Bao gồm 3 chính sách cơ bản đó là Chính sách mặt hàng; Chính sách thị trường; và Các Chính sách hỗ trợ khác.
1. Chính sách mặt hàng:
Là quy định của nhà nước về việc khuyến khích hay không khuyến khích xuất nhập khẩu mặt hàng nào đó. Những chính sách này căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế quốc gia, vào khả năng sản xuất, vào nhu cầu tiêu dùng của quốc gia đó (Ví dụ: Việt Nam có những mặt hàng như dầu thô, dệt may, giày dép, nông sản, thuỷ sản là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực).
Những mặt hàng cấm xuất, nhập khẩu (ô tô cũ, ma tuý, tô tô tay lái nghịch, hàng tiêu dùng đã qua sử dụng).
Những mặt hàng hạn chế xuất nhập khẩu. Nhà nước đặt ra những quy định ngặt ngèo, mức thuế cao (như ô tô).
Những mặt hàng khuyến khích xuất nhập khẩu. Nhà nước sẽ áp dụng những mức thuế thấp đối với những mặt hàng khuyến khích nhập khẩu, đối với các mặt hàng xuất khẩu thì sẽ có những mức thuế ưu đãi.
2. Chính sách thị trường.
Bao gồm định hướng và các biện pháp mở rộng thị trường, xâm nhập thị trường mới, xây dựng thị trường trọng điểm. Những thị trường lớn đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam:
Thị trường Nhật Bản (Nhật và Việt Nam là hai nước có trình độ rất chênh lệch, Việt Nam xuất khẩu các sản phẩm thô sơ chế, gạo, than đá cho Nhật, Nhật xuất cho Việt Nam các mặt hàng máy móc, thiết bị, hoá chất – Việt Nam và Nhật Bản là hai nền kinh tế bổ xung cho nhau).
Thị trường ASEAN. (Ngược lại với Nhật Bản, các nước ASEAN và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với nhau, việc xuất khẩu của Việt Nam sang các nước đó có lợi là có ưu đãi về thuế – AFTA).
Thị trường Trung Quốc. (Là một thị trường rất rộng lớn là một thị trường dễ tính, sức mua ngày càng tăng nhưng Việt Nam với Trung Quốc mới chỉ ở mức quan hệ mậu dịch tỉnh, quan hệ mậu dịch chính ngạch chưa nhiều).
Thị trường EU. Là một thị trường khó tính, đòi hỏi rất gắt gao những tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường, nhãn an toàn thực phẩm v.v..
Thị trường Mỹ. Thị trường này có một hệ thống luật lệ rất phức tạp do vậy các doanh nghiệp VN phải tìm hiểu rất kỹ hệ thống luật lệ của thị trường này.
Thị trường Nga và các nước Đông Âu (thị trường truền thống, bạn hàng lâu đời của Việt Nam)
Thị trường Châu Phi và Châu Mỹ La tinh (thị trường tiềm năng
Bảng cơ cấu thị trường của Việt Nam căn cứ theo chiến lược phát triển xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010. Châu Á chiếm tỷ trọng lớn nhất (60%), mục tiêu của Việt Nam đối với thị trường Châu Á giảm xuống còn 50% tới năm 2010. Châu Âu tăng từ 20% hiện nay lên tới 25% năm 2010. Châu Mỹ từ 10% lên tới 25% năm 2010. Gia tăng xuất khẩu sang các thị trường khác, giảm đối với thị trường Châu Á.
3. Các chính sách hỗ trợ khác.
Các chính sách hỗ trợ khác có tác động gián tiếp tới hoạt động thương mại quốc tế, tiêu biểu như:
i) Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài. Việt Nam hay các nước khác đề ra nội dung: khi nhà đầu tư vào nước này thì tỷ lệ xuất khẩu bắt buộc đối với sản phẩm là bao nhiêu % , hoặc những doanh nghiệp nếu xuất khẩu 100% sản phẩm thì sẽ được ưu đãi về thuế (chẳng hạn như thuế thu nhập doanh nghiệp) nhằm khuyến khích các nhà đầu tư xuất khẩu ra nước ngoài, mặt khác việc đầu tư nước ngoài thường đi kèm với công nghệ, kỹ năng quản lý do vậy sẽ tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng hoá thúc đẩy xuất khẩu, có thể tận dụng được mạng lưới phân phối của các nhà đầu tư nước ngoài (như các công ty xuyên quốc gia đầu tư vào thì ta có thể tận dụng được mạng lưới phân phối của họ để xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài).
ii) Chính sách tín dụng. Cấp tín dụng cho nhà xuất khẩu, cho nhà nhập khẩu.
iii) Chính sách tỷ giá. Tỷ lệ trao đổi ngoại tệ ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động xuất nhập khẩu (nếu một đồng đô la đổi được nhiều đồng Việt Nam hơn thì lợi nhuận của nhà nhập khẩu sẽ bị giảm, nếu USD tăng giá so với VND sẽ hạn chế nhập khẩu và khuyến khích xuất khẩu do vậy lợi nhuận từ xuất khẩu sẽ tăng.
iv) Chính sách giá cả.
EmoticonEmoticon