Căn cứ vào đối tượng đấu thầu:
1 Đấu thầu mua sắm hàng hoá (Tender for Procurement goods)
Theo quy định tại điều 3 Nghị định 88/1999/NĐ-CP thì “hàng hoá” ở đây được hiểu là máy móc, phương tiện vận chuyển, thiết bị (toàn bộ, đồng bộ hoặc thiết bị lẻ), bản quyền sở hữu công nghiệp, bản quyền sở hữu công nghệ, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng (thành phẩm, bán thành phẩm). Bên mời thầu có thể soạn thảo các điều kiện đấu thầu kèm với thư mời thầu gửi cho các hãng (các công ty) đã được lựa chọn. Dựa vào đơn chào hàng của các hãng này bên mời thầu sẽ lựa chọn nhà thầu thích hợp nhất cho mình.
2 Đấu thầu xây dựng công trình (Tender for Works)
Là hình thức đấu thầu thực hiện những công việc thuộc quá trình xây dựng và lắp đặt thiết bị các công trình, hạng mục công trình. Trong loại hình đấu thầu này các tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu (giá cả, kỹ thuật, tiến độ, uy tín) được coi trọng hơn cả, người có giá chào thấp nhất chưa chắc đã là người giành được hợp đồng. Cũng trong loại hình đấu thầu nói trên người ta đề cao vai trò của người tư vấn, của vấn đề bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo hành công trình. Do các công trình xây dựng có thể có giá trị rất lớn, vì thế việc quản lý cũng chặt chẽ hơn, tổ chức tốt hoạt động đấu thầu quốc tế sẽ mang lại một khoản tiền tiết kiệm rất đáng kể cho chủ đầu tư.
3 Đấu thầu tuyển chọn tư vấn (Tender for Consulting Services)
Là hình thức đấu thầu nhằm mục đích đáp ứng các yêu cầu về kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn cho Bên mời thầu trong việc xem xét, quyết định, kiểm tra quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án. Trong một số công trình, dự án, các dịch vụ tư vấn được tính chung vào giá công trình, còn đại bộ phận chúng được tách thành các hợp đồng riêng biệt (hợp đồng thiết kế, hợp đồng thuê chuyên gia…).
Do tính chất đặc biệt của dịch vụ tư vấn nên người ta thường coi trọng kinh nghiệm và năng lực nhà thầu hơn là giá cả. điều này được thể hiện rõ
trong điều 20 mục 8 và 9 của Quy chế đấu thầu 88/1999.
4 Đấu thầu dự án hoặc đấu thầu lựa chọn đối tác thực hiện dự án (Tender for Project)
Loại đấu thầu này cũng rất hay gặp ở Việt Nam và các nước trên thế giới. Khi một dự án có từ hai đối tác trở lên thì việc lựa chọn ai là người thực hiện dự án sẽ là điều không dễ dàng. Điển hình của loại hợp đồng nói trên đối với ngành dầu khí Việt Nam đó là các hợp đồng phân chia sản phẩm mà Tổng công ty DKVN ký với rất nhiều hãng dầu khí nước ngoài như Shell (Hà Lan), Mobil, Unocal (Mỹ)…
Căn cứ vào hình thức lựa chon nhà thầu:
Đấu thầu mở rộng (open bidding hay international competitive)
Đấu thầu rộng rãi là hinh thức đấu thầu không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia. (điều 18 , luật đấu thầu 2005).
Bên mời thầu phải thông báo công khai về các điều kiện, thời gian dự thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc thông báo trên tờ thông tin về đấu thầu và trang web để đấu thầu của Nhà nước và của Bộ, ngành, địa phương tối thiểu 10 ngày trước khi phát hành hồ sơ mời thầu. Đấu thầu rộng rãi là hình thức chủ yếu áp dụng trong đấu thầu.
Theo quy chế đấu thầu quốc tế của Việt nam quy định như sau:
- Thông báo mời nộp hồ sơ đấu thầu rộng rãi có yếu tố quốc tế ngoài việc đăng tải trên báo đấu thầu 3 kì liên tiếp, thì còn phải đồng thờiđăng trên một tờ báo tiếng Anh được phát hành rộng rãi.
- Thời gian để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ quan tâm tối thiểu là 20 ngày kể từ ngày đầu tiên phát hành hồ sơ mời quan tâm.
Vd: đấu thầu dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành – Đồng Nai. (ĐT rộng rãi quốc tế) 12/2011
Hình thức này này có ưu điểm là khuyến khích tính cạnh tranh giữa các nhà thầu. Các nhà thầu luôn đưa ra các giải pháp tiêu chuẩn đạt chất lượng cao với chi phí tài chính thấp nhất. Tuy nhiên do số lượng nhà thầu không hạn chế nên có thể có nhà thầu chưa đủ năng lực vẫn tham gia dự thầu. Đồng thời, do số lượng nhà thầu lớn nên mất nhiều thời gian và chi phí cho việc tổ chức đấu thầu.
Đấu thầu hạn chế (limited bidding)
Đấu thầu hạn chế là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu mời một số nhà thầu (tối thiểu là 5) có đủ kinh nghiệm và năng lực tham dự. (điều 19, Luật đấu thầu 2005)
Trong trường hợp thực tế chỉ có ít hơn 5, bên mời thầu phải báo cáo chủ dựán trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định. Chủ dựán quyết định danh sách nhà thầu tham dự trên cơ sở đánh giá của bên mời thầu về kinh nghiệm và năng lực các nhà thầu, song phải đảm bảo khách quan, công bằng vàđúng đối tượng. Hình thức này chỉ được xem xét áp dụng khi có một trong các điều kiện sau:
- Chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng được yêu cầu của gói thầu.
- Theo yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài đối với nguồn sử dụng cho gói thầu.
- Gói thầu có yêu cầu cao về kĩ thuật hoặc kĩ thuật có tính đặc thù, gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm mà chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng yêu cầu của gói thầu.
Quy trình đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế thực hiện qua 2 giai đoạn sau:
– Giai đoạn chuẩn bịđấu thầu: thực hiện 4 công việc chủ yếu
- Lập danh sách nhà thầu
- Chuẩn bị và lập hồ sơ mời thầu
- Phê duyệt hồ sơ mời thầu
- Mời thầu thông qua hình thức thông báo mời thầu hoặc gửi thư mời thầu.
– Giai đoạn xét chọn thầu:
+ Đánh giá hồ sơ dự thầu theo 2 bước:
Đánh giá sơ bộ: thường đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu
Đánh giá chi tiết về mặt kĩ thuật, tài chính và tổng hợp các đánh giá.
+ Đàm phán hợp đồng:
Trình duyệt, thẩm định, phê duyệt và thông báo kết quả đấu thầu.
Thương thảo hoàn thiện hợp đồng và kí kết hợp đồng.
Vd: gói thầu mua sắm hệ thống CNTT-Dự án xây dựng SGD Chứng khoán TP HCM 6/2009
Hình thức này có ưu điểm là các nhà thầu tham gia đấu thầu là những người thực sự có đủ năng lực về mọi mặt, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của chủ đầu tư. Công tác tổ chức đấu thầu cũng tốn ít thời gian và chi phí hơn so với tổ chức đấu thầu rộng rãi. Tuy nhiên, do hạn chế số lượng nhà thầu nên cũng hạn chế một phần sự đa dạng trong cạnh tranh giữa các nhà thầu. Đây là hình thức được áp dụng ở nhiều ngành, địa phương do vậy hiệu quả đạt được không cao, đây cũng là kẽ hở dễ tạo ra hiện tượng tiêu cực.
Chỉ định thầu (Single bidding)
Chỉ định thầu là hình thức chọn trực tiếp nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu để thương thảo hợp đồng. (Điều 20 – Luật đấu thầu 2005)
Hình thức này chỉ được áp dụng trong các trường hợp đặc biệt sau:
- Trường hợp bất khả kháng do thiên tai, địch hoạ, sự cố cần khắc phục ngay thì chủ dự án ( người được người có thẩm quyền giao trách nhiệm quản lí và thực hiện dự án) được phép chỉ định ngay đơn vị có đủ năng lực để thực hiện công việc kịp thời.Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày quyết định chỉ định thầu, chủ dự án phải báo cáo người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền nếu phát hiện việc chỉ định thầu sai với quy định phải kịp thời xử lí.
- Gói thầu do yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài:
- Gói thầu thuộc dự án bí mật quốc gia, dự án cấp bách vì lợi ích quốc gia, an ninh, an toàn năng lượng do Thủ tướng chính phủ quyết định khi thấy cần thiết.
- Gói thầu mua sắm các loại vật tư, thiết bị để phục hồi,duy tu, mở rộng công suất của thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất mà trước đóđãđược mua từ một nhà thầu cung cấp và không thể mua từ các nhà thầu cung cấp khác do phải bảo đảm tính tương thích của thiết bị, công nghệ.
- Gói thầu dịch vụ tư vấn có giá gói thầu dưới 500 triệu đồng; gói thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp có giá gói thầu dưới 1 tỉđồng thuộc dựán đầu tư phát triển, gói thầu mua sắm hàng hoá có giá gói thầu dưới 100 triệu đồng thuộc dựán hoặc dự toán mua sắm thường xuyên, trường hợp thấy cần thiết thì tổ chức đấu thầu.
Quy trình thực hiện chỉđịnh thầu qua 5 giai đoạn:
– Lập và phát hành hồ sơ yêu cầu.
– Chuẩn bị hồ sơđề xuất
– Đánh giá, xem xét hồ sơđề xuất vàđàm phán về các đề xuất của nhà thầu.
– Trình duyệt, thẩm định và phê duyệt kết quả chỉ định thầu.
– Thương thảo hoàn thiện và kí hợp đồng.
Lưu ý:
– Trường hợp xét thấy không cần thiết chỉđịnh thầu thì phải đấu thầu. Nghiêm cấm việc tuỳ tiện chia dựán thành nhiều gói thầu nhỏđể chỉđịnh thầu.
– Khi chỉ định thầu thì chủ dự án phải làm rõ 3 nội dung sau đây:
- Lí do chỉ định thầu.
- Kinh nghiệm và năng lực về mặt kĩ thuật, tài chính của nhà thầu được đề nghị chỉđịnh thầu.
- Giá trị và khối lượng đã được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt làm căn cứ cho chỉđịnh thầu (riêng gói thầu xây lắp phải có thiết kế và dự toán được duyệt theo quy định)
Trong trường hợp cần khắc phục ngay hậu quả thiên tai, địch hoạ, sự cố thì chủ dựán cần xác định khối lượng và giá trị tạm tính, sau đó phải lập đầyđủ hồ sơ, dự toán được trình duyệt theo quy định để làm cơ sở cho việc thanh quyết toán.
Ví dụ: gói thầu XL-04 “Thi công phần hoàn thiện nội thất công trình Nhà Quốc hội” và Gói thầu XL-11 “Cung cấp và lắp đặt đồ đạc nội thất phòng họp Quốc hội”.
Chào hàng cạnh tranh
Hình thức này ở Việt Nam áp dụng cho các gói thầu mua sắm hàng hoá có giá trị dưới 2 tỉ đồng. Mỗi gói thầu phải cóít nhất 3 chào hàng của 3 nhà thầu khác nhau trên cơ sở yêu cầu chào hàng của bên mời thầu. Việc gửi chào hàng có thể được thực hiện bằng cách gửi trực tiếp, bằng fax, bằng đường bưu điện hoặc bằng các phương tiện khác (Điều 22 của Luật đấu thầu 2005)
Vd: Gói thầu mua sắm và lắp đặt thiết bị công trình thuỷ điện Tà Lơi 3/2010
Mua sắm trực tiếp
Hình thức mua sắm trực tiếp được áp dụng trong các trường hợp bổ sung hợp đồng cũ đã thực hiện xong (dưới một năm) hoặc hợp đồng đang thực hiện vớiđiều kiện chủ đầu tưcó nhu cầu tăng thêm số lượng hàng hoá hoặc khối lượng công việc mà trước đó đã được tiến hành đấu thầu, nhưng phải đảm bảo không được vượt mức giá hoặc đơn giá trong hợp đồng đã kí trước đó. Trước khi kí hợp đồng, nhà thầu phải chứng minh có đủ năng lực về kĩ thuật và tài chính để thực hiện gói thầu. (Điều 21- Luật đấu thầu 2005)
Tự thiện hiện (Tự thầu)
Hình thức này chỉ áp dụng đối với các gói thầu mà chủ đầu tư có đủ năng lực thực hiện trên cơ sở tuân thủ các quy định của Nhà nước. (Điều 23- Luật đấu thầu 2005)
Mua sắm đặc biệt
Hình thức này được áp dụng ở Việt Nam đối với các ngành hết sức đặc biệt mà nếu không có những quy định riêng thì không thể đấu thầu được. Cơ quan quản lí ngành phải xây dựng được quy trình thực hiện đảm bảo các mục tiêu của Quy chế đấu thầu và cóý kiến thoả thuận của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư để trình Thủ tướng Chính Phủ quyết định.
Căn cứ vào phương thức áp dụng:
Theo điều 5 quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định 88/CP (1/9/1999) bao gồm 3 phương thức đấu thầu.
Đấu thầu 1 túi hồ sơ (1 phong bì)
Khi dự thầu theo phương thức này, nhà thầu cần nộp các đề xuất về kỹ thuật, tài chính, giá bỏ thầu và những điều kiện khác trong một túi hồ sơ chung. Phương thức này được áp dụng với đấu thầu mua sắm hàng hoá và xây lắp.
Đấu thầu 2 túi hồ sơ (2 phong bì)
Khi dự thầu theo phương thức này, nhà thầu cần nộp những đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính trong từng túi hồ sơ riêng vào cùng một thời điểm. Túi hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được xem xét trước để đánh giá, xếp hạng. Các nhà thầu đạt số điểm kỹ thuật từ 70% trở lên sẽ được mở tiếp túi hồ sơ đề xuất về giá để đánh giá. Phương thức này chỉ áp dụng đối với đấu thầu tuyển chọn tư vấn.
Đấu thầu 2 giai đoạn
Phương thức này áp dụng cho các trường hợp sau:
- Các gói thầu mua sắm hàng hoá và xây lắp có giá trị từ 500 tỷ đồng trở lên.
- Các gói thầu mua sắm hàng hoá có tính chất lựa chọn công nghệ thiết bị toàn bộ, phức tạp về công nghệ và kỹ thuật hoặc gói thầu xây lắp đặc biệt phức tạp.
- Dự án thực hiện theo hợp đồng chìa khoá trao tay.
Quá trình thực hiện phương thức này như sau:
- Giai đoạn thứ nhất: các nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm đề xuất về kỹ thuật và phương án tài chính (chưa có giá) để Bên mời thầu xem xét và thảo luận cụ thể với từng nhà thầu, nhằm thống nhất về yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật để nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu chính thức của mình.
Giai đoạn thứ hai: Bên mời thầu mời các nhà thầu tham gia trong giai đoạn thứ nhất nộp hồ sơ dự thầu chính thức với đề xuất kỹ thuật đã được bổ sung hoàn chỉnh trên cùng một mặt bằng kỹ thuật và đề xuất chi tiết về tài chính với đầy đủ nội dung về tiến độ thực hiện, điều kiện hợp đồng, giá dự thầu
EmoticonEmoticon