Khái niệm công ty đa quốc gia là gì?


Ban đầu, các công ty đa quốc gia cũng được thành lập tại một quốc gia tức là  công ty quốc gia. Công ty quốc gia này mang quốc tịch của một nước và vốn đầu tư  vào công ty này thuộc quyền sở hữu của các nhà tư bản nước sở tại. Công ty quốc  gia này kinh doanh ngày càng phát triển và hàng hóa, dịch vụ do công ty này sản  xuất ra ngày càng nhiều và chất lượng. Vì vậy mà nhu cầu mở rộng thị trường tiêu  thụ các sản phẩm của công ty là tất yếu. Lúc bấy giờ, thị trường các nước lân cận  hay các nước có nhu cầu sản phẩm của công ty trở nên thật hấp dẫn. Các công ty  này sẽ bắt đầu tiến hành mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm sang các thị trường  này bằngcách xuất khẩu các sản phẩm. Thị trường ngày càng được mở rộng vì vậy  mà các công ty bắt đầu nghĩ đến việc mở rộng sản xuất kinh doanh sang các nước  lân cận, các nước mà có nhu cầu sản phẩm của công ty nhiều. Do quá trình phát  triển thị trường tiêu thụ, các công ty này tìm được các nguồn nguyên liệu và nhân  công có chi phí thấp hơn tại quốc gia mà công ty trú ngụ. Vì vậy mà công ty sẽ tiến  hành xây dựng các chi nhánh hay các công ty con tại các quốc gia mà có những lợi  thế so sánh về chi phí nguyên vật liệu, nhân công đầu vào nhằm tìm kiếm mức lợi  nhuận ngày càng cao. Như vậy do nhu cầu phát triển và mở rộng thị trường của  mình mà các công ty này đã thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn  rộng lớn và vượt ra khỏi biên giới của một quốc gia nên được gọi là công ty đa quốc  gia. Vì vậy chúng ta có thể xây dựng khái niệm công ty đa quốc gia như sau:  Công ty đa quốc gia –Multinational Corporations (MNC) hoặc Multinational  Enterprises (MNE) là công ty có hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc cung cấp dịch  vụ không chỉ nằm gói gọn trong lãnh thổ của một quốc gia mà hoạt động sản xuất  kinh doanh và cung cấp dịch vụ trải dài ít nhất ở hai quốc gia và có công ty có mặt  lên đến hơn trăm quốc gia khác nhau.


Công ty đa quốc gia bao gồm công ty mẹ ở một nước, và thực hiện các đầu  tư FDI ra nước ngoài để hình thành các công ty con. Các công ty mẹ con này ảnh  hưởng lẫn nhau và cùng chia sẻ kiến thức, nguồn lực và trách nhiệm lẫn nhau.

Previous
Next Post »