Khủng hoảng kinh tế cuối thập kỷ 80, đầu thập niên 90


1. Đặc điểm


Thứ hai ngày 19 tháng 10 năm 1987 đã đi vào lịch sử “ngày thứ 2 đen tối” của nước Mỹ-ngày hoang mang cực độ của ngành tài chính Mỹ. Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm ở mức kỷ lục trong lịch sử thị trường chứng khóan.Hậu quả của nó không chỉ giới hạn trong phạm vi nước Mỹ,mà còn mở rộng ra phạm vi tòan cầu.


2. Nguyên nhân


- Vào năm 1986, nước Mỹ không còn giữ được tốc độ hồi phục kinh tế nhanh chóng, và sớm rơi vào suy giảm và nguy cơ lạm phát là rất cao. Tuy nhiên, tình hình thị trường chứng khoán lại rất sôi nổi, tất yếu dẫn đến xuất hiện các trạng thái đầu cơ kèm theo đó là những rủi ro tiềm ẩn: năm 1987 thị trường chứng khoán Mỹ đạt những bước tiến nhảy vọt, đạt đến đỉnh điểm vào tháng 8.


-Trong khi Thị trường chứng khoán đang rất được giới đầu tư chú ý, thì Cục  Dữ Trữ Liên Bang đã tiến hành thắt chặt tiền tệ bằng việc tăng lãi suất cho vay để chống lại nguy cơ lạm phát. Dẫn đến tâm lí hoang mang ,lo ngại của các nhà đầu tư về thâm hụt thương mại quốc tế và liên bang Mỹ. Kết quả là thị trường chứng khoán bắt đầu với những thời điểm lao dốc:thị trường cổ phiếu sụt giảm giá, chứng khoán lao dốc, khủng hoảng niềm tin bắt đầu lan rộng. Thị trường thiếu tính thanh khoản cùng với tâm lý đầu tư theo “đám đông”, việc áp dụng công nghệ máy tính tự động hoá trong giao dịch bán chứng khoán, và sự suy giảm các chỉ số chứng khoán tương lai do bởi chương trình giao dịch được vi tính hoá dẫn đến, cuối những năm 80, sự sụp đổ của hệ thống tín dụng khiến cho ngân sách Liên bang ngày càng kiệt quệ.


3. Diễn Biến


Ngày thứ 2 (6/10), của hầu hết các thị trường chứng khoán trên thế giới đều “đua nhau lao dốc”. Bất chấp việc Hạ viện thông qua kế hoạch cứu trợ lớn nhất trong lịch sử để ngăn chặn khủng hoảng tài chính lan rộng, các chỉ số chứng khoán chủ chốt của nền kinh tế Mỹ vẫn sụt giảm xuống mức thấp nhất trong vòng gần 5 năm qua. Kết thúc phiên giao dịch ngày 6/10, chỉ số Dow Jones giảm 3,58% xuống mức 9.955,50 điểm. Đây là lần đầu tiên chỉ số này xuống dưới ngưỡng 10.000 điểm kể từ tháng 10/2003

Diễn biến tiêu cực trên thị trường tài chính Mỹ đã nhanh chóng tác động xấu tới thị trường toàn cầu. Các thị trường chứng khoán trên thế giới đồng loạt chao đảo mạnh do giới đầu tư lo ngại cuộc khủng hoảng tín dụng nghiêm trong nhất trong gần 80 năm qua ở Mỹ tiếp tục lan rộng.


Ở châu Á, các thị trường chứng khoán lớn vừa trải qua một ngày giao dịch “đỏ lửa”. Chỉ số Nikkei đã mất tới 5% và lần đầu tiên rơi xuống dưới 10.000 điểm kể từ năm 2003. Các thị trường chứng khoán khác ở châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc, Hongkong, Đài Loan, Singapore và Ấn Độ cũng mất điểm thảm hại. Riêng thị trường Indonesia mất tới 10%, mức giảm kỷ lục từ trước tới nay. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm mạnh là do các nhà đầu tư lo ngại về những ảnh hưởng tiêu cực đến châu Á của tình trạng thất nghiệp đạt mức tăng kỷ lục từ 5 năm qua và nguy cơ ảnh hưởng đến xuất khẩu của châu Á. Nhiều nhà đầu tư hoảng loạn do lo sợ hiệu ứng đôminô sẽ dẫn đến phá sản hàng loạt ngân hàng, thị trường chứng khoán tiếp tục mất giá trầm trọng theo.


Ở châu Âu, chỉ số DAX của Đức đã giảm tới 7,07% và chỉ số FTSE của Anh giảm tới 7,8%. Riêng chỉ số CAC-40 của Pháp giảm tới 9,04%, mức giảm kỷ lục kể từ sau vụ khủng bố 11/9/2001 ở Mỹ.


Hai sàn giao dịch của Nga tại Mátxcơva phải tạm ngừng hoạt động do giá của một loạt cổ phiếu đã “tuột dốc không phanh. Đây là lần thứ hai thị trường chứng khoán Nga phải tạm ngừng giao dịch trong vòng hai tháng qua


4. Hậu quả


Ảnh hưởng của cuộc suy thóai đã phá vỡ thị trường tài chính,thậm chí gây ra khủng hỏang đối với ngành bảo hiểm và tiết kiệm –cho vay ở Mỹ.


Một loạt cường quốc chịu nhiều ảnh hưởng của Mỹ như Canada , Australia , Nhật, hay Anh cũng bị cuốn theo vòng xoáy suy thoái.


Dù thị trường chứng khoán hồi phục khá nhanh nhưng thị trường bất động sản, lao động, giá năng lượng, cán cân thương mại và GDP của Mỹ và một số quốc gia khác vẫn đi xuống cho tới 2 năm sau khủng hoảng. Xảy ra hiên tượng “hiệu ứng domino” đã xảy ra: đến cuối tháng 10/1987, thị trường tài chính Úc sụt giảm 41,8%, Hồng Kông giảm 45,8% và London giảm 26,4%.


5. Giải pháp


-Thuyết phục các công ty kinh doanh khổng lồ và các ngân hàng đầu tư không rút ra khỏi cuộc chơi, Fed gợi ý sẽ bảo hộ các ngân hàng và các ngân hàng cũng phải hộ trợ các công ty tài chính bằng cách cung cấp thanh khoản, tăng lượng cung tiền.


-Nới lỏng chính sách thắt chặt lãi suất trước khủng hoảng để giúp nền kinh tế tiếp tục vận hành. Ủy ban thi trường mở Liên bang (FOMC) đã yêu cầu các nhà kinh doanh tại Fed mua hàng tỷ đô la trái phiếu  nhằm tăng cung, giảm tỷ lệ lãi suất ngắn hạn.

Previous
Next Post »