Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của ngành dệt may Việt Nam


1. Điểm mạnh


Giá công nhân của ngành may mặc của Việt Nam rẻ nhất so với các nước trong khu vực và thế giới. Tiền lương công nhân trong ngành hiện nay chỉ cao gấp 2 lần tiền lương tối thiểu ( khoảng 150000VND). Giá nhân công rẻ-> chi phí thấp-> giá thành sản phẩm rẻ-> tạo lợi thế cạnh tranh trong sản phẩm may mặc.


Người lao động cần cù chăm chỉ và khéo léo nên có những sản phẩm yêu cầu tay nghề thủ công rất độc đáo đặc sắc và có sự khác biệt -> tạo lợi thế cạnh tranh cũng như vậy giúp Việt Nam có những thuận lợi lớn trong xuất khẩu và trong việc tạo dựng các làng nghề để phát triển ngành.


Ngành may mặc Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao, số lượng các công ty liên tục tăng qua các năm và quy mô của công ty ngành càng lớn cả về mọi nguồn lực. Giá trị xuất khẩu 260 triệu USD/tháng và tăng ở các thị trường chính là Mỹ, EU, Nhật


Ngành dệt may Việt Nam có thế mạnh trong việc sản xuất các sản phẩm dệt kim. Đây là chủng loại mà người tiêu dùng Mỹ, EU rất ưa chuộng


Ngành may mặc được đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại với những máy cắt, máy ép, là hơi…giảm bớt các công đoạn thủ công.


Một số thương hiệu được khẳng định trên thị trường trong và ngoài nước: May 10, May Việt Tiến, Dệt Kim Đồng Xuân, Gấm Thái Tuấn, áo sơ mi An Phước… Những thương hiệu này không chỉ đứng vững trong thị trường trong nước mà còn giúp ngành dệt may Việt Nam tạo dựng tên tuổi trên thị trường nước ngoài


2. Điểm yếu


Nguyên vật liệu ngành vẫn còn phải nhập khẩu và ngành dệt có tốc độ tăng trưởng chậm hơn ngành may nên ngành may không có sự chủ động trong sản xuất kinh doanh. Tình trạng này còn làm ảnh hưởng tới các đơn đặt hàng về thời gian, chất lượng và hiệu quả kinh tế tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm ngành may còn thấp và hiệu quả kinh tế chưa cao.


Giá lao động rẻ nhưng chất lượng lao động không cao, đặc biệt lao động có trình độ chuyên môn thấp chiếm 60% nên nâng suất lao động thấp, so với các nước trong khu vực thì năng suất lao động của ngành dệt may nước ta chỉ bằng 2/3. Lương thấp gây ra tình trạng di chuyển lao động trong cùng ngành hoặc ra khỏi ngành làm cho việc đào tạo chuyên môn gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra công ty có khả năng xuất khẩu hàng may mặc và gia công là chủ yếu chứ không thực hiện xuất khẩu trực tiếp.


Tuy ngành dệt may có sự đầu tư lớn nhưng chưa đồng bộ. Có những loại máy móc thiết bị đã quá lạc hậu nhưng còn tận dụng nên năng suất không cao.


Chưa xây dựng được thương hiệu riêng cho ngành dệt may của ngành dệt may của Việt Nam nên chưa có hệ thống các kênh phân phối rộng khắp, kể cả thị trường nội địa và nước ngoài mà chỉ có các cửa hàng của công ty tự lập để tiêu thụ sản phẩm. Do vậy việc tiêu thụ còn yếu. Đặc biệt các công ty không có sự phối hợp với nhau trong việc quảng cáo để cạnh tranh trong nội bộ tại thị trường trong nước.


Khả năng tự thiết kế còn yếu, phần lớn là làm theo mẫu mã đặt hàng của phía nước ngoài để xuất khẩu


Chưa tập trung nghiên cứu và đầu tư nhu cầu thị trường nên nhiều đoạn khúc thị trường còn bỏ trống tạo điều kiện cho nhiều sản phẩm ngoại thâm nhập sâu vào thị trường trong nước như các sản phẩm: chăn, ga, gối..hầu hết là sản phẩm của Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Xingapo. Một số sản phẩm có chất lượng cao có thể đáp ứng nhu cầu khách hàng khó tính: Mỹ, Nhật nhưng lại không có mặt tại thị trường trong nước gây ra hiện tượng không tôn trọng khách hàng trong nước và bỏ trống thì trường với hàng triệu khách hàng tiềm năng.


Chi phí cho nhân công rẻ nhưng chi phí bình quân / 1 đơn vị sản phẩm vẫn cao. Do đó giá của chúng ta vẫn cao hơn so với Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia khoảng 30% -40%. Đồng thời hệ thống tiêu chuẩn chất lượng chưa được chuẩn hóa trong ngành nên mỗi công ty trong ngành có định mức về tiêu chuẩn khác nhau mà không thống nhất trong toàn ngành.


3.   Cơ hội


Thị trường nội địa rộng lớn với hơn 86 triệu dân là những khách hang mục tiêu và tiềm năng trong ngành dệt may. Việt Nam đã gia nhập WTO chính thức và cũng nhân đó chúng ta được xóa bỏ hoàn toàn hạn ngạch xuất khẩu dệt may với các nước thành viên của WTO. Do đó doanh nghiệp không còn lo lắng về giới hạn việc xuất khẩu sản phẩm trong ngành.


Chính phủ có một cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ và tăng tốc ngành dêt may từ năm 2001 -2005. Quỹ hỗ trợ đã cho doanh nghiệp vay 118 triệu USD, khoảng 5% tổng số vốn đầu tư theo kế hoạch cần phải huy động của ngành.


4.   Thách thức


Ngành phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh rất mạnh như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan không chỉ trên thị trường quốc tế mà còn trong thị trường nội địa. Các đối thủ này không chỉ mạnh về nhiều mặt như: tiềm lực về các nguồn lực, con người , vật chất, thông tin mà còn có kinh nghiệm và hệ thống phân phối rất mạnh, kể cả việc bán lẻ cũng chuyên nghiệp hơn các doanh nghiệp Việt Nam.


Việc xá bỏ hạn ngạch cũng vô hình chung làm cho các doanh nghiệp Việt Nam phải đối đầu với Trung Quốc, Ấn độ trong việc xuất khẩu hàng hóa sang các nước WTO


Do sức ép của quá trình hội nhập tạo nên một hiện tượng tâm lý, vừa bất an vừa buông xuôi. Bất an do chúng ta không biết nhiều về các đối thủ cạnh tranh, vì việc kinh doanh quốc tế không được chú trọng


Hiện nay các chính sách hỗ trợ của nhà nước không còn, các công ty dệt may phải tự mình đối mặt với các biến động của thì trường trong và ngoài nước.

Previous
Next Post »