Một số các biện pháp nhằm khắc phục sự bất cân xứng thông tin trên thị trường sữa bột tại Trung Quốc


1. Cơ chế phát tín hiệu


Theo cơ chế phát tín hiệu, Hiệp hội người tiêu dùng Trung Quốc cần có những biện pháp bảo vệ người tiêu dùng sữa bột tránh khỏi tình trạng thông tin bất cân xứng như đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền các loại sữa giả, sữa kém chất lượng cũng như cung cấp thông tin cho người tiêu dùng về các nhãn hiệu sữa tốt, đáng tin cậy. Người tiêu dùng cần sử dụng các biện pháp để tăng cường thông tin cho mình như tìm hiểu qua dịch vụ đánh giá và xếp hạng, theo dõi trên báo đài, internet để biết được những loại sữa an toàn, tham khảo những người tiêu dùng trước hay dùng thử sản phẩm. Nhà sản xuất sữa cần phải phát tín hiệu cho người tiêu dùng bằng cách khẳng định uy tín, chất lượng của mình, có nhãn hiệu và chế độ hậu mãi tốt. Việc áp dụng các biện pháp dựa theo cơ chế này sẽ giảm thiểu tình trạng lựa chọn ngược và rủi ro đạo đức.


2. Cơ chế sàng lọc


Chính phủ Trung Quốc cần phải có những quy định theo tiêu chuẩn của các nước trong khu vực và trên thế giới để về chất lượng sữa để tránh việc các sản phẩm sữa kém chất lượng bị tung ra thị trường. Đồng thời, Tổng cục Giám sát Chất lượng Trung Quốc cần phối hợp với các ngành liên quan rà soát các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, nguồn gốc của nguyên liệu và hàm lượng dinh dưỡng trong sữa. Từ đó, các sản phẩm sữa không đảm bảo chất lượng sẽ bị sàng lọc ra khỏi thị trường, tạo điều kiện cho các sản phẩm chất lượng tốt phát triển, nâng cao sự tin tưởng của người tiêu dùng trên thị trường sữa. Tình trạng lựa chọn ngược và rủi ro đạo đức cũng sẽ được hạn chế khi áp dụng cơ chế này.


3. Cơ chế giám sát


Dựa theo cơ chế giám sát, tổng giám đốc công ty mẹ nên quyết định mức lương trả cho giám đốc chi nhánh dựa trên kết quả hoạt động kinh doanh tức là doanh số bán sữa định kì chứ không phải chỉ dựa trên năng lực và thời gian làm việc cho công ty. Đồng thời, cũng nên đưa ra những hứa hẹn về việc sẽ thăng cấp, chế độ lương thưởng thích hợp cho giám đốc chi nhánh để họ làm việc hiệu quả hơn.


Thêm vào đó, chính phủ Trung Quốc cần tổ chức kiểm tra định kì hay đột xuất để phát hiện ra những loại sữa kém chất lượng, ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng cũng như khuyến cáo cho người tiêu dùng biết những loại sữa chứa chất gây hại. Đồng thời, chính phủ cần phải đưa ra những biện pháp xử phạt hợp lí đối với những sản phẩm sữa có chất lượng kém nhưng vẫn bán giá cao trên thị trường, gây ra hiện tượng lựa chọn ngược của người tiêu dùng. Không những vậy, vấn đề người ủy quyền – người thừa hành cũng được giảm thiểu khi áp dụng cơ chế giám sát này.


Qua quá trình nghiên cứu về thực trạng thông tin bất cân xứng đối với thị trường sữa bột Trung Quốc, nhóm chúng em đưa ra thêm một đề xuất sau: Khi vụ bê bối sữa nhiễm chất Melamine đang dấy lên, truyền thông Trung Quốc được chỉ đạo làm giảm bớt tác động thực của vụ bê bối nhằm phòng những phản ứng thái quá đến từ dân chúng. Tất cả các bản tin về vụ việc hầu như chỉ đăng trích từ báo “Xinhua” – cơ quan phát ngôn chính thức của Đảng cộng sản Trung Quốc. Tin tức về tiến độ điều tra của Tổng cục kiểm dịch, thanh tra và giám sát chất lượng Trung Quốc chỉ được đề cập đến trong các bản tin cuối cùng trong ngày. Vào thời điểm đó cũng sẽ có nhiều người đang còn phải làm việc hoặc bận một số việc khác, nhất là đối với những người ít xem thời sự, họ thường biết rất ít và thậm chí là không biết được tin tức. Vì vậy, nhóm chúng em đề xuất rằng truyền thông Trung Quốc nên phát bản tin này thường xuyên trong ngày thay vì đề cập đến trong bản tin cuối ngày để người tiêu dùng cập nhật thông tin thường xuyên hơn, tránh lựa chọn nhầm sản phẩm không tốt.


Previous
Next Post »