Tổng cầu và sản lượng cân bằng trong nền kinh tế đóng có sự tham gia của chính phủ



Khi tham gia vào bức tranh kinh tế, Chính phủ kể cả các cấp chính quyền Trung ương và địa phương cũng mua sắm một lượng hàng hoá và dịch vụ, và đây cũng là một thành phần của tổng cầu. Khi lượng hàng hoá và dịch vụ mà Chính phủ chi tiêu thay đổi thì cũng làm cho tổng cầu thay đổi.


Để có tiền chi tiêu Chính phủ phải thu và thu chủ yếu là từ thuế khoá. Thuế ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến thu nhập của hộ gia đình và các hãng kinh doanh do đó nó cũng tác động đến tổng cầu.


Để hiểu được bản chất của vấn đề, hiểu được vai trò của Chính phủ trong việc điều tiết nền kinh tế, chúng ta lần lượt phân tích và mở rộng các hoạt động của Chính phủ khi tham gia vào nền kinh tế


– Chính phủ tham gia vào nền kinh tế với vai trò là thành phần trong tổng cầu (Chính phủ chi tiêu hàng hoá và dịch vụ) chưa có thuế.


– Chính phủ tham gia vào nền kinh tế với vai trò thu và chi của ngân sách Nhà nước (thuế cố định).


– Chính phủ tham gia vào nền kinh tế với vai trò thu và chi của ngân sách Nhà nước (Thuế phụ thuộc vào thu nhập và sản lượng).


1. Thu, chi ngân sách chính phủ


Gồm 2 khoản: thu và chi


– Thu ngân sách chính phủ chủ yếu từ các loại thuế (Tx).


– Chi : chi mua hàng hóa, dịch vụ (G), chi chuyển nhượng (Tr)


Khi Chính phủ dự kiến mua sắm hàng hoá và dịch vụ thì tổng cầu của nền kinh tế sẽ tăng lên


AD = C + I + G  [1]


Trong đó G: là giá trị hàng hoá và dịch vụ mà Chính phủ chi tiêu


Từ [1] ta thấy, khi Chính phủ dự kiến tăng chi tiêu, thì tổng cầu sẽ tăng lên. Tuy nhiên, không có lý do nào cho thấy chi tiêu của Chính phủ phụ thuộc vào mức sản lượng và thu nhập. Dovậy, ta giả định rằng dự kiến chi tiêu của Chính phủ là một số được ấn định trước : G =G* (Average)


2.  Tác động của chi tiêu Chính phủ đến tổng cầu và sản lượng cân bằng


Khi chưa tính đến thuế thì tổng cầu trong trường hợp này sẽ là:



3. Tác động của thuế đến tổng cầu và sản lượng cân bằng


Khi Chính phủ thu thuế thì thu nhập của dân cư giảm do đó tiêu dùng của dân cư sẽ ít đi. Khi Chính phủ trợ cấp xã hội cho người nghỉ hưu, người thất nghiệp, người nghèo,…. Thì thu nhập của dân cư tăng lên làm tăng tiêu dùng.









mt + m = 1: gọi là số nhân ngân sách cân bằng


– Cán cân của ngân sách: phản ánh mối quan hệ giữa thu chi ngân sách


B = T – G


Thuế ròng: T = Ta – Tr


Nếu T = G => B = 0: cân bằng.


Nếu T > G => B > 0: thặng dư.


Nếu T < G => B < 0: thâm hụt.

Previous
Next Post »