Các bất hợp lệ thường gặp ở vận đơn


- Tên, địa chỉ và các thông tin khác về người gửi hàng, người nhận hàng, người được thông báo không phù hợp theo quy định của L/C


– Các thay đổi bổ sung trên vận đơn không có xác nhận của người lập( chữ ký và con dấu)


-Vận đơn thiếu tính chính xác thực do người lập vận đơn không nêu rõ tư cách pháp lý đối với trách nhiệm chuyên chở lô hàng này


– Số L/C và ngày mở L/C không chính xác


– Các điều kiện dóng gói và ký mã hiệu hàng hoá không theo đúng quy định của L/C


– Số hiệu container hay lô hàng không khớp với các chứng từ khác như chứng từ bảo hiểm, hoá đơn…



Chứng từ bảo hiểm ( insurance policy/ insurance certificate)


–   Kiểm tra loại chứng từ bảo hiểm được xuất trình có đúng quy định hay không: chứng thư bảo hiểm ( Insurance Policy) hay chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate)


– Kiểm tra số lượng bản chính được xuất trình theo quy định của  L/C

– Kiểm tra tính xác thực của chứng từ bảo hiểm: Chứng từ bảo hiểm có được ký xác nhận của người có trách nhiệm hay không?


–  Kiểm tra loại tiền và số tiền trên chứng từ bảo hiểm


Trong thực tế các L/C đều quy định giá trị bảo hiểm bằng 110% trị giá hoá đơn. Do vậy thanh toán viên sẽ đối chiếu số tiền trên chứng từ bảo hiểm và hoá đơn theo quy định của L/C


– Kiểm tra tên và địa chỉ của người được bảo hiểm có đúng theo quy định của L/C hay không? đồng thời kiểm tra việc chuyển nhượng quyền bảo hiểm hàng hóa có hợp lệ hay không? Ngoại trừ có quy định khác, tên và địa chỉ của người được bảo hiểm phải là nhà xuất khẩu ( người thụ hưởng) và việc chuyển nhượng quyền bảo hiểm hàng hoá cho nhà nhập khẩu phải được thể hiện bằng hình thức ký hậu để trắng ( blank endorsed) tương tự như trường hợp chuyển quyền sở hữu đối với chứng từ vận tải


-Kiểm tra ngày lập chứng từ bảo hiểm: Căn cứ theo điều 34e UCP-500 chứng từ bảo hiểm phải được lập trước hoặc trùng với ngày B/L. Nếu ngày lập chứng từ bảo hiểm sau ngày lập vận đơn, ngân hàng sẽ từ chối thanh toán.


– Kiểm tra nội dung hàng hoá trên chứng từ bảo hiểm: các mô tả về hàng hoá và số liệu khác phải phù hợp với L/C và các chứng từ khác. Theo điều 37c UCP-500, việc mô tả hàng hoá có thể chung chung nhưng không được mâu thuẫn với L/C.


– Kiểm tra các dữ kiện về vận chuyển  hàng hoá trên chứng từ bảo hiểm: tên tàu, cảng xếp hàng, cảng dỡ hàng có phù hợp với L/C hay không?


– Kiểm tra các cơ quan giám định tổn thất và nơi khiếu nại, bồi thườn phải phù hợp với quy định của L/C.


– Kiểm tra phí bảo hiểm đã được thanh toán hay chưa? ( đối với trường hợp L/C quy định phải ghi rõ)


– Kiểm tra các điều kiện bảo hiểm có phù hợp với yêu cầu của L/C hay không?


Thông thường trong L/C quy định điều kiện bảo hiểm mọi rủi ro ( all risks), rủi ro chiến   tranh ( war risk), rủi ro đình công ( strike risk)… Kiểm tra phần này, thanh toán viên căn cứ theo điều 35a và 35b UCP-500


Previous
Next Post »