nhập khẩu từ Hàn Quốc. Ngoài ra, từ khi thị trường Mỹ được mở rộng do thực thi Hiệp định thương mại Việt – Mỹ, xuất khẩu hàng may mặc, dày dép của ta sang Hàn Quốc giảm, trong khi đó nhập khẩu nguyên liệu cho ngành sản xuất này từ Hàn Quốc lại tăng.


Nhìn chung, trong 10 năm qua, quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc liên tục phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Dư luận Hàn Quốc, ngày càng chú ý và có thiện cảm hơn đối với Việt Nam. Với đà phát triển hiện nay, mặt thuận lợi trong quan hệ và các điều kiện phát triển giữa hai nước, có thể khẳng định quan hệ giữa hai nước sẽ ngày càng phát triển, góp phần đẩy nhanh quá trình hội nhập và phát triển Việt Nam.


2    Những hạn chế còn tồn đọng của Đầu tư Hàn Quốc vào Việt Nam


– Trong những năm qua, các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Hàn Quốc hoạt động tương đối tốt, mặc dù không tránh khỏi khó khăn do việc gia tăng cạnh tranh khốc liệt và do Việt Nam phải thực hiện cam kết cắt giảm thuế trong khuôn khổ AFTA. Thêm vào đó, nguyên liệu, phụ tùng tại chỗ chưa cung cấp đủ. Các ngành công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển đầy đủ, nên đa số các nguyên phụ liệu, phụ tùng phải nhập khẩu; chi phí đầu vào còn cao, chính sách thuế còn chưa sát thực tế, chế độ hạn ngạch vào các thị trường EU, nhất là thị trường Mỹ gần đây, đã hạn chế năng lực sản xuất của các dự án may mặc mà đa phần là dự án của Hàn Quốc… làm ảnh hưởng lớn tới hiệu quả hoạt động của các dự án FDI của Hàn Quốc tại Việt Nam.


–  Mặt khác, còn xảy ra tranh chấp lao động tại một số doanh nghiệp 100% vốn của Hàn Quốc mà nguyên nhân hầu hết xuất phát từ những mẫu thuẫn về quyền lợi kinh tế giữa các bên, về điều kiện lao động. Như các hành động ngược đãi công nhân, bắt công nhân phơi nắng, đánh đập công nhân, công nhân phảI làm trên 8 tiếng một ngày…Nhìn chung, các sự vụ đều được giải quyết một cách ổn thỏa trên cơ sở hoà giải, thương lượng, nhân nhượng lẫn nhau với sự tham gia của đại diện các tổ chức, cơ quan có thẩm quyền địa phương


– Cơ cấu FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam còn trọng tâm vào các địa bàn, khu vực các thành phố phát triển như Đồng Nai, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh dẫn đến mất cân đối cơ cấu theo khu vực. Một số địa phương khác thì không thu hút được hoặc thu hút rất ít.


– FDI của Hàn Quốc chủ yếu vào các ngành công nghiệp, xây dựng, sản xuất và chế tạo máy móc, đóng tầu và một số nghành sản xuất may mặc, hàng tiêu dùng, mỹ phẩm còn các nghành như nông nghiẹp, lâm nghiệp hầu như không thu hút được hoặc không đáng kể vì thế dẫn đến mất cân đối trong cơ cấu nghành. Việc mât cân đối này không chỉ riêng Hàn Quốc mà của các quốc gia có vốn FDI tại Việt Nam nói chung.


–  Hình thức doanh nghiệp chủ yếu của FDI của Hàn Quốc là 100% vốn đầu tư nước ngoài, tiếp đến là hình thức liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh vì thế khả năng chuyển giao công nghệ sang Việt Nam là rất hạn chế do hình thức quản lí được quy định bởi hình thức đầu tư.


1.2      Triển vọng Đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam


– Các doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc sẽ tiếp tục tăng cường Đầu tư vào các nghành công nghiệp trọng điểm, ngoài ra các công ty vừa và nhỏ cũng sẽ tăng cường Đầu tư vào Việt Nam, trong đó theo kế hoạch di chuyển các chi nhánh của công ty Trung Quốc sang Việt Nam


– Do tình hình kinh tế khó khăn, các nhà Đầu tư nhỏ tìm đến Việt Nam để tìm kiếm cơ hội làm ăn sẽ ngày càng tăng trong thời gian tới.


– Trong bối cảnh môi trường có tính lưu động cao, nguồn ngoại tệ dồi dào, tỉ giá hối đoái thấp, các quỹ Đầu tư sẽ tăng cường Đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán và bất động sản tại Việt Nam, du nhập vào Việt Nam và tìn địa điểm Đầu tư. Mặc dù vậy, do giới hạn mức đóng góp Đầu tư nước ngoài của Việt Nam ( lĩnh vực tín dụng là 30%, lĩnh vực khác là 49% ), việc tìm kiếm đối tác Đầu tư sẽ khó khăn, do vậy mức Đầu tư sẽ bị giới hạn so với quy mô quỹ Đầu tư.

Previous
Next Post »