Thực trạng cán cân thanh toán quốc tế VN giai đoạn 2010-2012



1.1.   Cán cân thương mại


Cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế. Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch giữa chúng (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu).


Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt nam năm 2010 có nhiều dấu hiệu khởi sắc hơn nhiều so với năm 2009. Tính chung cả năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 71,6 tỷ USD, tăng 25,5% so với năm 2009 trong khi tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 84 tỷUSD, tăng 20,1% so với cùng kỳnăm trước. Theođó, cán cân thương mại năm 2010 mặc dù vẫn thâm hụt khá cao, khoảng 12,4 tỷUSD nhưng thấp hơn so với mức nhập siêu 12,85 tỷUSD của năm 2009 và chỉbằng 16,9% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2010.


Về cơ cấu xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu dầu thô sụt giảm khá mạnh trong khi kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng phi dầu thô lại có mức tăng trưởng ấn tượng. Lý do của việc sụt giảm kim ngạch xuất khẩu dầu thô là do khả năng khai thác chưa cao và nhu cầu sử dụng dầu thô cho nhà máy lọc dầu Dung Quất tăng cao. Bên cạnh đó, giá dầu trên thếgiới có xu hướng giảm cũng đã ảnh hưởng đến khối lượng và giá trịdầu thô xuất khẩu. So với cùng kỳnăm 2009, khối lượng dầu thô xuất khẩu giảm 40,3% làm cho giá trịxuất khẩu sụt giảm 20,2%. Nhưvậy, có thểthấy rằng, sựtăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu năm 2010 chủyếu dựa vào việc tăng xuất khẩu của các mặt hàng phi dầu thô với giá trị lên tới 66,69 tỷ USDXét về kim ngạch nhập khẩu, một sốnguyên liệu thô và đầu vào trung gian cho các ngành sản xuất phục vụxuất khẩu như bông, sợi dệt và nguyên phụ liệu dệt may giày dép có tốc độtăng khá cao, lần lượt là 69,2%, 43,5% và 36%. Tuy Thị trườngxuấtkhẩunăm2010khôngcógìkhácbiệtnhiềusovới năm 2009.Thịtrường Mỹvẫn là thịtrường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm trên 20% tổng kim ngạch xuất khẩu, tiếp theo là thị trường các nước EU, ASEAN, và Nhật Bản. Tuy nhiên, tỷtrọng xuất khẩu sang các nước thịtrường mới nổi cũng đang được tăng cường đáng kể, bao gồm Châu Mỹla tinh, châu Phi, TrungĐông và Trung Quốc. Trong khiđó, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từthịtrường Trung Quốc cũng tăng lên khá cao, chiếm khoảng 24% trong năm 2010, và Trung Quốc chính thức trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong năm 2010, thay thế vị trí các nước ASEAN


Cán cân thương mại năm 2011:


Năm 2011, hoạt động xuất nhập khẩu có sự tăng trưởng mạnh mẽ so với năm 2010. Tính chung cả năm 2011, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 96,3 tỷ USD, tăng 33% so với năm cùng kỳ 2010 trong khi tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 105,8 tỷ USD, tăng 24,7%.


Trong cơ cấu hàng xuất khẩu, nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản chiếm 35,2% tỷ trọng, nhóm hàng công nghiệp nhẹ chiếm 40,6% còn nhóm hàng nông, lâm, thủy sản chiếm 21,9%, và vàng tái xuất chiếm 2,3%. Trong cơ cấu hàng nhập khẩu, nhóm tư liệu sản xuất chiếm tới 90,6%, nhóm hàng vật phẩm tiêu dung chiếm 7,6%, và nhóm vàng tăng 1,8%(làm thành 2 cái biểu đồ tròn nhé). Theo đó, thâm hụt cán cân thương mại năm 2011 là 9,5 tỷ USD, và bằng 9,9% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Mức nhập siêu này thấp hơn mức mục tiêu 16% mà chính phủ đã đề ra, đồng thời là mức thấp nhất trong vòng 5 năm và là năm có tỷ lệ nhập siêu thấp nhất so với kim ngạch xuất khẩu kể từ năm 2002.


Cán cân thương mại năm 2012:


Về xuất khẩu hàng hóa, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2012 đạt 114,6 tỷ USD, tăng 18,3% so với năm 2011. Khu vực kinh tế trong nước đạt 42,3 tỷ USD, tăng 1,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (gồm cả dầu thô) đạt 72,3 tỷ USD, tăng 31,2%.


Kim ngạch xuất khẩu năm nay tăng cao chủ yếu nhờ vào các mặt hàng như: Điện tử, máy tính và linh kiện, hàng dệt may, giày dép…


Về cơ cấu, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm nay cũng có sự thay đổi so với năm 2011. Nhóm tư liệu sản xuất chiếm tỷ trọng cao nhất với 93,2%, tăng so với mức 90,6% của năm 2011. Nhóm hàng tiêu dùng chiếm 6,8%, giảm so với mức 7,6% của năm 2011 cũng cho thấy cầu tiêu thụ trong nước sụt giảm.


Đặc thù của nền kinh tế Việt Nam gia công nhiều, do vậy tốc độ tăng trưởng của nhập khẩu thường sẽ đi đôi với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu. Với tình hìnhxuất khẩu được dự báo chỉ tăng trưởng 10% cùng sự hồi phục chậm chạp của cầu trong nước, nhiều khả năng nhập khẩu trong năm 2013 sẽ có mức tăng dưới 10%. Với kịch bản này, Việt Nam hoàn toàn có thể có năm thứ 2 liên tiếp xuất siêu.


Như vậy, năm 2012 là năm đầu tiên Việt Nam xuất siêu (284 triệu USD) sau gần 20 năm liên tục nhập siêu. Trạng thái xuất siêu trong năm vừa qua là một tín hiệu đáng mừng, giúp giảm áp lực cho cán cân thanh toán, góp phần kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, xuất siêu trong năm vừa qua chủ yếu đến từ khu vực đầu tư nước ngoài trong khi khu vực kinh tế trong nước vẫn nhập siêu gần 12 tỷ USD. Ngoài ra, một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến hiện tượng xuất siêu là do suy giảm của sản xuất và tiêu dùng trong nước nên nhập khẩu nguyên vật liệu, thiết bị tăng thấp chứ không hẳn do xuất khẩu đă tăng bền vững.


1.1.   Cán cân thu nhập và dịch vụ


Phần thu từ đầu tư của Việt Nam chủ yếu là tiền lãi của các khoản tiền gửi của người cư trú Việt Nam ở các ngân hàng nước ngoài. Tuy nhiên những khoản tiền lãi đó rất nhỏ, thậm chí còn giảm đi vì ta rút ngoại tệ về cho vay trong nước. Ngược lại, những khoản phải thanh toán ngày càng tăng lên do phải trả lãi cho các khoản nợ nước ngoài. Những khoản nợ này khá lớn, hàng năm Việt Nam phải trả lãi khoảng mấy trăm triệu USD. Thêm vào đó những khoản chuyển lợi nhuận đầu tư cũng tăng lên do các dự án FDI được thực hiện dần. Tuy các khoản lãi tiền gửi có tăng lên nhưng các khoản chuyển lợi nhuận và trả lãi nợ nước ngoài tăng mạnh dẫn đến thu nhập đầu tư ngày càng bị thâm hụt.


Quy mô xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam nói chung còn rất nhỏ. Xét trên khía cạnh về tỷ trọng của xuất khấu dịch vụ trong tổng kim ngạch của xuất khẩu nói chung (bao gồm cả hàng hóa dịch vụ) thì tỷ trọng của xuất khẩu dịch vụ vừa nhỏ lại vừa có xu hướng giảm đi, nguyên nhân chính là do sức cạnh tranh của ngành dịch vụ nước ta trên thị trường thế giới còn chưa cao, tốc độ tăng của kim ngạch xuất khẩu dịch vụ luôn thấp, còn thấp hơn tốc độ tăng của xuất khấu hàng hóa.


Mặt khác, cơ cấu xuất khẩu dịch vụ còn một số điểm bất hợp lí và chuyển dịch chậm. Dịch vụ du lịch (xuất khẩu tại chỗ) luôn chiếm tỷ trọng cao nhất (55,2% tống kim ngạch xuất khấu dịch vụ) nhưng tốc độ tăng còn thấp và “mật độ” khách du lịch quốc tế đến Việt Nam còn thấp so với các nước trong khu vực, ở Châu Á và trên thế giới.


Ngoài du lịch, một số dịch vụ khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ, như dịch vụ bảo hiểm, chỉ chiếm 1,1%, dịch vụ bưu chính viễn thông chiếm tỷ trọng 1,7%, dịch vụ tài chính chỉ chiếm 5,5%. Về mặt tổng thể, cán cân dịch vụ của nước ta hầu hết đều thâm hụt qua các năm.


ðtổng cán cân thu nhập và dịch vụ liên tụcthâm hụt và từ bảng số liệu trên ta thấy thâm hụt tăng dần, từ mức 5,9 tỷ USD năm 2008 lên mức 5,8% năm 2010 và thâm hụt nặng khoảng 9,428 tỷ USD vào năm 2012.


1.2.     Cán cân chuyển giao


Trong cán cân chuyến giao vãng lai của Việt Nam thì bộ phận chiếm tỷ trọng chủ yếu là chuyển giao tư nhân, còn bộ phận chuyển giao chính phủ chiếm tỷ trọng không đáng kể và thường xu hướng ổn định. Chuyển giao tư nhân của Việt Nam chủ yếu là chuyển tiền của người Việt Nam sống ở nước ngoài (kiều hối).


Từ bảng số liệu ta thấy cán cân chuyển giao giai đoạn này luôn có thặng dư, cũng góp phần đáng kể cải thiện tình trạng thâm hụt của cán cân vãng lai. Năm 2008, cán cân chuyển giao là 8,1 tỷ USD. Đến năm 2009, tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế sẽ khiến cho đại bộ phận thu nhập của người lao động trên thế giới giảm xuống, cuộc sống trở nên khó khăn hơn, trong đó có bộ phận người Việt Nam sống ở nước ngoài, do đókhiến cho dòng kiều hối chảy về Việt Nam trong những năm gần đây giảm sút, chỉ bằng 80,25% của năm 2008. Năm 2011, cán cân chuyển giao đạt cao nhất trong giai đoạn 2008-2012 với mức 9,0 tỷ USD, nguyên nhân là do nền kinh tế đang dần được phục hồi, những việt kiều thất nghiệp do khủng hoảng đã có thể tìm được các công việc mới dẫn đến dòng kiều hối tăng. Năm 2012, cán cân chuyển giao ở mức 8,246 tỷ USD, giảm nhẹ so với năm 2011. Qua các năm, ta thấy cán cân chuyển giao nhìn chung là ổn định, có một số biến động qua các năm do ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới và trong nước song không đáng kể.



2.1.     Đầu tư trực tiếp nước ngoài


Năm 2010:


Mặc dù kinh tế thế giới và Việt Nam đã có nhiều dấu hiệu phục hồi khả quan, nhưng dòng vốn ngoại tệ đổ vào Việt Nam vẫn chưa có nhiều chuyển biến tích cực. Thu hút trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến cuối tháng 12 đạt 18,595 tỷ USD, giảm 17,8% so với cùng kỳ năm 2009, và chỉ bằng 26% so với cùng kỳ năm 2008.


Trong số này, vốn đăng ký của 969 dự án được cấp phép mới đạt 17,9 tỷ USD (giảm về vốn và giảm về số dự án) còn vốn đăng ký bổ sung của 269 dự án được cấp giấy phép từ các năm trước chỉ tăng thêm được 1,3 tỷ USD.


Về tổng thể, số lượng các dự án FDI khiêm tốn hơn, trong đó, cấp mới chỉ có 1.155 dự án, bằng 83,9% và xin bổ sung vốn, chỉ có 351 lượt dự án, bằng 76,6% so với năm 2009.


Tuy nhiên, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện được trong năm đạt khoảng 11 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2009 và cao hơn khoảng 0,7 tỷ USD so với năm 2008. Nguyên nhân giảm sút của đầu tư nước ngoài có thể là do môi trường kinh tế thế giới chưa thực sự thuận lợi, tuy nhiên, nhiều yếu tố liên quan đến nguồn lực (như thiếu lao động có kỹ năng, thiếu điện, hạ tầng giao thông yếu kém) và chính sách vĩ mô chưa nhất quán, rõ ràng và thiếu khả năng dự báo cũng đang là những yếu tố tác động đến tâm lý các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, so với một số nước trong khu vực, Việt Nam vẫn đang được đánh giá là “địa điểm đáng chú ý của nhà đầu tư quốc tế” (World Bank,2010).


Năm 2011:


Ḍòng vốn FDI đăng ký và giải ngân lần lượt đạt 14.7 tỷ USD . Con số đạt được thấp hơn so với kế hoạch đề ra, bằng 74% so với năm 2010. Trong khi đó, tổng vốn FDI giải ngân đạt 11 tỷ USD, tương đương với năm 2010. Hoạt động thu hút dòng vốn FDI rất khó khăn trong năm 2011 bởi sự suy yếu của nền kinh tế toàn cầu. Điều này thể hiện rõ khi vốn FDI đăng kí cấp mới chỉ tăng 65% trong khi FDI đăng ký tăng thêm là 165%. Con số trên cho thấy, chỉ có các nhà đầu tư cũ tiếp tục tin tưởng để tiếp tục đầu tư tại Việt Nam trong khi rất khó để thu hút thêm các nhà đầu tư mới. Như vậy, các chỉ tiêu thu hút vốn FDI năm 2011 là thấp so với kế hoạch. Cụ thể, vốn FDI đăng ký năm 2011 chỉ đạt chưa tới 50% kế hoạch (20 tỷ USD) và FDI giải ngân chỉ gần tương đương mục tiêu 11-12.5 tỷ USD.


Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu danh sách thu hút vốn đầu tư với 435 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 7.1 tỷ USD, chiếm 48.455% tổng giá trị FDI đăng ký cả năm 2011. Lĩnh vực sản xuất phân phối điện đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 2.53 tỷ USD, chiếm 17.2% tổng vốn FDI đăng kí năm 2011. Lĩnh vực xây dựng đứng thứ ba với 140 dự án đầu tư mới, tổng số vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 1.25 tỷ USD, chiếm 8.5% tổng FDI đăng ký năm 2011. Hông Kông là quốc gia có tổng vốn đầu tư đăng kí cấp mới và tăng thêm cao nhất trong 53 quốc gia có đầu tư tại Việt Nam, đạt 3.09 tỷ USD, chiếm 21% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Nhật Bản đứng ở vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng kí cấp mới và tăng thêm là 2.43 tỷ USD, chiếm 16.6% tổng vốn FDI đăng ký(cho vào 2 biểu đồ). Dự báo trong năm 2012, dòng vốn FDI giải ngân đạt 10-11 tỷ USD. Đây là mức giải ngân bình quân từ năm 2008-2011. Quan điểm của CLS cho rằng triển vọng kinh tế trong năm 2012 vẫn gặp nhiều khó khăn như giai đoạn 2008-2011 nên giữ được mức thu hút FDI giải ngân như trên cũng đạt được nhiều thành công. Trong khi FDI đăng kư dự báo giảm nhẹ so với năm 2011 và ở mức 13-14 tỷ USD


Năm 2012:


FDI: Giảm về lượng nhưng có dấu hiệu chuyển biến về chất


Nh́ìn chung bức tranh tổng thể FDI của năm 2012 mặc dù có sự sụt giảm cả về số vốn thu hútvà giải ngân, tuy nhiên xét trong bối cảnh kinh tế toàn cầu c̣òn nhiều khó khăn th́ì nhữngthành quả đạt được cũng không quá bi quan. Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và đầu tư, tổng sốvốn FDI giải ngân trong năm 2012 đạt 10,46 tỷ USD, bằng 95,1% so với mức 11 tỷ USD của năm 2011. Tổng số vốn FDI đăng kí mới đạt 13 tỷ USD, bằng 84,7% so với mức 15,3 tỷUSD của năm 2011. Đáng chú ý, số vốn đăng kí cấp mới có sự sụt giảm mạnh (35%) chỉ đạt xấp xỉ 8 tỷ USD trong khi số vốn đăng kư tăng thêm lại có diễn biến hoàn toàn trái ngược khi tăng tới gần 60% (đạt 5,1 tỷ USD) so với năm 2011. Diễn biến này cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đă và đang có các dự án hoạt động tại Việt Nam tiếp tục tin tưởng vào triển vọng tăng trưởng của Việt Nam.Trong khi đó, việc thu hút nhà đầu tư mới sụt giảm trong năm 2012 có thể sẽ ảnh hưởng tới số vốn FDI thực hiện trong những năm tới.


Về cơ cấu, FDI đăng ký trong năm 2012 tiếp tục có dấu hiệu chuyển biến tích cực khi ḍòng vốn có xu hướng chảy mạnh vào lĩnh vực công nghiệp chế biến- chế tạo (tăng mạnh từ 48% trong năm 2011 lên 70% trong năm 2012). Ngược lại, lĩnh vực bất động sản và xây dựng ngày càng bớt hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam khi mục tiêu thu hút FDI không chỉ nằm ở khía cạnh vốn mà c̣òn ở khả năng học hỏi, tiếp nhận công nghệ từ phía các doanh nghiệp FDI.


Chúng tôi cho rằng FDI giải ngân trong năm 2013 có thể đạt mức 9-10 tỷ USD. Nguyên nhân là do ḍòng vốn đăng ký năm 2010 và 2011 đều ở mức khá cao và độ trễ triển khai các dự án này sẽ rơi vào năm 2011 cũng như các năm sau đó. Ngoài ra, sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư vào các ngành Việt Nam có lợi thế cạnh tranh và giá trị gia tăng cao cũng sẽ đảm bảo tốc độ giải ngân trong thời gian tới.


2.2. Đầu tư gián tiếp nước ngoài


Trên thế giới, nguồn vốn đầu tư nước ngoài ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Nguồn vốn này bao gồm đầu tư trực tiếp (FDI) và đầu tư gián tiếp (FII). Trong khi nguồn vốn FDI có vai trò trực tiếp thúc đẩy sản xuất, thì FII lại có tác động kích thích thị trường tài chính phát triển theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động, mở rộng quy mô và tăng tính minh bạch, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn mới; nâng cao vai trò quản lý nhà nước và chất lượng quản trị doanh nghiệp, có tác động thúc đẩy mạnh mẽ các mối quan hệ kinh tế.


Năm 2008 và đầu năm 2009, trước những khó khăn của nền kinh tế, dòng vốn FII có dấu hiệu chững lại và một phần đã được rút ra. Từ cuối quý II/2009, có sự đảo chiều và quay trở lại của vốn FII, nhưng không thật sự mạnh như mong đợi. Vốn FII năm 2010 đạt 2,4 tỷ USD cao nhất trong những năm gần đây, có được kết quả đó là do chính phủ phát hành 1 tỷ USD trái phiếu ra thị trường quốc tế. Sang năm 2011, FIIgiảm chỉ còn 1,0 tỷ USD, năm 2012 tăng lên xấp xỉ2 tỷ USD . Xu hướng FII đầu tư vào Việt Nam tăng trong 2 năm 2011 và 2012 cho thấy nhà đầu tư nước ngoài vẫn đang kỳ vọng vào sự phát triển của Việt Nam trong tương lai.


V

Previous
Next Post »