Sự cân bằng trên thị trường lao động


 


8.1.1. Cầu, cung và cân bằng trên thị trường lao động


*Cầu về lao động và các yếu tố ảnh hưởng


–   Cầu về lao động của doanh nghiệp


Cầu về lao động của một doanh nghiệp cho chúng ta biết lượng lao động mà doanh nghiệp sẵn lòng và mong muốn thuê mướn tương ứng với mỗi mức lương nhất định.


Doanh nghiệp cần lao động như một yếu tốđầu vào. Nó được sử dụng cùng với các yếu tố sản xuất khác để tạo ra các hàng hóa hay dịch vụđầu ra mà doanh nghiệp mong muốn. Khi mua sắm các đầu vào lao động, doanh nghiệp không “mua” hẳn những người công nhân mà chỉ mua khả năng làm việc của họ trong những khoảng thời gian nhất định. Nói cách khác, doanh nghiệp chỉ mua dịch vụ lao động chứ không phải bản thân người lao động. Đối với thị trường lao động, hoạt động mua bán ởđây thực chất là hoạt động thuê mướn (doanh nghiệp là người đi thuê, còn người lao động là người cho thuê). Đối tượng mua bán là dịch vụ lao động – sự phục vụ của người công nhân trong một khoảng thời gian nào đó, thường được đo bằng số giờ lao động chẳng hạn.


Nhưđã giải thích từ chương trước, đường cầu về lao động của một doanh nghiệp chính là đường doanh thu sản phẩm biên của lao động. Đó là một đường dốc xuống, phản ánh tình trạng: khi tiền lương hạ xuống, để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp có xu hướng sẵn sàng thuê mướn số lượng lao động nhiều hơn và ngược lại. Phân tích trực tiếp các yếu tốảnh hưởng đến doanh thu sản phẩm biên của lao động, ta có thể quy các yếu tố chi phối cầu lao động của một doanh nghiệp về những yếu tố sau: Thứ nhất, quỹ máy móc, thiết bị và các yếu tố sản xuất khác mà lao động được sử dụng trong quá trình sản xuất. Nếu quỹ này tăng lên, nếu mỗi lao động trung bình được sử dụng nhiều vốn hiện vật hơn trước, sản phẩm biên (đôi khi có thể gọi là năng suất biên) của mỗi đơn vị lao động sẽ tăng lên. Cầu về lao động vì thế sẽ tăng lên và đường cầu lao động sẽ dịch chuyển sang phải. Trong trường hợp ngược lại, cầu về lao động sẽ giảm, đường cầu về lao động sẽ dịch chuyển sang trái. Thứ hai, trình độ công nghệ. Cách thức sản xuất được cải tiến hay trình độ công nghệ tăng cũng làm cầu về lao động tăng lên ngay cả khi quỹ vốn hiện vật vẫn giữ nguyên như cũ. Ởđây, tác động của công nghệđến cầu về lao động cũng thông qua sự gia tăng sản phẩm biên của lao động. Thứ ba, biến động trên thị trường đầu ra. Giá sản phẩm đầu ra của lao động tăng lên, nếu các điều kiện khác giữ nguyên, cũng là yếu tố tác động trực tiếp đến sự gia tăng trong cầu về lao động. Khi đó, doanh thu sản phẩm biên của lao động tăng lên. Đường cầu về lao động sẽ dịch chuyển sang phải. Ngược lại, khi thị trường đầu ra ảm đạm, giá cả hàng hóa hạ xuống, cầu về lao động sản xuất đầu ra này cũng sẽ giảm theo. Trong trường hợp này đường cầu về lao động dịch chuyển sang trái.


–   Cầu về lao động của ngành


Cầu về một loại lao động của một ngành được suy ra bằng cách tổng hợp các đường cầu riêng rẽ về loại lao động đó của các doanh nghiệp. Do sự thay đổi của giá cả trên thị trường đầu ra khi các doanh nghiệp trong ngành cùng một lúc thuê mướn thêm hay cắt giảm lao động, nên như trong mục 7.2.2 ở chương 7 chúng ta đã phân tích, đường cầu lao động của ngành tuy dựa vào các đường tổng hợp theo chiều ngang các đường MVPL(mỗi đường chỉ gắn với một mức giá đầu ra nhất định) để thể hiện mình, song nó lại không phải chính là một đường nào đó trong số các đường trên. Nói chung nó là một đường dốc hơn so với các đường cộng theo chiều ngang nói trên.


–   Cầu thị trường về một loại lao động thể hiện mức cầu trong toàn bộ thị trường (trong toàn bộ nền kinh tế) về loại lao động nói trên tương ứng với từng mức lương. Nếu đối tượng mà ta phân tích là một loại lao động đặc thù, chỉ làm việc trong một ngành nhất định thì cầu thị trường về lao động này cũng chính là cầu về lao động của ngành. Còn nếu đây là một loại lao động có thể làm việc ở các ngành khác nhau (ví dụ lái xe, thợ hàn, thợđiện…) thì cầu thị trường về lao động này được suy ra bằng cách cộng theo chiều ngang cầu lao động của các ngành.


* Cung về lao động


Cung về một loại lao động trên một thị trường cụ thể phản ánh các số lượng lao động sẵn sàng làm việc tương ứng với các mức lương khác nhau. Khi lượng lao động cung ứng chỉ xuất phát và liên quan đến một cá nhân, ta có cung lao động của một cá nhân. Vì đường cung trên thị trường về thực chất chỉ là tổng hợp theo chiều ngang các đường cung cá nhân nên việc hiểu các quyết định cá nhân về cung ứng lao động điểm xuất phát để chúng ta hiểu cung về lao động nói chung.


- Quyết định cá nhân về cung ứng lao động:


Đối với một cá nhân, trong một khoảng thời gian xác định, anh ta (hay chị ta) hoặc là làm việc để có một khoản thu nhập nào đó, hoặc là nghỉ ngơi, giải trí (hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả việc xem vô tuyến, đi du lịch hay thuần túy là ngủ). Vì tổng số giờ tự nhiên trong khoảng thời gian xem xét là cốđịnh nên việc anh ta (hay chị ta)  tăng số giờ làm việc của mình lên cũng đồng nghĩa với việc giảm số giờ nghỉ ngơi đi và ngược lại. Nói một cách khác, mỗi cá nhân luôn luôn phải lựa chọn có tính chất đánh đổi giữa hai phương án thay thế nhau: làm việc – lao động – một sự hy sinh thời gian nghỉ ngơi để có thêm thu nhập và nghỉ ngơi – một “hoạt động” tự nó đem lại cho con người độ thỏa dụng nhất định song lại phải hy sinh thời gian làm việc, do đó, gián tiếp hy sinh một khoản thu nhập nào đó.


Có thể áp dụng mô hình về sự lựa chọn của người tiêu dùng mà chúng ta đã nghiên cứu ở chương 3 để phân tích sự lựa chọn của người lao động. Giờđây, người này phải cân nhắc, lựa chọn không phải giữa hai hàng hóa thông thường mà là giữa hai “hàng hóa” đặc biệt: thu nhập (kiếm được nhờ làm việc) và nghỉ ngơi. Mỗi cá nhân đều có một sở thích nhất định, do đó có một tập hợp các đường bàng quan nhất định thể hiện sở thích hay quan điểm đánh đổi của mình giữa thu nhập và nghỉ ngơi. Sở thích khác nhau khiến cho hình dạng của các đường bàng quan là khác nhau giữa các cá nhân. Mặt khác, việc lựa chọn của người lao động không chỉ phụ thuộc vào sở thích. Anh ta (hay chị ta) còn bị sự ràng buộc ngân sách. Nếu w là mức lương thị trường của một giờ lao động, thì sựđánh đổi thị trường ởđây là: khi bớt đi một giờ nghỉ ngơi, do người lao động có thêm một giờ lao động nên anh ta (hay chị ta) sẽ có thêm một lượng thu nhập bằng w. Nếu nghỉ ngơi toàn bộ, lượng hàng hóa nghỉ ngơi của người lao động đạt mức tối đa và bằng tổng số giờ tự nhiên của khoảng thời gian mà ta phân tích, còn thu nhập mà anh ta (hay chị ta) có chỉđơn giản là những khoản thu nhập phi lao động. Nếu dành tất cả thời gian cho làm việc, số giờ nghỉ ngơi bằng không, song thu nhập đạt mức cao nhất bao gồm cả thu nhập phi lao động lẫn thu nhập do lao động (khoản thứ hai này bằng số giờ làm việc nhân với w). Không quá đi sâu vào các chi tiết, áp dụng mô hình lựa chọn của người tiêu dùng vào trường hợp này giúp chúng ta có thể kết luận: điểm lựa chọn tối ưu của người  lao động chính là điểm mà ởđó đường ràng buộc ngân sách tiếp xúc với một đường bàng quan nào đó. Tại điểm này, tỷ lệđánh đổi thị trường giữa thu nhập (làm việc) và nghỉ ngơi (tức bớt 1 giờ nghỉ ngơi thì có thêm wđồng thu nhập và ngược lại) cũng chính bằng tỷ lệđánh đổi về sở thích (sẵn sàng hy sinh bao nhiêu thu nhập đểđược thêm 1 giờ nghỉ ngơi và ngược lại). Nói cách khác, số giờ nghỉ ngơi và số giờ làm việc tối ưu của người lao động đạt được khi tại giờ nghỉ ngơi cuối cùng, người lao động vẫn giữ nguyên độ thỏa dụng nếu có thêm (hay bớt đi) 1 giờ nghỉ ngơi song lại bớt đi (hay có thêm) một lượng thu nhập là w.


Mức lương w là một yếu tố tác động đến điểm lựa chọn của người lao động. (Độ dốc của đường ngân sách trong trường hợp này có thể dễ dàng nhận thấy chính là – w). Khi w thay đổi, đường ràng buộc ngân sách của người lao động sẽ xoay. Và điểm lựa chọn tối ưu của anh ta (hay chị ta) sẽ thay đổi. Điều đó có nghĩa là số giờ anh ta (hay chị ta) sẵn sàng nghỉ ngơi hay làm việc phụ thuộc vào mức lương w. Nói cách khác, lượng lao động (số giờ làm việc) mà người này sẵn sàng cung ứng sẽ khác nhau tương ứng với những mức lương khác nhau.


Vậy khi tiền lương tăng (hay giảm) thì lượng cung lao động của một cá nhân sẽ thay đổi theo chiều hướng nào? Nếu ta chờđón đường cung lao động của một cá nhân là một đường dốc lên nhưđường cung thông thường của các hàng hóa khác, thì ta phải dựđoán: khi tiền lương tăng, lượng cung lao động cũng sẽ tăng theo và ngược lại. Tuy nhiên, với đường cung về lao động, thực tế có phức tạp hơn đôi chút.


Khi tiền lương thay đổi người lao động sẽ bị tác động của hai hiệu ứng: hiệu ứng thu nhập và hiệu ứng thay thế. Chẳng hạn, khi tiền lương tăng lên, các điều kiện khác giữ nguyên nghĩa là thu nhập thực tế của người này tăng. Trở nên giàu có hơn, anh ta (hay chị ta) sẽ có khuynh hướng chi tiêu nhiều hơn cho các hàng hóa thông thường, đặc biệt là các hàng hóa cao cấp hay xa xỉ. Nghỉ ngơi là một loại hàng hóa như vậy. Khi thu nhập quá thấp, người ta không muốn nghỉ ngơi nhiều (trừ khi đó là đòi hỏi có tính chất sinh lý của cơ thể) mà luôn muốn được làm việc mỗi khi có thểđể có thêm những đồng thu nhập ít ỏi nhằm duy trì sự tồn tại của mình và gia đình. Khi thu nhập cao hơn, khi không còn phải quá lo cho việc mưu sinh, người ta luôn muốn có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn. Càng giàu có, người ta càng muốn có nhiều thời gian nghỉ ngơi để làm những việc mình thích, để giải trí, để sử dụng những đồng thu nhập đã kiếm được. Vì thế, giảđịnh nghỉ ngơi là một loại hàng hóa xa xỉ hay chí ít cũng là một loại hàng hóa thông thường là hoàn toàn hợp lý. Vì thế, khi tiền lương tăng lên, hiệu ứng thu nhập sẽ khiến người lao động muốn nghỉ ngơi nhiều hơn. Lượng lao động hay số giờ làm việc mà người này sẵn sàng cung ứng sẽ giảm. Mặt khác, khi tiền lương tăng lên cũng có nghĩa là chi phí cơ hội của một giờ nghỉ ngơi cũng tăng lên. Nghỉ ngơi trở nên đắt đỏ hơn trước. Lúc này hiệu ứng thay thế sẽ khiến cho người lao động có xu hướng thay thế nghỉ ngơi đang “đắt đỏ” lên một cách tương đối bằng phương án thay thế duy nhất: làm việc. Với tác động của hiệu ứng thay thế, người ta có xu hướng nghỉ ngơi ít hơn, và do đó, làm việc nhiều hơn. Trong trường hợp này, w tăng lại khiến lượng cung về lao động tăng.


Về mặt lý thuyết, hai hiệu ứng thu nhập và thay thế cùng phát huy tác dụng đồng thời khi tiền lương thay đổi. Việc hai hiệu ứng này tác động đến lượng cung lao động theo những chiều trái ngược nhau khiến cho người ta không thể kết luận được một cách chắc chắn rằng: khi w tăng, lượng cung lao động tăng hay giảm? Có ba khả năng xảy ra khi tiền lương tăng lên: 1) nếu hiệu ứng thay thế tỏ ra ảnh hưởng mạnh hơn đến các quyết định của người lao động thì cuối cùng, lượng cung lao động sẽ tăng. Đường cung lao động trong trường hợp này là một đường dốc lên. 2) Nếu hiệu ứng thay thế hoàn toàn triệt tiêu và cân bằng với hiệu ứng thu nhập thì lượng cung lao động sẽ không thay đổi. Trong quãng này, đường cung lao động là thẳng đứng. 3) Nếu hiệu ứng thay thế tác động yếu, hiệu ứng thu nhập trở nên nổi trội hơn, người lao động sẽ có khuynh hướng nghỉ ngơi nhiều hơn. Lương tăng rốt cục khiến anh ta (hay chị ta) làm việc ít đi. Đường cung lao động uốn vào phía sau và trở thành đường có độ dốc âm.


Quan sát thực nghiệm cho người ta thấy: khi mức lương xuất phát của người lao động là tương đối thấp, hiệu ứng thay thế thường trội hơn, do đó mức lương tăng lên kéo theo lượng cung lao động tăng; đường cung lao động khi này có xu hướng dốc lên. Còn khi người lao động đã có mức lương tương đối cao, hiệu ứng thu nhập thường ảnh hưởng mạnh. Nếu mức lương tiếp tục tăng, người ta sẽ sẵn lòng làm việc ít hơn (mức lương giờ cao cho phép người ta không cần làm việc nhiều giờ như trước) và đường cung lao động lúc này sẽ uốn vào phía sau. Tóm lại, đường cung lao động của một cá nhân vềđại thể là một đường dốc lên song có một phần uốn về phía sau. Đó chính là đặc điểm nổi bật của đường này.



Khi nào đường cung lao động của cá nhân sẽ dịch chuyển? Nói cách khác, những yếu tố nào khiến cho cung lao động của mỗi cá nhân thay đổi: anh ta (hay chị ta) sẵn sàng làm việc nhiều hơn hay ít hơn ở những mức lương như cũ? Vận dụng mô hình lựa chọn của người tiêu dùng, ta có thể thấy một số yếu tố sau đây thường nằm sau đường cung lao động của một cá nhân: thứ nhất, sở thích hay quan điểm đánh giá cá nhân của người này về thu nhập (tiền bạc) và nghỉ ngơi. Sở thích khác nhau sẽ khiến cho đường bàng quan của mỗi người là khác nhau. Bởi vậy, tuy cùng đối diện với các mức lương thị trường như nhau, hai người khác nhau vẫn có thể có những lựa chọn giữa làm việc và nghỉ ngơi khác nhau, do đó có đường cung lao động khác nhau. Cũng với lập luận như vậy, có thể thấy đối với một cá nhân, khi sở thích của người này thay đổi, đường cung lao động của anh ta (hay chị ta) sẽ thay đổi hay dịch chuyển. Thứ hai, chi phí nuôi dưỡng, đào tạo… để hình thành khả năng (thể lực, kiến thức, kỹ năng…) làm việc của cá nhân. Nếu các điều kiện khác giữ nguyên, chi phí này tăng lên sẽ làm cho cung lao động cá nhân nói chung giảm. Khi chi phí để làm việc tăng lên, nghỉ ngơi sẽ rẻđi một cách tương đối. Trong điều kiện như cũ, người lao động sẽ làm việc ít hơn ở mỗi mức lương. Không phải ngẫu nhiên mà nguồn cung lao động phổ thông, giản đơn, với chi phí đào tạo thấp thường dồi dào hơn so với nguồn cung lao động kỹ năng cao, đòi hỏi chi phí đào tạo lớn. Với loại lao động thứ nhất, đường cung nằm ở phía bên phải đường cung của dạng lao động thứ hai. Khi áp dụng lập luận này cho riêng một cá nhân, có thể kết luận một cách tổng quát là: nếu chi phí để tiếp cận công việc của người lao động tăng lên, đường cung lao động của anh ta (hay chị ta) sẽ dịch chuyển lên trên và sang trái; ngược lại, khi chi phí đó rẻđi, đường cung lao động của người này sẽ dịch chuyển xuống dưới và sang phải.


–   Cung ứng lao động nói chung cho nền kinh tế xét như một tổng thể


Xét cung lao động chung cho cả nền kinh tế (chưa phân chia lao động theo các nghề khác nhau), ta thấy một mặt nguồn cung lao động phụ thuộc vào quyết định cung ứng lao động của mỗi cá nhân khi họ tham gia vào lực lượng lao động – quyết định này cho biết một cá nhân trung bình trong lực lượng lao động sẵn sàng làm việc bao nhiêu giờ trong một năm với những mức lương xác định. Mặt khác, nó phụ thuộc vào số lượng người tham gia vào lực lượng lao động – tức lực lượng của những người hiện đang làm việc hay đang tìm kiếm việc làm. Về nguyên tắc, có thể dễ dàng thừa nhận rằng, với số giờ lao động xác định mà một cá nhân lao động trung bình sẵn sàng cung ứng trong khoảng thời gian 1 năm chẳng hạn, nguồn cung lao động chung của cả nền kinh tế sẽ tăng lên khi số lượng người tham gia trong lực lượng lao động tăng lên và ngược lại. Đến lượt mình, tổng số người tham gia vào lực lượng lao động lại phụ thuộc vào: 1) quy mô và cơ cấu dân số. Những thay đổi trong quy mô và cơ cấu dân số luôn luôn ảnh hưởng đến nguồn cung về lao động nói chung. Tỷ lệ tăng, giảm dân số tự nhiên hay cơ học (do hiện tượng nhập cư hay di cư) đều ảnh hưởng đến quy mô dân số. Cơ cấu dân số thường trực tiếp ảnh hưởng đến số lượng người ở trong độ tuổi lao động, có tiềm năng lao động. Một nước có cơ cấu dân số trẻ như Việt Nam trong thời kỳ hiện nay thường đối diện với sức ép về việc làm: số người bước vào độ tuổi lao động hàng năm tương đối cao cùng với sự gia tăng của quy mô dân số. Ở những nước phát triển như Nhật Bản chẳng hạn lại diễn ra một hiện tượng ngược lại: tỷ lệ người già tăng lên trong khi tỷ lệ người có khả năng lao động lại giảm xuống. 2) Tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động. Tỷ lệ tham gia cho chúng ta biết tỷ lệ phần trăm của nhóm dân cư nằm trong độ tuổi lao động quyết định tham gia vào lực lượng lao động. Với một quy mô dân số xác định, một số lượng người nhất định nằm trong độ tuổi lao động, tỷ lệ tham gia tăng có nghĩa là số lượng người tham gia lực lượng lao động tăng. Điều đó sẽ làm cho cung lao động nói chung của cả nền kinh tế tăng một khi các yếu tố khác được giữ nguyên.


Tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động chịu sự tác động của các yếu tố kinh tế, xã hội, văn hóa khác nhau. Trong một xã hội mà phụ nữ thực sự có quyền bình đẳng và có khả năng và điều kiện tham gia tích cực vào các công việc xã hội, người ta ít thấy sự khác biệt về tỷ lệ tham gia giữa phụ nữ và nam giới (mặc dù thường với những người phụ nữđã lập gia đình, tỷ lệ tham gia vẫn thấp hơn so với tỷ lệ tham gia ởđàn ông) so với một xã hội mà ởđó chức năng của người phụ nữđược cho là chỉ phù hợp với những công việc nội trợ trong gia đình. Ở những nước hồi giáo, phụ nữ ít tham gia vào thị trường lao động, do đó, một bộ phận đáng kể dân số trong độ tuổi lao động đã đứng ngoài lực lượng lao động. Những yếu tố văn hóa – xã hội này rõ ràng tác động mạnh vào sở thích hay thái độ của các cá nhân, khiến cho quan niệm của họ về giá trị của thu nhập, của làm việc và nghỉ ngơi ở các nền kinh tế khác nhau cũng trở nên khác nhau. Trình độ phát triển kinh tế-xã hội chung cũng ảnh hưởng đến sở thích này. Khi phần đông dân cưđánh giá cao hơn các giá trị do nghỉ ngơi và thời gian nhàn rỗi mang lại, tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động sẽ có xu hướng giảm nếu không được các yếu tố khác bù đắp lại.


Ngoài yếu tố tác động đến sở thích chung của các cá nhân, tỷ lệ tham gia còn phụ thuộc vào: 1) thu nhập phi lao động nói chung của dân cư. Thu nhập do lao động không phải nguồn thu nhập duy nhất. Người ta có thể có những thu nhập từ việc cho thuê đất, gửi tiền tiết kiệm, mua chứng khoán, đầu tư bất động sản… Khi thu nhập phi lao động thay đổi, một hiệu ứng thu nhập thuần túy (không kèm theo hiệu ứng thay thế vì ởđây giá tương đối giữa một giờ làm việc và một giờ nghỉ ngơi không thay đổi) xuất hiện. Hiệu ứng này sẽảnh hưởng đến quyết định chi tiêu nói chung của dân cư về các hàng hóa, trong đó có hàng hóa “nghỉ ngơi”. Chẳng hạn, khi thu nhập phi lao động giảm sút, người ta sẽ có xu hướng nghỉ ngơi ít đi, do đó muốn làm việc nhiều hơn. Tỷ lệ tham gia nhờđó có xu hướng tăng. Ngược lại, khi thu nhập phi lao động tăng, người ta có xu hướng tiêu dùng nhiều hàng hóa “nghỉ ngơi” hơn, do vậy, tỷ lệ tham gia có thể giảm. 2) Chi phí cốđịnh khi đi làm  hay lao động. Đó là những khoản chi phí không phụ thuộc vào số giờ lao động cao hay thấp mà người lao động phải gánh chịu khi quyết định đi làm. Ví dụ, khi đi làm, những người trước đây được nhận các khoản trợ cấp thất nghiệp hay các trợ cấp xã hội khác phải từ bỏ các khoản trợ cấp này. Rõ ràng đây là một khoản chi phí cốđịnh giống như chi phí đi lại, mua sắm trang phục đểđi làm… Khi mức trợ cấp xã hội nói trên lớn, chi phí cốđịnh của việc đi làm cao. Những người chỉ có khả năng tham gia hoạt động ở những khu vực có tiền lương thấp sẽ ít muốn tham gia vào lực lượng lao động. Nói cách khác, khi chi phí cốđịnh của việc đi làm tăng lên, khi các điều kiện khác là giữ nguyên, tỷ lệ tham gia có xu hướng giảm và ngược lại. 3) Mức tiền công hay tiền lương thực tế. Sự thay đổi trong mức tiền lương thực tế trung bình trong nền kinh tế cũng ảnh hưởng đến mức độ tham gia của các cá nhân vào lực lượng lao động. Khi tiền lương thực tế trung bình tăng lên, một số người trước đây vẫn nằm ngoài lực lượng lao động sẽđược lôi cuốn vào lực lượng này do lợi ích tương đối của việc đi làm so với ở nhà nghỉ ngơi hoàn toàn tăng lên (chi phí cốđịnh của việc đi làm giảm xuống một cách tương đối). Tỷ lệ tham gia vì thế cũng tăng lên. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, tiền lương thực tếở nhóm có tiền lương cao tăng có thể khiến họ giảm số giờ lao động sẵn sàng cung ứng trong năm, mặc dù họ không hề muốn rút lui khỏi lực lượng lao động. Trong trường hợp này, số giờ lao động trung bình của một cá nhân cung cấp có thể giảm xuống chút ít. Tuy thế, do số người có mức lương cao và bị hiệu ứng thu nhập tác động mạnh như vậy có lẽ chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ nên chúng ta vẫn có thể khẳng định xu hướng chung là: khi tiền lương thực tế nói chung tăng lên, tỷ lệ tham gia và lượng lao động sẵn sàng cung ứng trong cả nền kinh tế tăng lên.


–   Cung ứng lao động cho một ngành


Một ngành riêng biệt chỉ là một bộ phận của nền kinh tế. Cung lao động cho một ngành thường không tách rời các ngành khác vì lao động có khả năng di chuyển từ ngành nọ sang ngành kia. Trong trường hợp sự di chuyển này là hoàn toàn dễ dàng (ví dụ những người thợ hàn hay lái xe tải có thể dễ dàng chuyển từ ngành công nghiệp sản xuất ô tô sang ngành xây dựng và ngược lại mà gần như không cần bất cứ sựđào tạo bổ sung nào), sự chênh lệch tiền lương của loại lao động này trong các ngành khác nhau chỉđược phép duy trì khi nó phản ánh những đặc tính phi tiền tệ khác nhau giữa các ngành. Ví dụ, một người thợ hàn làm việc trong môi trường độc hại hơn, nguy hiểm hơn (do thường xuyên phải làm việc trên cao chẳng hạn), ở những nơi điều kiện sống khó khăn hơn (ngoài khơi, biên giới, hải đảo…) được nhận tiền lương cao hơn so với một người thợ hàn tương tự song làm việc trong những điều kiện an toàn và có môi trường sống thuận lợi hơn. Vượt quá ngưỡng đó, sự khác biệt quá mức về tiền lương giữa các ngành khác nhau sẽ tạo ra sự di chuyển lao động từ nơi có tiền lương thấp đến nơi có tiền lương cao hơn. Bằng sự di chuyển này, trên toàn bộ nền kinh tế có một sự cân bằng nào đó (phản ánh trạng thái cầu và cung chung của cả nền kinh tế về loại lao động đó) để sự chênh lệch về lương giữa các ngành chỉ nhằm bù đắp lại những đặc tính phi tiền tệ. Có thể phân tích cung thị trường nói chung về một loại lao động nghề nghiệp cụ thể tương tự như phân tích cung lao động tổng thể cho cả nền kinh tế. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý một vài điểm khác biệt. Đối với một loại lao động có tính chất giản đơn, chỉđòi hỏi kỹ năng lao động thấp, chi phí đào tạo không đáng kể, nguồn cung lao động nói chung rất dồi dào. Cung lao động dạng này khá co giãn. Chỉ cần tiền lương tăng lên chút ít, sẽ có nhiều cánh tay lao động sẵn sàng cung ứng. Đường cung lao động vì vậy tương đối nằm ngang. Đối với loại lao động phức tạp hơn, những kỹ năng lao động của nó đòi mất phải nhiều thời gian và tiền bạc đểđào tạo hơn, nguồn cung về nguyên tắc tương đối khan hiếm hơn. Mặt khác, khi mức lương tăng lên, số lượng lao động có thể tham gia cung ứng không dễ dàng tăng lên nhanh và nhiều như trường hợp lao động giản đơn. Vì thếđường cung lao động loại này thường dốc đứng hơn.


Đối với một ngành nhỏ (hiểu theo nghĩa loại lao động chúng ta đang phân tích được sử dụng trong ngành chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ so với trong cả nền kinh tế), khả năng đáp ứng nhu cầu về lao động trong ngành từ cả nền kinh tế, xét một cách tương đối, là rất lớn. Ngành có thể thuê thêm lao động một cách dễ dàng mà hầu như không phải tăng lương. Đường cung lao động mà ngành đối diện có thể coi như một đường nằm ngang. Điều này cũng phản ánh một sự kiện: mức lương cân bằng chung của loại lao động này được quyết định trên phạm vi cả thị trường có tính chất liên ngành mà ngành chỉ là “kẻ chấp nhận giá”. Chỉở những ngành lớn, nơi lao động thuộc một nghề nào đó được sử dụng một cách tập trung, cung lao động mới thể hiện rõ rệt như một đường dốc lên. Việc mở rộng hoạt động thuê mướn loại lao động này trong ngành sẽđẩy mức tiền lương lên. Về cơ bản, việc di chuyển lao động từ các ngành khác đến coi như không đáng kể. Để có thể mở rộng lượng cung lao động của các cá nhân trong ngành, tiền lương lao động phải tăng lên, nhất là trong ngắn hạn khi mà nguồn cung lao động trong ngành tương đối cốđịnh.


Đối với một số loại lao động mà kỹ năng làm việc là có tính chất tương đối đặc thù theo ngành, sự di chuyển lao động từ ngành này sang ngành kia là khó khăn, nhất là trong ngắn hạn. Ví dụ, lao động của những kiến trúc sư chỉ thích hợp với ngành xây dựng. Họ không thể làm việc theo đúng chuyên môn đượcđào tạo ở một ngành khác như ngành dệt, cơ khí… Hoặc nếu coi y tế là một ngành thì lao động của bác sỹ cũng là một loại lao động đặc thù. Các bác sỹ không thể dễ dàng chuyển sang ngành khác để hoạt động. Trong trường hợp này, các thị trường lao động nghề nghiệp bị cắt khúc theo ngành. Ngành không hy vọng hút được lao động từ ngành khác sang chỉ nhờ mức lương cao hơn. Đường cung về loại lao động này cho ngành phải là một đường dốc lên: Tiền lương phải cao hơn mới cuốn hút được số lượng lao động cung ứng nhiều hơn.


Nói chung đường cung lao động cho ngành trong dài hạn có xu hướng thoải hơn so với đường cung ngắn hạn. Trong ngắn hạn, số lao động làm việc trong ngành là tương đối cốđịnh, đặc biệt là đối với các lao động cần được đào tạo. Lương tăng vẫn làm lượng cung về lao động tăng song chủ yếu dựa vào sự tăng số giờ lao động cung ứng của những người đang làm việc. Trong dài hạn, lương của một loại lao động trong một ngành tăng lên sẽ kéo theo và cuốn hút lao động từ các ngành khác chuyển sang cũng như những người nằm ngoài lực lượng lao động gia nhập vào ngành. Khi thời gian đủ dài, người ta có thể chuyển đổi nghề nghiệp từ lĩnh vực nọ sang lĩnh vực kia, miễn là sự khuyến khích về lương là đủ mạnh. Điều đó làm cho đường cung lao động dài hạn trở nên thoải hơn.


* Cân bằng trên thị trường lao động


- Cân bằng trên thị trường lao động của ngành.


Đối với một ngành, cầu và cung của ngành về một loại lao động cụ thể sẽ quyết định mức lương và số lượng lao động làm việc trong ngành. Với giảđịnh thị trường lao động trong trường hợp này là thị trường cạnh tranh hoàn hảo và chính phủ không có hoạt động can thiệp nào, với đường cầu lao động của ngành là D1, đường cung lao động là S1 như trong hình 8.2, trạng thái cân bằng trên phạm vi ngành thoạt tiên là điểm E. Mức lương cân bằng trong ngành lúc này là w1, lượng lao động được thuê mướn là L1. Chỉ có tại điểm E thị trường mới ở trong xu hướng ổn định tương đối. Tại E không có hiện tượng dư cung hoặc dư cầu, do đó không có áp lực buộc thị trường phải dịch chuyển đến một trạng thái khác.



Những yếu tố tác động đến cung, cầu lao động của ngành, làm cho các đường này dịch chuyển sẽ làm cho trạng thái cân bằng của thị trường lao động trên phạm vi ngành thay đổi. Ví dụ, sự mở rộng nhanh chóng thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm dệt may và sự nâng cấp công nghệ trong ngành khiến cho nhu cầu về lao động dệt tăng lên. Đường cầu về lao động của ngành sẽ dịch chuyển, chẳng hạn, từđường D1 sang phải thành đường D2. Điểm cân bằng mới giờđây chuyển vềđiểm F. Mức lương cũng như số lao động được thuê mướn cân bằng của ngành tăng lên tương ứng là w2L2.


Tuy nhiên, nhưở trên chúng ta đã đề cập, lao động là yếu tố sản xuất mang tính chất cơđộng, có thể di chuyển từ ngành nọ sang ngành kia. Sự di chuyển này đòi hỏi trạng thái cân bằng của ngành này phải tương hợp với ngành kia, nếu không áp lực thay đổi vẫn tồn tại. Giả sử cả hai ngành A và B đều sử dụng một loại lao động nghề nghiệp có kỹ năng giống hệt nhau. Trạng thái cân bằng riêng biệt ở thị trường lao động trong phạm vi ngành A xác lập một mức lương là w1A, trong khi đó cung cầu lao động trong ngành B lại xác lập tạm thời một mức lương cân bằng là w1B. Giả sửđiều kiện làm việc ở hai ngành trên là tương tự nhau. Trong trường hợp này, nếu tiền lương giữa hai ngành mà khác biệt, hiện tượng di chuyển lao động từ ngành có mức lương thấp sang ngành có tiền lương cao hơn sẽ xuất hiện. Ví dụ, giả sửw1A lớn hơn w1B, một số lao động từ ngành B sẽ rút lui khỏi ngành để xin sang làm việc ở ngành A. Hiện tượng này sẽ làm cho cung lao động ở ngành A tăng lên, đường cung lao động của ngành dịch chuyển sang phải. Kết cục tiền lương ở ngành A sẽ hạ xuống. Ngược lại, cung lao động ở ngành B giảm xuống, đường cung lao động của ngành dịch chuyển sang bên trái. Nhờđó, tiền lương của ngành tăng lên. Quá trình này dần dần làm cho tiền lương ở hai ngành xích lại gần nhau. Nếu sự di chuyển lao động giữa ngành nọ sang ngành kia là “hoàn hảo”, chỉ khi sự khác biệt về lương giữa hai ngành bị xóa bỏ thì quá trình di chuyển lao động mới dừng lại. Khi đó, một trạng thái cân bằng chung giữa hai thị trường được xác lập với một mức lương thống nhất: w2A = w2B.Ởđây, chính sự di chuyển lao động giữa các ngành đã làm san bằng sự khác biệt về lương. Hệ quả chung là: nếu cung cầu lao động của một ngành thay đổi khiến cho tiền lương của lao động trong ngành tăng lên thì sự kiện này sẽ có xu hướng tác động đến mức lương ở các ngành khác. Áp dụng ví dụ ta vừa phân tích, có thể dễ dàng nhận thấy là: sự tăng lương ở ngành A sẽ lan tỏa và kéo theo sự tăng lương ở ngành B.



Khi bàn về sự di chuyển lao động giữa các ngành, không nhất thiết ta chỉ giới hạn sự phân tích cho các lao động thuộc cùng một nghề giống nhau, nhưng làm việc ở các ngành khác nhau. Việc lấy ví dụ về lao động thuộc cùng một loại nghề nghiệp chỉ nhằm nhấn mạnh khả năng dễ di chuyển của lao động. Về nguyên tắc, khi lao động càng dễ dàng di chuyển từ ngành, nghề này sang một ngành, nghề khác, tiền lương giữa chúng càng ít khác biệt. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều yếu tố ngăn cản sự di chuyển lao động.  Vì thế, sự chênh lệch về lương giữa các ngành, nghề vẫn tồn tại. Chúng ta sẽ giải thích kỹ hơn vấn đề này ở phần sau.


2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự cân bằng của thị trường lao động


 Thị trường lao động là một loại thị trường đặc biệt. Nó gắn liền với hoạt động cơ bản của con người, đồng thời là nơi “tạo ra” thu nhập của đông đảo tầng lớp dân cư trong xã hội. Vì thế sự vận hành của thị trường lao động nhận được sự quan tâm không chỉ của từng người lao động với tư cách là những người cung ứng và các doanh nghiệp với tư cách là người mua mà còn của nhà nước và các tổ chức công đoàn… Chính do có sự can thiệp này mà điểm cân bằng của thị trường bị thay đổi cũng như không phải lúc nào thị trường cũng có thể tựđiều chỉnh đểđạt đến trạng thái cân bằng của nó. Ởđây tồn tại những yếu tố ngăn trở khả năng hội tụ vềđiểm cân bằng thông thường của thị trường. Những yếu tốđó là: chính sách tiền lương của chính phủ, hoạt động can thiệp của công đoàn, lợi thế nhờ quy mô và khả năng ngăn cản sự nhập ngành của doanh nghiệp mới, lợi thế của người trong cuộc, chính sách tiền lương hiệu quả…


*   Tác động của chính phủ: quy định tiền lương tối thiểu, thuế thu nhập


Chính phủ có thể can thiệp vào thị trường lao động theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, tác động của chính phủđến thị trường lao động có thểđược quy lại về hai loại: hoặc là làm cho thị trường không trở vềđược trạng thái cân bằng, hoặc là làm cho điểm cân bằng thị trường thay đổi. Chính sách tiền lương tối thiểu của chính phủ thuộc về loại thứ nhất, còn các chính sách như thuế thu nhập, trợ cấp thất nghiệp, hoặc việc chính phủ tham gia vào thị trường lao động với tư cách là người thuê nhân công… thuộc về loại thứ hai.


*   Chính sách tiền lương tối thiểu được chính phủ nhiều nước áp dụng. Mục đích của chính sách này là ngăn ngừa những người thuê lao động (các doanh nghiệp hoặc các chủ thuê khác) trả công quá thấp cho những người làm thuê, do đó nó thường được coi là chính sách bảo vệ lợi ích của những người lao động, đặc biệt những người có mức tiền lương tương đối thấp. Thật ra chính sách này cũng chỉ có ý nghĩa với nhóm lao động có mức tiền lương thấp này. Đối với trường hợp lương cân bằng thị trường cao vượt quá mức lương tối thiểu do chính phủ quy định, cân bằng thị trường không bịđụng chạm đến.


Ảnh hưởng của chính sách tiền lương tối thiểu – tức sự quy định có tính chất pháp lý theo đó chính phủ không cho phép các doanh nghiệp trả lương thấp hơn một mức lương tối thiểu nào đó – thực chất là ảnh hưởng của chính sách kiểm soát giá dưới dạng quy định giá sàn mà chúng ta đã nghiên cứu ở chương 2. Trong trường hợp chính sách này có hiệu lực, mức lương trên thị trường bị neo lại ở mức lương tối thiểu (wm) và không hạđược xuống mức lương cân bằng (w*) (hình 8.4 ). Với mức lương wm, lượng cung lao động Lsm lớn hơn lượng cầu về lao động Ldm. Trên thị trường sẽ tồn tại hiện tượng dư cung về lao động – một số lao động sẵn sàng làm việc với mức lương thấp hơn nhưng không tìm được việc làm và phải lâm vào tình thế thất nghiệp. Sức ép hạ tiền lương do dư cung tạo ra không dẫn đến những điều chỉnh của thị trường do quy định mức lương tối thiểu của chính phủ. Kết cục là thị trường mất cân bằng. Đối với số người thất nghiệp phát sinh do chính sách này, đây rõ ràng không phải là hậu quả mà họ mong đợi.



Việc đánh thuế vào tiền lương lại tạo ra một kết cục khác. Trong trường hợp điển hình, thuế làm cho mức lương mà doanh nghiệp phải bỏ ra để thuê nhân công tăng lên đồng thời mức lương mà người lao động nhận được giảm. Vì thế lượng giao dịch thị trường tức số lượng lao động được thuê mướn giảm song vẫn ở trạng thái cân bằng cung – cầu.


Trợ cấp thất nghiệp hoặc rộng hơn là các khoản trợ cấp xã hội được thiết kếđể hỗ trợ và giảm thiểu những rủi ro cho những người bị thất nghiệp như một trong những mắt xích của mạng lưới an sinh xã hội. Tuy nhiên, mức trợ cấp thất nghiệp cao có thể làm cho chi phí cốđịnh của việc đi làm trở nên cao. Điều này ngăn trở người ta tích cực đi tìm việc một cách thực sự. Nó sẽ góp phần làm mức thất nghiệp chung có thể duy trì ở mức cao, mặc dù khác với dạng thất nghiệp ở trên, đây là là dạng thất nghiệp được coi là tự nguyện.


*   Hoạt động của công đoàn: Công đoàn là tổ chức của những người lao động được thành lập nhằm bảo vệ lợi ích của những người này. Khi tham gia vào công đoàn, những người lao động ủy thác cho tổ chức này quyền đại diện cho mình trong các cuộc mặc cả, đàm phán với giới chủ doanh nghiệp về các điều kiện làm việc, lương và các chính sách đối xử khác với người lao động. Nhờ tập trung và thống nhất sức mạnh đàm phán của nhiều người vào một tổ chức, công đoàn trở thành một thế lực mặc cả, đàm phán có trọng lượng. Quyền lực của công đoàn thể hiện ở chỗ: nó có thể gây sức ép với giới chủ doanh nghiệp bằng cách đe dọa tổ chức các cuộc bãi công có nhiều người tham gia. Tùy theo mức hiện thực của lời đe dọa, quy mô tiềm năng của các cuôc bãi công, mức thiệt hại có thể của các doanh nghiệp mà sức mạnh của công đoàn được đánh giá cao hay thấp.


Một tổ chức công đoàn mạnh, được tổ chức tốt có thể mặc cảđể buộc giới chủ doanh nghiệp phải trả hoặc duy trì mức lương cao hơn mức lương cân bằng trên thị trường. Ảnh hưởng này của công đoàn cũng tương tự như chính sách tiền lương tối thiểu. Việc thỏa thuận được mức lương cao hơn mức lương cân bằng có thểđem lại lợi ích cho đa số các đoàn viên công đoàn, những người vẫn duy trì được việc làm song lại nhận được mức lương cao. Tuy nhiên, giống như chính sách tiền lương tối thiểu, do can thiệp vào quá trình định lương, tác động của công đoàn làm cho tiền lương trở nên cứng nhắc, không còn có khả năng tựđiều chỉnh để xác lập trạng thái cân bằng. Nạn thất nghiệp xuất hiện trong trường hợp này xét trên phạm vi toàn tổ chức công đoàn là hoàn toàn tự nguyện mặc dù nó có thể là sự không mong đợi (bị bắt buộc) đối với những đoàn viên công đoàn hay những người lao động khác không may mắn do bị mất việc làm.


*   Lợi thế theo quy mô


Lợi thế theo quy mô ởđây là cách nói quy ước ám chỉ trường hợp thị trường không còn là thị trường cạnh tranh hoàn hảo, do đó nhà sản xuất có quyền lực thị trường đến mức có khả năng ngăn chặn khả năng gia nhập ngành của các doanh nghiệp mới. Điều này chỉđúng với trường hợp thị trường độc quyền thuần túy hay độc quyền nhóm. Dựa trên lợi thế quy mô lớn hoặc do có sức mạnh thị trường khác, những doanh nghiệp đã hoạt động trong ngành có thể tạo ra những trở ngại (sẵn sàng tiến hành quảng cáo với ngân sách quảng cáo lớn, xây dựng những nhà máy lớn, dư thừa công suất hoạt động, thiết lập hệ thống đại lý phân phối hàng độc quyền…) cho việc gia nhập ngành. Trong trường hợp này, lợi thế theo quy mô đã ngăn cản những người thất nghiệp có thể làm việc cho các doanh nghiệp mới tiềm năng, ngay cả khi họ sẵn sàng chấp nhận mức lương thấp hơn mức lương của các công nhân đang làm việc trong các doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường. Sự tồn tại kiểu thất nghiệp không tự nguyện như vậy cho thấy thị trường lao động không ở trạng thái cân bằng.


*   Ưu thế của người trong cuộc so với người ngoài cuộc


Không phải ngẫu nhiên mà thị trường lao động khó xác lập nhanh chóng trạng thái cân bằng của mình như các thị trường hàng hóa khác. Trên thị trường này, tồn tại nhiều yếu tố ngăn cản nó trở thành một thị trường cạnh tranh hoàn hảo thực sự. Chi phí tuyển dụng lớn (doanh nghiệp không dễ dàng đánh giá chính xác phẩm chất và năng lực của những người xin việc, do đó thường phải tiến hành phỏng vấn, thi tuyển vất vả, tốn kém); chi phí không nhỏ cho việc đào tạo, huấn luyện người lao động mới  được tuyển dụng theo nhu cầu của từng loại công việc đặc thù; thời gian dài cần thiết để  người lao động thích nghi được với môi trường làm việc mới, hình thành được kỹ năng cần thiết, có khả năng hợp tác được với những người xung quanh ở các bộ phận khác nhau… tất cả những điều đó cũng tạo ra các trở ngại khác nhau đối với việc tuyển dụng lao động mới, và vì thế, khiến cho những người đang làm việc trở nên có ưu thế. Ởđây, sự thay thế những người lao động mới ở bên ngoài doanh nghiệp (có thể gọi là những người ngoài cuộc) cho những người đang làm việc trong doanh nghiệp (những người trong cuộc) là một sự thay thế không hoàn hảo, đem lại những tốn kém không nhỏ cho doanh nghiệp. Trong trường hợp này, doanh nghiệp nhiều khi không thực sự có lợi nếu sa thải các công nhân hiện hành không chấp nhận hạ lương và thay thế họ bằng những người hiện đang thất nghiệp sẵn lòng làm với mức lương thấp hơn.


Dựa vào những lợi thế trên, những người đang làm việc trong doanh nghiệp – những người trong cuộc, thậm chí còn có thể tạo ra những trở ngại chiến lược đối với việc gia nhập ngành của những người lao động tiềm năng bên ngoài. Với sựđe dọa đình công hoặc gây trở ngại cho quá trình sản xuất, nếu như việc tuyển dụng lao động mới được tiến hành ồạt, những công nhân có kinh nghiệm có thể thuyết phục và lôi cuốn được sựủng hộ của sốđông những người trong cuộc mà không nhất thiết phải có sự hiện diện của tổ chức công đoàn. Sựđe dọa nói trên chỉ hiện thực hóa lợi thế của những người “trong cuộc” – những người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp, cho phép họ có thể mặc cảđể duy trì được mức tiền lương cao hơn so với mức lương mà những người “ngoài cuộc” sẵn sàng chấp nhận. Tình thế này làm cho thị trường không xác lập được trạng thái cân bằng với mức lương thấp hơn.


*   Chính sách tiền lương hiệu quả: một số doanh nghiệp áp dụng chính sách tiền lương hiệu quả theo đó chủ doanh nghiệp chấp nhận trả lương cao cho toàn bộ hay một nhóm lao động nhất định nhằm tạo ra sự gắn bó của người lao động với doanh nghiệp, khuyến khích họ tự giác nâng cao năng suất lao động, hạn chế hiện tượng bỏ việc… Khi mức lương cao nói trên vượt quá mức lương cân bằng trên thị trường thì nó cũng có tác dụng ngăn cản sự xác lập trạng thái cân bằng của thị trường lao động.


Lý do giải thích chính sách tiền lương hiệu quả là vấn đề thông tin. Những khó khăn trong việc đánh giá năng lực và phẩm chất thực sự của những người lao động cũng như những trở ngại trong việc giám sát họ thực hiện công việc của mình (họ có bỏ giờ, trốn việc hay làm việc với mức cố gắng thấp hay không?…) là những thiếu hụt thông tin rất đặc trưng trên thị trường lao động. Trong điều kiện này, lý thuyết tiền lương hiệu quả cho rằng việc doanh nghiệp trả lương bình quân cho những người đang làm việc cao hơn mức lương mà thị trường sẵn sàng chấp nhận là có lợi đối với doanh nghiệp. Thứ nhất, khi doanh nghiệp trả một khoản tiền lương cao hơn mức lương cân bằng thị trường, thực tế nó đang trả thêm một khoản tiền thưởng dùng để khuyến khích những người lao động có năng suất cao gắn bó với doanh nghiệp, ngăn ngừa khả năng họ rời bỏ doanh nghiệp do cho rằng doanh nghiệp đã không đánh giá đúng năng lực thực sự của họ. Thứ hai, tiền lương cao tạo ra chi phí cơ hội lớn hơn đối với việc trốn việc, bỏ việc hay thậm chí sự thiếu cố gắng của người công nhân khi những hiện tượng này bị phát hiện. Vì thế nó cũng tạo ra động cơđể công nhân làm việc tốt hơn, tự giác hơn.


Những yếu tố khiến cho thị trường lao động không xác lập được trạng thái cân bằng đều có một điểm chung là: chúng làm cho tiền lương thị trường trở nên cứng nhắc, không còn khả năng tựđiều chỉnh một cách linh hoạt để làm thị trường nhanh chóng trở vềđiểm cân bằng.

Previous
Next Post »