Thương mại quốc tế có quy mô và tốc độ tăng trưởng nhanh như thế nào?


Thương mại quốc tế tăng nhanh hơn so với tăng trưởng của nền kinh tế thế giới.



Ta thấy: Xuất khẩu hàng hóa hữu hình luôn cao hơn GDP của toàn thế giới nghĩa là xuất khẩu hàng hóa hữu hình luôn tăng nhanh hơn tăng trưởng GDP của nền kinh tế thế giới (thường xuyên cao hơn gấp 2 lần). Năm 2001, có sự khác biệt (tăng trưởng âm), bản thân GDP thế giới năm đó cũng tăng rất ít so với các năm khác là do kự kiện Khủng bố ngày 11 tháng 9. Sau khi Bil Clinton kết thúc nhiệm kỳ thì lúc đó kinh tế Mỹ cũng bắt đầu đi qua chu kỳ của nó hết thời kỳ hưng thịnh và bắt đầu đi vào giai đoạn suy thoái, tăng trưởng chậm lại, mà kinh tế Mỹ là đầu tàu kinh tế thế giới do vậy nó kéo theo tốc độ tăng trưởng của kinh tế thế giới chậm lại. Và trong giai đoạn này, Nhật Bản và EU kinh tế cũng rất trì trệ, nhưng tác động của nó tới xuất khẩu còn mạnh hơn rất nhiều vì ta thấy Mỹ là nước nhập khẩu lớn nhất thế giới, khi kinh tế của Mỹ tăng trưởng chậm thì ảnh hưởng ngay tới hàng hóa của những nước xuất khẩu cho thị trường Mỹ (như Singapore – xuất khẩu sản phẩm điện tử chiếm vị trí rất lớn và sản phẩm điện tử xuất khẩu phần lớn là sang Mỹ). Đối với Việt Nam xuất khẩu giai đoạn này không nhiều như các nước khác là do Việt Nam chưa có Hiệp định thương mại Việt Mỹ, sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam rất ít.


Nguyên nhân thương mại quốc tế tăng trưởng nhanh hơn tăng trưởng GDP của thế giới:


a) Phân công lao động quốc tế ở mức sâu hơn dẫn tới Chuyên môn hóa sản xuất phát triển ở mức cao. Do tác động của khoa học kỹ thuật nên việc phân công lao động quốc tế rất phát triển chứ không chỉ chuyên môn hóa đến từng thành phẩm cuối cùng mà chuyên môn hóa đến từng chi tiết, từng công đoạn của sản phẩm (vd: một chiếc máy tính, ô tô – các thành phẩm được sản xuất ở nhiều nơi trên thế giới; hoặc đơn giản như một chiếc áo sơ mi – bông ở một nước, dệt ở một nước, thiết kế may mặc lại ở một nước khác v.v…) – do vậy khi chuyên môn hóa sản phẩm tất yếu phải có sự trao đổi; thương mại quốc tế phát triển nhanh hơn sự phát triển của kinh tế thế giới.


b) Sản xuất phát triển, vượt quá nhu cầu nội địa. Khi các doanh nghiệp trong nước phát triển tới một mức độ nào đó tới khi thị trường trong nước trở nên quá hạn hẹp so với khả năng của các doanh nghiệp, ngay cả một nước lớn như Trung Quốc thì thị trường nội địa cũng không đủ để đáp ứng cho những tham vọng của các doanh nghiệp trong nước.


c) Xu thế tự do hóa thương mại.

Previous
Next Post »