Tổng cầu và sản lượng cân bằng trong nền kinh tế giản đơn



Nền kinh tế giản đơn là nền kinh tế trong đó chỉ có hai tác nhân đó là người tiêu dùng cuối cùng và người sản xuất, nền kinh tế khép kín chưa có sự tham gia của Chính phủ.


Tổng cầu trong nền kinh tế giản đơn: Là toàn bộ số lượng hàng hoá và dịch vụ mà các hộ gia đình và các hãng kinh doanh dự kiến chi tiêu tương ứng với mức thu nhập của họ.


AD = C + I


Trong đó:     AD: Tổng cầu


C: Cầu về hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng của hộ gia đình


I: Cầu về hàng hoá và dịch vụ chi tiêu của các doanh nghiệp.


C,I đều là các hàm số phụ thuộc vào các nhân tố ảnh hưởng tới tiêu dùng và đầu tư.


.1. Hàm tiêu dùng


Khái niệm tiêu dùng: Tiêu dùng là toàn bộ chi tiêu của dân cư về hàng hoá và dịch vụ cuối cùng.


Tiêu dùng của dân cư phụ thuộc vào nhiều yếu tố


– Phụ thuộc vào tiền lương và tiền công


– Phụ thuộc vào của cải hay tài sản, bao gồm cả tài sản thực và tài sản tàichính.


– Những yếu tố xã hội như tâm lý, tập quán, thói quen chi tiêu của người tiêu dùng.


– Cơ cấu của tiêu dùng thay đổi khi khi thu nhập thay đổi.


Hàm tiêu dùng: Hàm tiêu dùng biểu thị mối quan hệ giữa tổng tiêu dùng và tổng thu nhập. Hàm tiêu dùng được xây dựng bằng phương pháp thống kê số lớn, đó là một hàm hồi quy. Trong đó trường hợp đơn giản nhất, hàm tiêu dùng có dạng sau:






+ Qui luật tâm lý cơ bản của người tiêu dùng:


– Thu nhập tăng à tiêu dùng tăng nhưng mức tăng thêm của tiêu dùng nhỏ hơn mức tăng thêm của thu nhập (∆C < ∆Y)


=> 0 < MPC < 1 (vì MPC= ∆C/ ∆Y<1)


– Thu nhập tăng à tiêu dùng tăng nhưng mức tăng thêm của tiêu dùng có xu hướng ngày càng chậm lại (∆C giảm)


=> MPC giảm


2. Tiết kiệm của hộ gia đình


Khái niệm: Tiết kiệm là phần còn lại của thu nhập khả dụng sau khi đã chi cho tiêu dùng.




3. Đầu tư của doanh nghiệp (I)


Khái niệm: Đầu tư là những khoản tiền doanh nghiệp dùng để mua sắm máy móc, thiết bị, xây dựng nhà xưởng nhằm mục đích mở rộng sản xuất và chênh lệch các mặt hàng tồn kho ở cuối năm so với đầu năm của các doanh nghiệp.


I = tiền mua sắm máy móc thiết bị + chênh lệch hàng tồn kho


I = khấu hao + đầu tư ròng


– Tầm quan trọng của đầu tư


Đầu tư đóng vai trò quan trọng trong kinh tế vĩ mô. Nó chiếm tỷ trọng lớn và hay thay đổi, ảnh hưởng rất lớn đến việc làm và sản lượng trong ngắn hạn(I↑=> AD↑ =>Y↑). Mặt khác, đầu tư dẫn đến tích lũy cơ bản, có tác dụng mở rộng năng lực sản xuất, tăng sản lượng tiềm năng (↑Y*) thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.


– Nhân tố tác động đến đầu tư của doanh nghiệp


+ Mức cầu về sản phẩm do đầu tư tạo ra. Nếu mức cầu về sản phẩm càng lớn thì dự kiến đầu tư của doanh nghiệp sẽ tăng cao và ngược lại.


+ Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí đầu tư. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp thường vay vốn từ các trung gian tài chính để đầu tư nên đầu tư phụ thuộc vào lãi suất tín dụng. Nếu lãi suất tăng cao, chi phi đầu tư sẽ cao, lợi nhuận giảm, do đó cầu về đầu tư sẽ giảm và ngược lại. Thuế cũng là yếu tố tác động lớn đến đầu tư. Nếu đánh thuế cao vào lợi tức thì cầu đầu tư sẽ giảm và ngược lại sẽ khuyến khích đầu tư.


+ Dự đoán của các doanh nghiệp về nền kinh tế trong tương lai. Nếu họ dự đoán rằng nền kinh tế tăng trưởng và ổn định, kinh doanh đảm bảo đem lại lợi nhuận thì cầu về đầu tư sẽ tăng và ngược lại.


– Hàm đầu tư theo sản lượng (Y): có 2 quan điểm


+ Giữa I và Y có quan hệ thuận:


MPI: đầu tư cận biên


+ Giữa I và Y không có quan hệ phụ thuộc chặt chẽ, cho rằng hàm Y là hàm hằng:


4. Hàm tổng cầu AD


AD = C + I


5. Phương pháp xác định sản lượng cân bằng


– Sử dụng phương trình AD = Y (phương trình tổng cung hay tổng sản lượng sản xuất = tổng cầu)



– Sử dụng phương trình I = S (phương trình đầu tư = tiết kiệm)


(vì AD = Y => C + I = S + C)



6. Số nhân chi tiêu


Khái niệm: Số nhân chi tiêu (m): là một hệ số cho biết sự thay đổi của sản lượng khi tổng cầu thay đổi 1 đơn vị.


Gọi ∆AD là lượng thay đổi của tổng cầu, ∆Y là lượng thay đổi của sản lượng cân bằng thì số nhân m sẽ là:


m= ∆Y/∆AD         =>∆Y = m. ∆AD


Giả sử tiêu dùng thay đổi 1 lượng ∆C, đầu tư thay đổi 1 lượng ∆I. Khi đó tổng cầu thay đổi 1 lượng ∆AD = ∆I + ∆C.


Như vậy, khi có sự thay đổi của tiêu dùng và đầu tư làm cho tổng cầu thay đổi 1 lượng nhất định thì sản lượng cân bằng sẽ thay đổi gấp m lần.


Sự thay đổi của tổng cầu ảnh hưởng đến sự thay đổi của sản lượng cân bằng được minh họa trên đồ thị sau:



Giả sử rằng với tổng cầu là AD1 thì sản lượng cân bằng Y được xác định như sau:



Do MPC < 1 nên m > 1, nghĩa là sản lượng cân bằng sẽ thay đổi với tỷ lệ lớn hơn tỷ lệ thay đổi của tổng cầu.



Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:
  • sản lượng cân bằng là gì
  • nền kinh tế giản đơn
  • ,
    Previous
    Next Post »