Cuộc đại suy thoái giai đoạn1929 – 1933


1. Đặc điểm


Đây được xem là cuộc đại suy thoái “khủng hoảng thừa” lớn nhất kể từ sau chiến tranh thế giới thứ I, đánh dấu sự suy sụp kinh tế tồi tệ nhất trong lịch sử hiện đại. Cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ chính sách cung tiền mở  rộng nhằm mục đích vận hành nền kinh tế của Mỹ theo hướng trở thành nhà băng của thế giới đã tác động mạnh mẽ đến đến kinh tế toàn cầu ở mọi khía cạnh, đặc biệt là cá nước phụ thuộc nhiều vào công nghiệp.


2. Nguyên nhân


Vào những năm 1920, nền kinh tế Mỹ vận hành với chủ trương trở thành nhà băng của thế giới, thành nhà sản xuất lương thực, sản xuất đồ dùng cho toàn thế giới nhưng sẽ mua ít nhất có thể những gì mà phần còn lại của thế giới sản xuất ra. Mỹ thiết lập nhiều rào cản thương mại để bảo vệ hoạt động kinh doanh của những doanh nghiệp Mỹ, nhưng vấn đề ở chỗ nếu Mỹ không muốn mua hàng từ đối tác Châu Âu thì những đối tác đó lấy đâu ra tiền để mua hàng từ các đối tác Mỹ.


Khi các ngân hàng lớn có dấu hiệu sụp đổ FED đã không tích cực cứu trợ, từ đó tạo ra hiệu ứng sụp đổ dây chuyền trong ngành ngân hàng, dẫn đến cạn kiệt đột ngột nguồn tiền Nhưng nguyên nhân chủ yếu là do yếu tố cung của nguồn tiền và sự sai lầm trong điều hành của FED. Theo đó, trong thập niên 20, mở rộng cung tiền quá mức đã dẫn đến sự phát triển bùng nổ nhưng thiều bền vững của khối tài chính. Việc FED nhận ra rủi ro và thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ là quá muộn để ngăn chặn suy thoái.


3. Hậu quả:


– Năm 1932, sản lượng công nghiệp còn 53,8% (so với năm 1929)


-11,5 vạn công ty thương nghiệp, 58 công ty đường sắt bị phá sản.


-Hệ thống ngân hàng -Mỹ bị chấn động mạnh hậu quả 10 vạn ngân hàng đóng cửa, một số ngân hàng khác buộc phải sáp nhập, số lượng ngân hàng tại Mỹ giảm 35%.


-Hàng chục triệu người bị thất nghiệp (lên đến 13triệu người) chiếm 25%.


-Lượng cung ứng tiền của nền kinh tế sụt giảm mạnh tới 1/3, tỷ lệ tiền mặt trên tiền gửi có thể phát hành séc tăng, tỷ lệ dự trữ quá mức tăng lên nhanh chóng. Người dân đổ xô đi rút tiền từ ngân hàng, số các ngân hàng vỡ nợ tăng lên nhanh chóng dẫn đến phải đóng cửa.


-Nhiều công ty phá sản do thiếu vốn,thất nghiệp tràn langây ảnh hưởng to lớn tới kinh tế Mỹ và toàn thế giới.


4. Giải pháp:


-Thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ: nâng lãi suất cho vay lên 6%. Ngay lập tức Ngân hàng Cục Dự trữ Liên bang tại New York tăng lãi suất cho vay đầu tư chúng khoán từ 5% lên 20%.Lãi suất tăng chóng mặt khiến cho nhà đầu tư rút chạy, bán tống bán thảo cổ phiếu và cuộc khủng hoàng bắt đầu. Đến tháng 10/1929, cổ phiếu trên phố Wall sụt giảm mạnh sau thời kỳ tăng trưởng bùng nổ những năm 1920, chỉ số này đã không thể hồi phục lại mức đỉnh cao hồi năm 1929 cho đến mãi năm 1954.


-Sau khi tổng thống Franklin D Roosevelt lên làm tổng thống thực hiện chính sách mới: tiến hành trợ cấp,tạo thêm nhiều công ăn việc làm thất nghiệp, đánh nặng thuế nhập khẩu, hạn chế sản xuất ổn định thị  trường, bơm tiền để hộ trợ các nhà tư sản, áp dụng lý thuyết kinh tế học Keynes với trọng tâm chính là nêu bật vai trò tăng trưởng tiền lương (để tăng tổng cầu) và vai trò của nhà nước trong việc quản lý nền kinh tế, nền kinh tế mới hồi phục.

Previous
Next Post »