Giải pháp nâng cao hiệu quảsử dụng nguồn vốn ODA phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam


- Hoàn thiện môi trường pháp lý và cơ chế chính sách :     Kể từ năm 1993 đến nay, Chính phủ đã không ngừng hoàn thiện khung pháp lý cho việc quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA. Song vẫn còn tồn tại những vấn đề như thiếu một số hướng dẫn thực thi các văn bản cụ thể, hoặc chưa có những nghị định phù hợp về quản lý tài chính, hoặc còn những khác biệt giữa quy định của Chính phủ với quy định của nhà tài trợ… Do đó, trong thời gian tới Chính phủ cần: xúc tiến rà soát lại hệ thống các văn bản pháp quy có liên quan đến quản lý vốn ODA nhằm bổ sung những quy phạm mới mà thực tế đòi hỏi, đồng thời chỉnh sửa những bất cập trong các văn bản đã ban hành. Cần sớm ban hành nghi định mới về tái định cư và giải phóng mặt bằng nhằm giải quyết cơ bản những vướng mắc về vấn đề này.


Chính phủ cần tiếp tục làm hài hòa thủ tục tiếp nhận và thực hiện chương trình, dự án ODA giữa Việt Nam và các nhà tài trợ thông qua việc hài hòa về khuôn khổ thể chế, pháp lý và tổ chức hội nghị liên quan đến việc quản lý, sử dụng ODA để xác định và tháo gỡ những vấn đề vướng mắc trong quá trình tổ chức, thực hiện chương trình dự án. Để khuôn khổ pháp lý về ODA có tính ổn định cao và có khả năng điều chỉnh tốt đối với hoạt động quản lý và sử dụng ODA cần quán triệt một số những yêu cầu sau:


Thứ nhất, phải thiết lập được chế tài đủ mạnh để nâng cao trách nhiệm của người ra quyết định đầu tư. Các chế tài này phải rõ ràng cụ thể tới mức: (i) Người quyết định đầu tư sai, gây lãng phí, thất thoát phải bị xử lý ở các mức độ khác nhau tùy theo mức độ sai phạm, có thể xử phạt hành chính, có thể bị cách chức hoặc miễn nhiệm; (ii) Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm toàn diện về hiệu quả, chất lượng dự án, chấm dứt tình trạng giao cho người không đủ điều kiện năng lực chuyên môn nghiệp vụ thực hiện quản lý dự án; (iii) Sắp xếp lại các ban quản lý dự án theo đúng tiêu chí và tiêu chuẩn phù hợp; (iv) Chủ đầu tư phải có trách nhiệm kiểm tra, giám sát thường xuyên các ban quản lý dự án, phát hiện kịp thời những vấn đề phát sinh và đề xuất các biện pháp xử lý.


   Thứ hai, phân định rõ trách nhiệm giữa các cơ quan hữu trách trong việc ra quyết định quản lý vốn ODA, nên lựa chọn một cơ quan chịu trách nhiệm hoàn toàn từ khâu chuẩn bị dự án đến khõu thực hiện, vận hành và khai thác dự án. Nên thành lập tổ chức liên ngành làm nhiệm vụ tổng hợp, phân tích thông tin, đánh giá tình hình trong mối quan hệ với các chỉ tiêu vĩ mô như: dư nợ quốc gia, dư nợ chính phủ, tốc độ tăng sản phẩm trong nước, kim nghạch xuất nhập khẩu, cán cân thanh toán, bội chi ngân sách nhà nước. Tập trung công tác quản lý và sử dụng vốn ODA vào một đầu mối theo hướng hình thành một cơ quan quản lý nợ công, trong đó chủ yếu là ODA. Cần khắc phục tình trạng yếu kém trong công tác điều phối và chia sẻ thông tin giữa các bộ, cũng như giữa Trung ương và địa phương. Điều đó sẽ ảnh hưởng tới tất cả các công đoạn phối hợp và triển khai ODA: từ khâu xây dựng các công trình quốc gia mang tính chất liên ngành, liên đới cao cho đến việc quản lý ở cấp cơ sở như vấn đề giải phóng mặt bằng, tái định cư…


Hoàn thiện cơ chế và mô hình quản lý phù hợp ; quản lý chặt chẽ các dự án chống thất thoát lãng phí : Cần cải tiến cơ chế quản lý theo hướng sau:


   Một là, tạo lập một cơ chế quản lý sao cho ban quản lý dự án phải chịu trách nhiệm toàn diện về dự án từ khâu chuẩn bị cho tới khâu thực hiện, nghiệm thu và vận hành dự án trước chủ đầu tư và đối tượng thụ hưởng. Xác định rõ ràng tính pháp lý của ban quản lý dự án theo hướng đảm bảo tính chuyên nghiệp, tăng cường tính minh bạch, chống khép kín và tự chịu trách nhiệm.


   Hai là, chủ đầu tư với tư cách là người đại diện pháp nhân của Nhà nước trong việc sử dụng nguồn vốn, phải chịu trách nhiệm cụ thể trước Nhà nước về công trình của mình cả về tiến độ cũng như chất lượng. Đồng thời quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu ra quyết định. Từ đó buộc chủ đầu tư phải phải lựa chọn ban quản lý dự án thực sự có chất lượng phù hợp với yêu cầu của công việc, tránh tình trạng khép kín trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản.


   Ba là, xây dựng quy chế làm việc của ban quản lý dự án một cách chặt chẽ, có chính sách đãi ngộ, có kinh phí hoạt động rõ ràng, minh bạch. Đồng thời, có chế độ thưởng, phạt nghiêm minh: khi công trình không bị thất thoát, đạt yêu cầu chất lượng, đúng tiến độ thì chủ đầu tư có chế độ khen thưởng. Ngược lại, qua thanh tra, kiểm tra, nếu công chức hoặc cán bộ ban quản lý dự án có sai phạm thì xử lý kỷ luật nghiêm khắc, trong đó người lãnh đạo cũng phải chịu trách nhiệm liên đới.



- Chuẩn bị cẩn thận , chi tiết các khâu chuẩn bị dự án để đảm bảo thuận lợi trong quá trình thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng :  Để đảm bảo tiến độ thực hiện cũng như đảm bảo hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án thì công tác quy hoạch chuẩn bị dự án trong thời gian tới cần được chú trọng hơn, trong đó cần nhấn mạnh hơn tới các khía cạnh sau:


   Thứ nhất, phân bổ ngân sách chưa phù hợp cũng là một trong những cản trở công tác chuẩn bi dự án ở giai đoạn đầu. Do đó, cần chuẩn bị đủ ngân sách để đảm bảo hiệu quả của khâu công tác này.


Thứ hai, phải có phương án giải quyết vấn đề tái định cư ngay trong giai đoạn đầu chuẩn bị dự án. Việc chậm trễ trong các dự án phát triển cơ sở hạ tầng chủ yếu do khâu giải phóng mặt bằng tái định cư. Phải tính đến lợi ích hợp pháp của người dân trong khu vực bị giải tỏa, không những về tái định cư mà cả giải quyết việc làm cho người dân bi mất đất canh tác, mất nhà ở, địa điểm kinh doanh.


Thứ ba , cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các nhà tài trợ trong khâu chuẩn bị dự án. Do quá trình chuẩn bị dự án của các nhà tài trợ rất khác với phía Việt Nam, nên phải đảm bảo hài hòa để giảm nhẹ gánh nặng cho Chính phủ. Việc chia sẻ thông tin, tham khảo ý kiến của các cơ quan đối tác, sự phối hợp chủ động và tích cực giữa nhà tài trợ và Chính phủ cũng như chiến lược phát triển ngành đã được các bên chia sẻ dưới sự chỉ đạo kiên quyết của Chính phủ là rất quan trọng.


- Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm việc trong các dự án : Để có thể sử dụng hiệu quả nguồn vốn viện trợ phát triển Nhật Bản tại Việt Nam, một nhân tố quan trọng thứ yếu đó là trình độ nhân lực trong nhiều lĩnh vực liên quan như kiến trúc, kỹ sư, quản lý, vận hành. Vì vậy cần lưu tâm đặc biệt đến công tác đào tạo nguồn nhân lực cho các dự án đầu tư ODA nói chung và ODA Nhật Bản nói riêng. Đề cử chuyên gia trong các lĩnh vực nghiên cứu mũi nhọn như công nghệ thông tin, quản lý môi trường , nghiên cứu các loại giống cây trồng trong lĩnh vực nông nghiệp và nâng cao hiệu quả quản lý trong nhiều ngành kinh tế.


Tổ chức các khóa đào tạo cho các cán bộ Việt Nam tại Nhật Bản nhằm phục vụ cho công tác chuyên môn, đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam


Đào tạo trong nước các trường đại học và đào tạo nước ngoài theo các chương trình hợp tác quốc tế, các chuyên gia quốc tế có trình độ chuyên môn cao để có thể tiếp thu, ứng dụng công nghệ cao, tiên tiến một cách hiệu quả;


Đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề, đào tạo các nhà quản lý giỏi.


Thuê các chuyên gia, kỹ sư nước ngoài hay từ Nhật Bản làm việc ngay tại dự án ODA Nhật Bản triển khai ở Việt Nam để có thể học hỏi kinh nghiệm và chuyển giao công nghệ ở những dự án có trình độ công nghệ cao.


Có chính sách phủ hợp để giải quyết mối liên quan giữa đào tạo, sử dụng và đãi ngộ, giữa đào tạo và đào tạo nâng cao.


Có chính sách thu hút đội ngũ cán bộ, quản lý có trình độ, tránh tình trạng chảy máu chất xám sau khi được đào tạo ở nước ngoài.

Previous
Next Post »