Đường ngân sách mô tảcác giỏhàng hóa (x,y) tối đa mà người tiêu dùng có thểmua được. Nó cho chúng ta biết sốlượng hàng hóa Y tối đa mà người tiêu dùng có thểmua được khi đã mua một lượng hàng hóa X nhất định, hay số lượng hàng hóa X tối đa mà người tiêu dùng có thểmua được khi đã mua một lượng hàng hóa Y nhất định. Khi đã mua một lượng xnhất định, sốlượng ytối đa có thểmua được chính là lượng thu nhập I còn lại sau khi đã mua xchia cho mức giá PY: y= (I – x.PX )/PY (3.2).
Tập hợp các giỏhàng hóa (x,y) tối đa ở đây phải thỏa mãn đẳng thức hay phương trình: x.PX+ y.PY= I(3.2’)
Dễ dàng nhận ra rằng (3.2) và (3.2’) hoàn toàn tương đương nhau. Phương trình (3.2) hay (3.2’) chính là phương trình đường ngân sách. Vì phương trình (3.2) là một phương trình tuyến tính nên đường ngân sách là một đường thẳng. Chú ý rằng chúng ta biểu thị x, ylà khối lượng của các hàng hóa X, Y, nên điều đó giả định ngầm rằng xvà ylà những sốkhông âm. Có thểkhông khó khăn đểnhận ra rằng, đường ABtrên hình 3.9 chính là đường ngân sách gắn liền với điều kiện vềthu nhập và giá cả đã biết. Điểm mút Atrên trục tung biểu thịlượng hàng hóa Y tối đa có thể mua được khi người tiêu dùng không mua một đơn vịhàng hóa X nào. Tung độcủa nó có giá trịbằng I/PY.Tương tự, điểm mút Btrên trục hoành biểu thịlượng hàng hóa X tối đa có thểmua được khi người tiêu dùng không mua một đơn vịhàng hóa Y nào. Hoành độcủa nó có giá trịbằng I/PX. Những điểm nằm trên đường ngân sách AB đều là những điểm khả thi trong điều kiện thu nhập I được chi tiêu hết. Những điểm khảthi nằm trong miền ràng buộc ngân sách nhưng không nằm trên đường ngân sách đều biểu thịcác trường hợp thu nhập hay ngân sách I không được sử dụng hết.
Vị trí của đường ngân sách phụthuộc vào mức thu nhập I và các mức giá của các hàng hóa X,Y. Độdốc của đường ngân sách phụthuộc vào mức giá tương đối của hai hàng hóa này và đo bằng (- PX/PY)
Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:
EmoticonEmoticon