Khủng hoảng tín dụng nhà đất giai đoạn 2007-2008


1. Đặc điểm


Đây là một cuộc khủng hoảng tín dụng bao gồm sự đổ vỡ hàng loạt hệ thống ngân hàng, tình trạng đói tín dụng, tình trạng sụt giá chứng khoán và mất giá tiền tệ quy mô lớn ở nhiều nước trên thế giới, có nguồn gốc từ sự đổ vỡ của bong bóng nhà đất  tháng 08/2005 đã dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính ở Hoa Kỳ.


2. Nguyên nhân:


2.1 Cho vay dưới chuẩn


Các ngân hàng đầu tư Mỹ đã sử dụng nghiệp vụ chứng khoán hóa (securitisation) để biến các khoản cho vay mua bất động sản thành các gói trái phiếu có gốc bất động sản (MBS, CDO) đầy rủi ro cung cấp cho thị trường.


Khi nền kinh tế đi xuống, người vay tiền mua nhà không trả được các khoản vay mua nhà thì rủi ro tín dụng được chuyển sang các gói trái phiếu có các danh mục tín dụng bất động sản làm tài sản đảm bảo. Khủng hoảng càng gia tăng thì việc phát mại tài sản càng tăng làm giá bất động sản càng giảm. Điều này có nghĩa giá trị tài sản đảm bảo của trái phiếu càng giảm và rủi ro tín dụng càng tăng.


Các ngân hàng đầu tư mặc dù không nắm giữ toàn bộ rủi ro nhưng cũng trực tiếp hoặc gián tiếp duy trì một số danh mục chứng khoán liên quan đến bất động sản. Hậu quả là hàng loạt ngân hàng đầu tư lần lượt báo cáo các khoản lỗ kinh doanh.


2.2 Mua bán khống


Khi giới đầu cơ đoán chắc rằng cổ phiếu của những tập đoàn dính líu đến cho vay dưới chuẩn sẽ sụt giảm, họ ồ ạt vay những cổ phiếu này rồi ồ ạt bán ra, tạo nên một áp lực giảm giá lớn không gì cứu vãn nổi. Sau khi giá giảm đến một mức nào đó, họ sẽ mua và trả lại nơi cho vay cộng thêm một ít phí, còn bao nhiêu tiền chênh lệch họ sẽ hưởng trọn.


Thậm chí, họ còn áp dụng cách thức mua bán khống đến hai lần (naked short sale), tức là không thèm vay chứng khoán nữa mà cứ ra lệnh bán theo kiểu “đánh xuống” vì lợi dụng khe hở, mua bán ba ngày sau mới giao cổ phiếu


2.3 Thiếu cơ chế giám sát chặt chẽ


Có tiền, các công ty cứ thoải mái cho người vay bằng tiền của các ngân hàng đầu tư cung cấp thông qua mua lại danh mục cho vay của các công ty này. Các ngân hàng này trên cơ sở danh mục cho vay vừa mua lại sẽ phát hành CK để vay tiền. Danh mục cho vay được chia ra, ít rủi ro, rủi ro cao, tùy định mức tín nhiệm, nhà đầu tư tha hồ lựa chọn theo sự mạo hiểm của mình. Có loại CK không cần định mức tín nhiệm, có thể thu lãi cao nhưng rủi ro cũng lớn.


Như vậy, rủi ro trong cho vay đã được chuyển từ bên cho vay là công ty tài chính sang NH đầu tư. Nhà đầu tư lắm tiền trên thế giới đã đổ tiền mua CK này, nhờ vậy đã cung cấp một lượng vốn khổng lồ cho thị trường BĐS ở Mỹ tăng nóng.


Cuộc khủng hoảng lần này không phải là quá bất ngờ với giới tài chính Mỹ nói riêng và thế giới nói chung. Nó là kết quả của một chuỗi những rủi ro liên tiếp mà chính các tổ chức tài chính, ngân hàng ở Mỹ tạo ra cho chính mình.Có thể tóm lại một số nguyên nhân chính, mà thực chất là hệ quả của nhau – đã dẫn đến cuộc khủng hoảng tất yếu này ở Mỹ.


2.4  Khủng khoảng niềm tin


Theo GS. Joseph Stiglitz, cuộc khủng hoảng bắt đầu tư sự sụp đổ thảm khốc của niềm tin. Các ngân hàng đánh đố lẫn nhau về mức độ cho vay cũng như tài sản. Những giao dịch phức tạp được tạo ra để loại bỏ rủi ro và che giấu những trượt giá giá trị tài sản thực của ngân hàng.Thị trường tài chính xoay quanh trục nguyên tắc độ tin cậy, và độ tin cậy đó đã bị xói mòn, xuống cấp. Sự sụp đổ của Lehman là biểu tượng đánh dấu mức độ tin cậy đã xuống một mức thấp mới và dư âm của nó sẽ còn tiếp tục.


3. Diễn biến:

  • Năm 2002-2004: Sự bùng nổ nhà đất ở Mỹ bắt đầu.
  • Giai đoạn (giữa 2004- giữa 2006) : lạm phát tăng cao, FED đã liên tiếp tăng lãi suất từ 1%  à 5,25%  khiến lãi vay phải trả trở thành áp lực quá lớn với người mua nhà  và bắt đầu xuất hiện bong bóng ở thị trường bất động sản. Dấu hiệu nhen nhóm một sự đổ vỡ bong bóng chứng khoán bắt đầu xuất hiện, Giá nhà bắt đầu giảm xuống, dư cung, nhà đất trở nên khó bán, mất khả năng trả nợ ngày càng cao. Chất lượng tài sản đảm bảo cho các MBS và các CDO giảm theo. Rủi ro mang tính hệ thống đã làm cho khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp nổ ra vào tháng 5 năm 2006 khi mà nhiều tổ chức phát hành MBS và CDO cũng như một số tổ chức tài chính mà trong danh mục tài sản của mình có nhiều MBS và CDO sụp đô

Tiền hết rẻ, bong bóng đầu tư, đầu cơ địa ốc bị xì : bong bóng địa ốc, bong bóng tín dụng gia cư subprime bị vỡ vì nhiều người vay tiền quá khả năng ; trả tiền nợ nhà không nổi, nhà bị tịch biên. Khi đó mọi người mới khám phá ra rằng, trong những gói nợ đang lưu hành, có nhiều khoản « nợ xấu ». Nhưng Xấu đến cỡ nào thì không ai biết.

  • Năm 2007

+ Kinh doanh bất động sản tiếp tục thất bại, dư cung tiếp tục lên cao, các ngành kinh doanh bất động sản suy giảm với hơn 25 tổ chức cho vay dưới chuẩn tuyên bố phá sản như: Mortage Lenders Network USA, New Century Financial. Gần 1,3 triệu bất động sản nhà ở bị tịch thu để thế chấp nợ, tăng 79% từ năm 2006, mối nguy hiểm đã  ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế


+ Cuộc khủng hoảng càng gia tăng , những người đi vay mất khả năng trả nợ, các ngân hàng đã tiến hành tịch thu nhà.Không chỉ dừng lại việc thu hồi tài sản, mà các ngân hàng cũng đứng trước nguy cơ không thu hồi vốn như ban đầu.Giá bất động sản  giảm xuống ngày càng nghiêm trọng hay giá trị tài sản đảm bảo của trái phiếu càng giảm và rủi ro tín dụng càng tăng (CDOs). Cuộc khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp nổ ra, hàng loạt ngân hàng đầu tư và các tổ chức tài chính dần dần không thể duy trì được hoạt động kinh doanh;  Giới đầu tư rơi vào tình trạng khủng hoảng niềm tin, động thái  rút tiền và bán tháo cổ phiếu diễn ra ồ ạt, đẩy giá cổ phiếu của các công ty trên tụt giảm mạng. và lúc này hàng loạt các công ty đứng trước nguy cơ phá sản trước động thái rút tiền hàng loạt này

  • Năm 2008:

Khủng hoảng tín dụng toàn cầu(8/2007) mà chính xác là chứng khoán dựa trên các khoản nợ thế chấp dưới chuẩn  từ Mỹ đã lây sang các nước Châu Âu và Châu Á. Sự sụp đổ của hệ thống các ngận hàng.Trước tình hình đó, Cục dữ trữ liên bang đã cho các ngân hàng vay các gói 100 tỷ đô la rồi 41 tỷ đô la với lãi suất thấp; Liên minh các ngân hàng Mỹ được hỗ trợ bởi chính phủ thông báo lập một siêu quỹ trị giá  100 tỷ đô la để mua lại các chứng khoán được đảm bảo bằng tài sản thế chấp mà giá trị thị trường đã bị sụt giảm do khủng hoảng vay dưới chuẩn; hạ lãi suất quỹ liên bang xuống 4.5%. Tuy nhiên sự tàn phá của cuộc khủng hoảng này là khôn lường, nhất thời ko thể ngăn chặn được sức công phá của nó.


Tháng 7 /2008, nhiều ngân hàng châu Âu bát đầu bị điêu đứng vì mua lầm nợ xấu của Mỹ, nhưng bản thân Hoa Kỳ thì vẫn « bình chân như vại »cho đến khi số khách hàng bị vỡ nợ, số nhà bị tịch biên tăng quá lớn. Nước Mỹ rơi vào cảnh cạn kiệt tín dụng, trong khi kinh tế có dấu hiệu bị suy thoái. Ngân hàng trung ương vội vàng hạ lãi suất nhưng đã quá trễ. Các ngân hàng trung ương khác – Châu Âu và Nhật Bản – vội vàng bơm thêm tiền vào ngần hàng nhưng vòi tín dụng vẫn bị nghẹt. Cổ phiếu các công ty tài chính tuột giá.


Tuần lễ 15 đến 21 tháng 9 cả thế giới chao đảo : từ Wall Street đến Tokyo, Thượng Hải các chỉ số chứng khoán đều tuột dốc mạnh. Tại Châu Âu : Paris, Luân Đôn, Franfurt hay Amsterdam cùng chung số phận. Thị trường Matxcơva cũng lâm vào tình trạng hoảng loạn đến nỗi phải tạm đóng cửa để chờ cho cơn bão đi qua.


Căn cứ trên trường hợp của Anh Quốc, giáo sư Mai Kim Đỉnh tại Luân Đôn cho rằng, các khoản cứu giúp nói trên không thấm vào đâu với số nợ thực sự của các ngân hàng đã mua nhầm nợ xấu.


4.Hậu quả:


* Mỹ: Cuộc khủng hoảng này là nguyên nhân chính làm cho kinh tế Hoa Kỳ rơi vào suy thoái từ tháng 12 năm 2007:


+Hàng loạt tổ chức tài chính trong đó có những tổ chức tài chính khổng lồ và lâu đời bị phá sản đã đẩy kinh tế Hoa Kỳ vào tình trạng đói tín dụng, 3 trong 5 tập đoàn đầu tư tài chính hàng đầu của phố Wall – Trung tâm tài chính lớn nhất của Mỹ:Bear Stearns,


Lehman Brothers và Merill Lynch bị sụp đổ .Sự ra đi các tập đoàn đầu tư tài chính hàng đầu Mỹ đã khiến cho TTCK Mỹ chao đảo, nhiều cổ phiếu rớt giá thê thảm.


+Tình trạng đói tín dụng đã tác động đến tình hình sản xuất,thất nghiệp gia tăng, tiêu dùng giảm, hàng hóa ế thừa đã dẫn tới mức giá chung của nền kinh tế giảm liên tục, đẩy kinh tế Hoa Kỳ tới nguy cơ có thể bị giảm pháp.


*Toàn thế giới:


-Trong nửa đầu năm 2008 đồng USD giảm giá mạnh đẩy giá cả các loại hàng hóa đi xuống đồng thời lập các kỷ lục đi vào lịch sử:Vàng đạt 1.032 USD/1 oz;Dầu đạt gần 148 USD/1 thùng.


-TTCK Mỹ sụt giảm mạnh đã kéo theo sự sụt giảm của các TTCK châu Á và châu Âu một cách thê thảm, thiết lập luôn các mức độ lên xuống kỷ lục như chỉ số Down Jones có lúc giảm 780 điểm nhưng có lúc lại tăng gần 1.000 điểm chỉ trong một phiên giao dịch (chỉ số này ở thời điểm hoàng kim đạt trên 14.000 điểm) trước và sau sự kiện gói cứu trợ 700 tỉ USD.


-Thị trường địa ốc toàn cầu tiếp tục nguội lạnh, giá giảm trên phạm vi toàn thế giới.


-Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu quan trọng của nhiều nước, do đó khi kinh tế suy thoái, xuất khẩu của nhiều nước bị thiệt hại, nhất là những nước theo hướng xuất khẩu ở Đông Á. Một số nền kinh tế ở đây như Nhật Bản, Đài Loan, Singapovà Hong Kong rơi vào suy thoái. Các nền kinh tế khác đều tăng trưởng chậm lại.


-Châu Âu vốn có quan hệ kinh tế mật thiết với Hoa Kỳ chịu tác động nghiêm trọng cả về tài chính lẫn kinh tế. Nhiều tổ chức tài chính ở đây bị phá sản đến mức trở thành khủng hoảng tài chính ở một số nước như Iceland, Nga. Các nền kinh tế lớn nhất khu vực là Đức và Ý rơi vào suy thoái, và Anh, Pháp, Tây Ban Nha cùng đều giảm tăng trưởng. Khu vực đồng Euro chính thức rơi vào cuộc suy thoái kinh tế đầu tiên kể từ ngày thành lập.


-Các nền kinh tế Mỹ Latinh cũng có quan hệ mật thiết với kinh tế Hoa Kỳ, nên cũng bị ảnh hưởng tiêu cực khi các dòng vốn ngắn hạn rút khỏi khu vực và khi giá dầu giảm mạnh. Ecuador tiến đến bờ vực của một cuộc khủng hoảng nợ.


-Kinh tế các khu vực trên thế giới tăng chậm lại khiến lượng cầu về dầu mỏ cho sản xuất và tiêu dùng giảm cũng như giá dầu mỏ giảm. Điều này lại làm cho các nước xuất khẩu dầu mỏ bị thiệt hại. Đồng thời, do lo ngại về bất ổn định xảy ra đã làm cho nạn đầu cơ lương thực nổ ra, góp phần dẫn tới giá lương thực tăng cao trong thời gian cuối năm 2007 đầu năm 2008, tạo thành một cuộc khủng hoảng giá lương thực toàn cầu. Nhiều thị trường chứng khoán trên thế giới gặp phải đợt mất giá chứng khoán nghiêm trọng. Các nhà đầu tư chuyển danh mục đầu tư của mình sang các đơn vị tiền tệ mạnh như dollar Mỹ, yên Nhật, franc Thụy Sĩ đã khiến cho các đồng tiền này lên giá so với nhiều đơn vị tiền tệ khác, gây khó khăn cho xuất khẩu của Mỹ, Nhật Bản, Thụy Sĩ và gây rối loạn tiền tệ ở một số nước buộc họ phải xin trợ giúp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Hàn Quốc rơi vào khủng hoảng tiền tệ khi won liên tục mất giá từ đầu năm 2008.


-Những bất ổn trên thị trường tài chính. Hoạt động tài chính tại các nền kinh tế phát triển có khả năng giảm sút và giới đầu tư quay sang rót vốn tràn lan sang các nền kinh tế mới nổi và các nước đang phát triển, gây nên sự mất cân bằng.


Giải pháp:


Trước tình hình đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã tiến hành các biện pháp nhằm tăng mức độ thanh khoản của thị trường tín dụng chẳng hạn như thực hiện nghiệp vụ thị trường mở mua vào các loại công trái Mỹ, trái phiếu cơ quan chính phủ Mỹ và trái phiếu cơ quan chính phủ Mỹ đảm bảo theo tín dụng nhà ở. Tháng Chín 2007, Cục Dự trữ Liên bang còn tiến hành giảm lãi suất cho vay qua đêm liên ngân hàng (Fed fund rates) từ 5,25% xuống 4,75%. Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Châu Âu đã bơm 205 tỷ Dollar Mỹ vào thị trường tín dụng để nâng cao mức thanh khoản.


Ngay khi khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp nổ ra, Fed bắt đầu can thiệp bằng cách hạ lãi suất và tăng mua MBS. Đến khi tình hình phát triển thành khủng hoảng tài chính từ tháng 8 năm 2007, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) đã tiếp tục tiến hành các biện pháp nới lỏng tiền tệ để tăng thanh khoản cho các tổ chức tài chính,mức lãi suất gần 0 hiếm thấy.Fed còn thực hiện nghiệp vụ thị trường mở (mua lại các trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ mà các tổ chức tài chính nước này có) và hạ lãi suất tái chiết khấu. Giữa tháng 12 năm 2008, Fed tuyên bố có kế hoạch thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ mặt lượng.


Ngày 13 tháng 2 năm 2008, Chính phủ Mỹ sẽ áp dụng một chương trình kích cầu tổng hợp trị giá 168 tỷ dollar chủ yếu dưới hình thức hoàn thuế thu nhập cá nhân.


Trước tình hình khủng hoảng tài chính nghiêm trọng, Mỹ đã tiến hành tung gói cứu trợ 700 tỷ dollar nhằm kích thích tiêu dùng (như trợ giúp cho người thất nghiệp, hỗ trợ dinh dưỡng cho người nghèo và người thu nhập thấp, phát triển cơ sở hạ tầng), qua đó vực dậy nền kinh tế.

Previous
Next Post »