Giải pháp để ngành dệt may VN thâm nhập sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu


Khi các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tiến sâu vào hội nhập quốc tế cùng với tiến trình hội nhập của đất nước thì có lẽ một trong những vấn đề các doanh nghiệp lo lắng nhất là năng lực cạnh tranh và họ sẽ làm thế nào để cải thiện điều này. Sự lo lắng bắt nguồn từ việc doanh nghiệp xác định rằng họ đang ở bậc thang tương đối thấp trong chuỗi giá trị toàn cầu mà họ tham gia.


Có thể bây giờ nó là khâu gia công, là công xưởng của thế giới, vị trí đáy của chuỗi giá trị nhưng có nhận xét rằng: “Việt Nam với bề dày kinh nghiệm, hoàn toàn có đủ năng lực để phát triển các khâu chủ chốt nhằm mang lại giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu. Vấn đề là họ lựa chọn hay khống chế cách phát triển theo hướng đó hay “ăn xổi” qua các hợp đồng gia công để thu lợi nhanh hay không mà thôi”.


Để có thể thâm nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị, không thể chỉ trong thời gian ngắn được mà nó phải là một quá trình nỗ lực không ngừng của Việt Nam trong thời gian dài. Cần phải tìm ra hướng đi, giải pháp đúng đắn để từng bước cải thiện. Có rất nhiều giải pháp như:

  • Đổi mới công nghệ
  • Đào tạo nguồn nhân lực
  • Trở thành nhà cung ứng đạt tiêu chuẩn khách hàng
  • Phát triển lĩnh vực thiết kế
  • Phát triển công nghiệp phụ trợ
  • Tạo thương hiệu cho sản phẩm dệt may VN
  • Đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu…

Sau đây em xin đi vào một số giải pháp:



1       Đổi mới công nghệ


Đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ là nhân tố đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển của ngành dệt may. Vấn đề cấp bách hiện nay là cần mạnh dạn đổi mới quy trình công nghệ, kết hợp đúng mức các trình độ công nghệ hiện có, đầu tư mua sắm thiết bị Dệt May đồng bộ, đạt tiêu chuẩn kĩ thuật cao, loại bỏ dần các thiết bị công nghệ lạc hậu, không còn thích hợp.


Đầu tư công nghệ hiện đại, các công nghệ thuộc thế hệ mới nhất trên thế giới cho các dự án đầu tư mới với quy mô đủ lớn. Tập trung các dự án đầu tư mới, với quy mô đủ lớn, đủ tiềm lực về vốn để tiếp cận công nghệ hiện đại tiên tiến nhất, công nghệ thế hệ mới nhất.


Bởi vì:


Hàng dệt may có đặc điểm là có tính linh động cao trên thị trường, chu kỳ sản phẩm ngắn, tính mốt thể hiện rõ, tính quốc tế cao. Do đó công nghệ phải đổi mới nhanh và theo hướng hiện đại. Đổi mới máy móc thiết bị giúp năng suất tăng cao, chất lượng sản phẩm được đảm bảo tốt hơn, đảm bảo số lượng các đơn đặt hàng mà khách hàng yêu cầu.


Khi thiết bị hiện đại, chúng ta có đủ điều kiện để sản xuất những sản phẩm thời trang, các sản phẩm đa dạng hơn, nhiều mẫu hơn, đáp ứng được những khách hàng khó tính. Khi các mặt hàng có chất lượng tốt, kiểu dáng hấp dẫn dần dần Việt Nam sẽ xây dựng được thương hiệu về sản phẩm dệt may của mình.


Đối với các khâu kéo sợi, dệt, nhuộm, hoàn tất thì trình độ công nghệ hiện đại sẽ trở thành yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của ngành.


Đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ phải nhằm đưa công nghiệp Dệt may trở thành ngành mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân. Ngành dệt may phải phát triển với quy mô lớn và đạt trình độ tiến tiến, đủ sức hòa nhập với nền kinh tế thế giới.


Phát triển công nghiệp Dệt phải gắn liền với công nghiệp may nhằm nâng cao chất lượng nguyên liệu các doanh nghiệp may, giảm bớt nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu nước ngoài, tạo điều kiện cung cấp vải sợi ổn định, chủ động cho may hàng xuất khẩu, nâng cao giá trị gia tăng, góp phần tăng ngân sách quốc gia và tăng tích luỹ để tiếp tục tái đầu tư cho công nghệ mới nhằm đáp ứng yêu cầu của ngành may.


Xu thế hiện nay, các doanh nghiệp dệt may trên thế giới đang chuyển đến sản xuất tại Việt Nam nhiều hơn do vậy cần chú ý để tiếp nhận tốt sự chuyển dịch này. Chúng ta cần tăng cường mối liên kết hợp tác với các tập đoàn phân phối, bán lẻ lớn trên thế giới nhằm ổn định khách hàng và từng bước tham gia vào các chuỗi liên kết của họ. Sự liên kết này còn nằm trong chuỗi liên kết giữa các nhà sản xuất và cung ứng nguyên phụ liệu cùng hệ thống các nhà tiêu thụ sản phẩm. Hướng phát triển của ngành cần được chuyên môn hóa và hợp tác hóa nên do vậy cần đầu tư ngay vào công nghệ mới để tạo bước nhảy vọt về chất lượng và mang lại giá trị gia tăng.


Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và thanh khoản hợp đồng gia công, triển khai quản lý rủi ro luồng hàng hóa, tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, chuyển tải bất hợp pháp… giúp các doanh nghiệp may có thể tối ưu hóa sản xuất, cắt giảm chi phí… Doanh nghiệp có thể quản lý thông tin sản phẩm, quản lý nhà cung cấp, quản lý đơn vị sản xuất, quản lý các đơn vị gia công và thầu phụ, quản lý nhà tiêu thụ và phân phối lẻ, quản lý thương hiệu một cách dễ dàng, hiệu quả hơn.


Đối với các dự án các nhà đầu tư trong nước, cần phải cân nhắc kỹ càng trong việc lựa chọn công nghệ. Tập đoàn Dệt May Việt Nam cần tư vấn, hỗ trợ về thông tin các nguồn cung cấp công nghệ, các thế hệ công nghệ giúp các nhà đầu tư tránh được việc nhập khẩu các công nghệ đã lạc hậu, công nghệ thải hồi của các nước, nhất là các nước công nghiệp mới như Hàn Quốc, Trung Quốc…


Đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm hình thành các khu công nghiệp chuyên ngành sợi, dệt, nhuộm – may. Bao gồm hạ tầng cơ sở đường xá, thoát nước, đặc biệt chú ý đến vấn đề xử lý nước thải, đây là vấn đề rất quan trọng đối với các cơ sở in nhuộm, hoàn tất.


Ngoài ra, Chính phủ cũng cần có cơ chế khuyến khích các DN dệt nước ngoài đầu tư vào VN để giúp dệt VN tiếp cận công nghệ hiện đại thế giới.


2Trở thành nhà cung ứng đạt tiêu chuẩn khách hàng


Trong chuỗi giá trị toàn cầu của ngành Dệt may, các công ty của Việt Nam hiện nay chủ yếu vẫn sản xuất theo tiêu chuẩn khách hàng (OEM- Original Equiment Manufacture). Tuy nhiên, trở thành nhà cung ứng đạt chuẩn OEM vẫn đang còn nhiều vấn đề lớn mà các doanh nghiệp Việt Nam cần cố gắng hơn nữa so với các nước Đông Á. Bởi vì có một thực trạng mà ta vẫn thấy ở các doanh nghiệp dệt may ở VN đó là: Một số doanh nghiệp khi gia công, thời gian đầu sản phẩm đạt yêu cầu, lấy được sự tin cậy từ khách hàng. Nhưng những đơn hàng sau, sau khi được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài thì hàng loạt các lô hàng bị trả lại do không đạt yêu cầu mà họ đặt ra. Như vậy, vừa mất thời gian, vừa tốn kém, vừa mất uy tín mà trong chuỗi cung ứng toàn cầu, nếu bị mất uy tín một lần thì sẽ mất vị trí và rất khó lấy lại vị trí đó. Mục tiêu mà Dệt may cần phấn đấu không chỉ dừng lại ở trở thành nhà cung ứng đạt tiêu chuẩn khách hàng OEM mà cần phải sản xuất dưới dạng sản xuất thiết kế gốc (ODM – Original Design Manufacture) hay là sản xuất nhãn hiệu gốc (OBM – Own Brand Manufacture). Bởi vì hình thức OEM là công ty cung cấp sản xuất sản phẩm theo thiết kế đặc biệt của người mua và sản phẩm được bán dưới nhãn hiệu của người mua, công ty cung cấp hầu như rất ít quyền lực trong việc phân phối. Tuy nhiên, với thực tế hiện nay, để tiến lên bước này thì trước tiên các Doanh nghiệp phải trở thành nhà cung ứng đạt chuẩn khách hàng. Muốn như vậy các Doanh nghiệp cần:


–         Xây dựng hình ảnh ngành dệt may Việt Nam với chất lượng,  thời trang, thân thiện với môi trường.


–         Tổ chức các lớp đào tạo để nâng cao trình độ cho người lao động.


–         Quán triệt tới các công nhân về chất lượng của sản phẩm.


–         Mỗi lô hàng xuất đi cần phải kiểm tra cẩn thận, kĩ lương hơn.


–         Doanh nghiệp dệt may cần đẩy nhanh quá trình xây dựng tiêu chuẩn SA8000 để đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, đặc biệt là đối với thị trường Hoa Kỳ.


–         Uy tín của doanh nghiệp với khách hàng phải đặt lên hàng đầu…


3 Phát triển lĩnh vực thiết kế


Trong chuỗi giá trị toàn cầu khâu đem lại lợi nhuận cao nhất là thiết kế mẫu, cung cấp nguyên phụ liệu và thương mại. Nhưng khó khăn của Việt Nam hiện nay là trình độ thiết kế thời trang vẫn còn non kém, không thể đưa ra sản phẩm hoàn chỉnh, chưa có những trường dạy chuyên nghiệp, lực lượng những nhà thiết kế trẻ dù đã được đào tạo nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu thường xuyên thay đổi của người tiêu dùng. Cả nước cả nước có hàng chục địa chỉ đào tạo nhà thiết kế thời trang nhưng rất tiếc chưa có nơi nào đào tạo nhà tiếp thị thời trang chuyên nghiệp. Mọi trung tâm đều đào tạo chung chung, mà từ đào tạo chung đến đào tạo hàng fashion là một khoảng cách rất lớn. Để ngành dệt may VN trong mắt thế giới sẽ có tầm hơn, đủ mạnh để có vị thế hợp tác ngang bằng nhằm mua được hàng hóa với giá hợp lý nhất thì phải đặt đào tạo lên hàng đầu, đầu tư vào khâu thiết kế sản phẩm, và tạo ra thương hiệu riêng cho dệt may VN trên thế giới.


Muốn phát triển được lĩnh vực này một cách có hiệu quả, các doanh nghiệp Dệt may cần:


–  Có sự hỗ trợ từ phía Nhà Nước


–  Tăng tỷ lệ xuất khẩu dưới hình thức FOB( tham gia vào khâu ý tưởng thiết kế)


–  Nghiên cứu các thiết kế sản phẩm mới mang những nét đặc trưng riêng. Sản xuất các sản phẩm có sự khác biệt hóa cao, có tính độc đáo, hiện đại và đẳng cấp.


–  Nắm bắt được xu thế thời trang của thế giới.


–  Phát triển thị trường thời trang Việt Nam tại các đô thị và các thành phố lớn


–  Gửi người ra nước ngoài để học tập, nghiên cứu, tiếp cận với xu hướng thời trang tại các trung tâm thời trang nổi tiếng như Paris (Pháp), New York (Mỹ) và Tokyo (Nhật Bản). Tuy nhiên, để đào tạo được những nhà thiết kế giỏi, chuyên nghiệp không phải là chuyện một sớm một chiều. Vì thế, trước mắt, các doanh nghiệp cần tăng cường ký kết các thỏa thuận về hợp tác trong lĩnh vực dệt may, mời các chuyên gia thiết kế nước ngoài sang hợp tác, giúp đỡ VN trong khâu thiết kế và cả đào tạo.


–  Củng cố và mở rộng hệ thống đào tạo chuyên ngành Dệt May với chất lượng tốt tạo điều kiện cho họ phát huy khả năng của mình, xây dựng Trường Đại học Dệt May và Thời trang để tạo cơ sở vật chất cho việc triển khai các lớp đào tạo.


–  Đầu tư xây dựng các trung tâm đào tạo nhà thiết kế với chất lượng cao và hợp tác quốc tế.


–  Tích cực tham gia vào mạng lưới sản xuất trong khu vực và chuỗi giá trị toàn cầu của ngành dệt may như Liên đoàn Dệt May ASEAN (AFTEX), Uỷ ban Quốc tế về Dệt May…


–  Tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại và kêu gọi đầu tư trong nước và khu vực, tổ chức các hội nghị, hội thảo, diễn đàn về dệt may quốc tế, khu vực… để giúp các doanh nghiệp dệt may Việt Nam và các nước trong khu vực, quốc tế gặp gỡ, học hỏi, tăng cường hợp tác liên kết cùng nhau giúp đỡ, định hướng phát triển, tăng sức mạnh của khối các nước sản xuất xuất khẩu dệt may trên thế giới, để tiếp cận thị trường mục tiêu, chủ động nắm bắt được nhu cầu khách hàng và tiếp đó, đưa ra những thiết kế phù hợp.


4 Phát triển nguyên phụ liệu.


Hiện nay áp lực lớn nhất của ngành Dệt May là chưa tạo được nguồn nguyên liệu cho sản xuất. Nguyên liệu phục vụ cho ngành Dệt may được nhập khẩu đến 90%, tuy có kim ngạch xuất khẩu cao nhưng tỷ lệ thu về lại thấp, chỉ ước tính khoảng 35- 38% tổng kim ngạch. Do đó ngành dệt may phải quy vùng nguyên liệu, đặc biệt là trồng bông.


Tháng 3 năm 2008: Chiến lược phát triển của chính phủ Việt Nam nhằm khuyến khích sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng (value-added products), nhấn mạnh sử dụng  bông trồng trong nước, xúc tiến sản xuất vải dệt chất lượng cao bằng cách nâng cao công đoạn nhuộm và hoàn tất, và tập trung vào đào tạo nhân lực quản lý và thiết kế.


Năm 2009: Chương trình phát triển cây bông: mục đích tăng gấp 3 lần sản lượng bông đến năm 2020, bao gồm cung cấp hạt giống bông miễn phí tới các tỉnh và Vinatex cũng sẽ đầu tư sản xuất bông.


Để giải quyết bài toán nguyên phụ liệu cho ngành dệt may, năm 2010, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) sẽ hạn chế đầu tư dàn trải mà tập trung vào khâu tạo giá trị gia tăng cao cho ngành sản xuất cốt lõi dệt may.

Hiện, tổng số vốn đầu tư mà Vinatex dự kiến dành cho các chương trình trọng điểm năm nay là hơn 1.400 tỷ đồng, trong đó có việc liên doanh sản xuất xơ polyester và tìm địa điểm xây dựng các khu công nghiệp dệt nhuộm.


Mặt khác, Vinatex đang triển khai chương trình phát triển cây bông với việc tích cực tìm kiếm quỹ đất để phát triển trang trại sản xuất bông tập trung, theo đó, có 8 dự án đã đăng ký thực hiện với diện tích gần 2.000ha, trong đó 2 dự án đang triển khai.


Ngoài ra, Vinatex và Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam cũng đang phối hợp xây dựng nhà máy sản xuất sợi tổng hợp tại khu công nghiệp Đình Vũ (Hải Phòng) với công suất 600 tấn/ngày, dự kiến năm 2012 đi vào sản xuất, đáp ứng 100% nhu cầu xơ, sợi tổng hợp cho ngành dệt.


Đặc biệt, Vinatex còn xây dựng 4 khu công nghiệp dệt, nhuộm tại các tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Long An và Trà Vinh nhằm khuyến khích doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành dệt may


Đồng thời chúng ta phải cải thiện chất lượng nguyên phụ liệu, đa dạng các loại vải, khâu thiết kế mà ta vẫn thường nói tới, là rất quan trọng. Nhưng ở đây là thiết kế vải, chứ không phải thiết kế thời trang cho may, như chúng ta thường nhắc tới. Nhiều nước cũng đã thành công khi đi theo hướng này, mà điển hình là Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc… và gần đây là Thái Lan. Ngoài việc thiết kế ra các loại vải đáp ứng các mẫu thời trang mới, các quốc gia này còn tiên phong trong việc sáng tạo ra các loại vải thân thiện với môi trường (vải chống bụi, diệt khuẩn), vải khoác ngoài nano để giữ ấm, vải có tính hút ẩm cao và mang mùi hương tự nhiên… và nhiều loại vải kỹ thuật khác… Hướng đi này đã giúp cho các quốc gia nói trên cạnh tranh được với các quốc gia khác trên thị trường quốc tế. Đây có thể là một hướng phát triển cho ngành Dệt, nhằm nâng cao hiệu quả cho ngành May xuất khẩu.


5       Xây dựng mạng lưới phân phối.


Để có thể triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, các doanh nghiệp may Việt Nam cần phải liên kết với nhau về nhân lực và tài chính, với trung tâm là Hiệp hội Dệt – May Việt Nam. Mục tiêu trước mắt là tham gia các hội chợ thương mại quốc tế để giới thiệu các thương hiệu doanh nghiệp có tiếng, như Việt Tiến, May 10, Nhà Bè… với các mẫu mã chất lượng cao đã từng gia công cho khách nước ngoài, nhằm tìm kiếm các nhà buôn trực tiếp mà không cần qua khâu môi giới. Còn các khâu phân phối khác, thì… tiếp cận dần.


Khuyến khích các công ty lớn thiết lập mối quan hệ lâu dài với các nhà nhập khẩu và bán lẻ nước ngoài, tăng thêm giá trị gia tăng cho các sản phẩm bằng cách sử dụng công nghệ thời trang, chú trọng tới thị trường nội địa và cải thiện đời sống của công nhân.


Xây dựng các tổ chức marketing và hệ thống nước,khu vực và các hãng với các tổ chức quốc tế cống hiến cho sự phát triển tiêu chuẩn, tích cực hỗ trợ ngành, nghiên cứu và phát triển , và có thực tiễn tốt. Hỗ trợ tham gia các triển lãm,mhội chợ thương mại quốc tế để tăng khả năng tiếp cận với các người mua tiềm năng.


Tìm kiếm và tận dụng những cơ hội để làm việc trực tiếp với các khách hàng cuối cùng; xây dựng thương hiệu mạnh riêng cho ngành dệt may Việt Nam nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam.

Previous
Next Post »