Các nghiệp vụ mua bán nội bộ của công ty đa quốc gia


Các MNC do hoạt động trên phạm vi của nhiều quốc gia khác nhau và ở mỗi  quốc gia thường có chi nhánh hay công ty con vì vậy mà hoạt động sản xuất kinh  doanh của công ty phải phù hợp với phong tục, tập quán và luật pháp kinh doanh tại  quốc gia đó. Các đặc điểm kinh doanh trên đã dẫn đến các giao dịch nội bộ của các  MNC diễn ra rất đa dạng và phức tạp vì vậy mà các cơ quan thuế riêng lẻ của từng  quốc gia sẽ rất khó khăn trong việc quản lý và kiểm soát. Các hoạt động mua bán  qua lại giữa công ty mẹ và công ty con hoặc giữa các công ty con với nhau diễn ra  với số lượng ngày càng nhiều và giá trị ngày càng lớn. Các hoạt động mua bán nội  bộ này tuy diễn ra với nhiều hình thức và biểu hiện khác nhau  nhưng chúng ta có  thể nhận dạng chúng thông qua các giao dịch như: giao dịch chuyển giao nội bộ tài  sản  cố  định  hữu  hình  hay  tài  sản  cố  định  vô  hình;  chuyển  giao  nguyên  vật  liệu,  thành phẩm, thông qua sư dịch chuyển nguồn vốn như cho vay và đi vay nội bộ;  qua sự cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính, tư vấn quản lý; qua các chi phí cho  việc quảng cáo và chi phí nghiên cứu phát triển … Với tính chất đặc biệt quan trọng  và tính bảo mật cao của các nghiệp vụ này, các nghiệp vụ chuyển giao nội bộ sẽ  được bảo mật và chỉ có các nhà quản trị cấp cao trong MNC mới tiếp cận được. Các  nghiệp vụ chuyển giao nội bộ này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược phát triển  của các MNC.


Do tính bảo mật, tầm ảnh hưởng quan trọng của các nghiệp vụ chuyển giao  nội bộ vì các nghiệp vụ chuyển giao nội bộ thường được thực hiện theo ý muốn, chủ  trương trong chiến lược phát triển công ty của các nhà quản lý cao cấp. Trong thực  tế đã có các nghiệp vụ chuyển giao nội bộ được thực hiện theo chỉ thị của các nhà  quản trị cao cấp với các giá  trị rất lớn nhưng giá trị này đã không  được ghi nhận  hoặc chỉ thể hiện một số rất nhỏ. Các chứng từ, chứng cứ kèm theo không thể hiện  chính xác các giá trị và bản chất của nghiệp vụ vì vậy đã gây khó khăn cho các cơ  quan thuế trong việc đưa ra bằng chứng chứng minh các MNC đã thực hiện hành vi  chuyển giá.


Dựa vào tính chất và các đặc điểm của các nghiệp vụ mua bán nội bộ phổ biến trên thị trường, chúng ta có thể phân chia các nghiệp vụ mua bán nội bộ ra thành các nhóm như sau:

 Các nghiệp vụ mua bán nội bộ liên quan nguyên vật liệu có tính đặc thù cao, hay các nguyên vật liệu mà một công ty con đặt tại một quốc gia có các lợi thế riêng làm cho giá của nguyên vật liệu ấy thấp.

 Các nghiệp vụ mua bán nội bộ liên quan đến các thành phẩm, các công ty con tại cácquốc gia khác nhau có thể mua thành phẩm được sản xuất tại một quốc gia (Sourcing Country) và sau đó bán lại mà không cần phải đầu tư máy móc hay nhân công cho sản xuất.

 Các giao dịch liên quan việc dịch chuyển một lượng lớn máy móc, thiết bị cho  sản xuất mà đặc biệt hơn là điểm đến của các giao dịch này là các quốc gia đang phát triển.

 Các giao dịch liên quan đến các tài sản vô hình như nhượng quyền, bản quyền,  thương hiệu, nhãn hàng, các chi phí liên quan đến nghiên cứu và phát triển sản phẩm.

 Có sự cung cấp các dịch vụ quản lý, dịch vụ tài chính hay chi phí cho các chuyên gia vào làm việc tại nước nhận chuyển giao.

 Có sự tài trợ và nhận tài trợ về các nguồn lực như tài lực và nhân lực

 Có các khoản đi vay và cho vay nội bộ các công ty con của MNC haygiữa công ty mẹ và các công ty con.


Các nghiệp vụ chuyển giao nội bộ này diễn ra thường xuyên với giá trị lớn, vì  vậy mà để hạn chế các tác động tiêu cực của các nghiệp vụ này thì cần phải có một  nguyên tắc áp dụng chung và thông nhất trên các quốc gia. Nguyên tắc này được lập  ra nhằm đảm bảo tính công bằng trong thương mại, là cơ sở cho các nghiệp vụ mua  bán, trao đổi hàng hóa và cung cấp dịch vụ giữa các quốc gia. Một nguyên tắc được  áp dụng là nguyên tắc dựa trên căn bản  giá thị trường  ALP (The  Arm’s  –Length  Principle). Nguyên tắc này đòi hỏi các nghiệp vụ mua bán nội bộ trong các MNC  5 phải được thực hiện như các nghiệp vụ mua bán diễn ra giữa các bên độc lập với  nhau nhằm thể hiện được tính khách quan của quan hệ thị trường, quan hệ cung cầu

Previous
Next Post »