(i) Thuế quan xuất khẩu: Đánh vào mỗi đơn vị hàng hoá xuất khẩu ra nước ngoài. Như Nga đánh thuế xuất khẩu dầu thô, Indonexia đánh thuế xuất khẩu các sản phẩm chè. Việc đánh thuế xuất khẩu làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa, nhưng các quốc gia vẫn phải áp dụng để hạn chế việc bớt việc xuất khẩu những sản phẩm thô sơ chế, để bảo vệ các nguồn tài nguyên và nhằm tăng thu ngân sách (đặc biệt đối với sản phẩm dầu thô.)
(ii) Thuế quan nhập khẩu: Đánh vào mỗi đơn vị hàng hoá nhập khẩu từ bên ngoài vào. Như việc VN đánh thuế đối với mặt hàng ô tô, Nhật Bản đánh thuế đối với sản phẩm gạo (có thời kỳ mức thuế đối với gạo lên tới 490%).
(iii) Thuế quan quá cảnh: Đánh vào mỗi đơn vị hàng hoá được vận chuyển quá cảnh qua một lãnh thổ hải quan thứ ba. Ví dụ như hàng hóa của Lào muốn vận chuyển ra biển Đông thì phải quá cảnh qua Việt Nam, hoặc việc vận chuyển hàng hóa qua Kênh đào Panama.
Hiện nay trên thế giới, Thuế quan xuất khẩu được sử dụng rất ít (vì ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của hàng hóa) chỉ trong một số trường hợp nhất định (như trên đã đề cập). Thuế quan nhập khẩu là phần lớn nhất nhưng trong xu hướng chung – tự do hóa thương mại – thì mức thuế nhập khẩu trung bình trên thế giới có xu hướng giảm xuống, vai trò thuế quan nhập khẩu trong các công cụ quản lý nhập khẩu sẽ giảm đi. Muốn thu hút hàng hóa của nước ngoài đi qua lãnh thổ của nước chủ nhà thì mức thuế quan quá cảnh phải ngày càng được giảm đi, nhà nước sẽ bù đắp lại nguồn thu bằng cách cung cấp các dịch vụ (như hàng hóa qua Kênh đào Panama thì phải cần tới nhiên liệu, nước ngọt).
EmoticonEmoticon