Đặc trưng của kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại


- Loại hình thương mại dùa trên sở hữu tư nhân nhá (các hộ cá thể, tiểu chủ kinh doanh thương mại)


Thường được tổ chức theo kiểu gia đình, giữa các thành viên tham gia vào quá trình kinh doanh có mối quan hệ chặt chẽ, đó là quan hệ hôn nhân, huyết thống. Cơ sở vật chất để kinh doanh thường dùa vào vốn tự có của người chủ với việc sử dụng lao động của bản thân và gia đình là chủ yếu. Để đảm bảo quá trình kinh doanh, thương mại cá thể, tiểu chủ trong một số thời điểm có thể thuê mướn thêm lao động, nhưng thường với số lượng nhỏ, không ổn định, mang tính thời vụ. Nên nó có đặc điểm là quy mô hoạt động nhỏ, phạm vi kinh doanh hẹp, khó mở rộng thị trường và chủ yếu thích ứng với hoạt động bán lẻ, làm đại lý cho các tổ chức thương mại khác.


Mục tiêu kinh doanh chủ yếu của thương mại cá thể, tiểu chủ xuất phát từ nhu cầu giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho các thành viên trong gia đình, họ hàng, vì vậy mục tiêu lợi nhuận chỉ là thứ yếu. Thực tế cho thấy, nhiều hộ kinh doanh thương mại vẫn hoạt động kể cả trong những trường hợp sau khi hạch toán kinh doanh không có lãi hoặc lãi Ýt để đảm bảo việc làm cho các thành viên trong gia đình.


Với quy mô nhỏ, cơ sở vật chất và bộ máy tổ chức quản lý gọn nhẹ, thương mại cá thể, tiểu chủ thường có tính năng động vì dễ thích ứng với những điều kiện môi trường và địa bàn kinh doanh khác nhau. Đặc điểm này rất phù hợp với hoàn cảnh nước ta đang trong quá trình chuyển sang phát triển kinh tế thị trường, nhưng đó cũng chính là các nhân tố gây ra tình trạng kinh doanh tự phát, vô chính phủ trên thị trường của loại hình thương mại cá thể, tiểu chủ, làm thị trường rối loạn, nhất là trong điều kiện quản lý nhà nước còn yếu kém. Đồng thời những hạn chế về quy mô, vốn, chất lượng nguồn nhân lực, phương thức tổ chức kinh doanh, trình độ công nghệ, khả năng tiếp cận thị trường sẽ gây cản trở cho sự phát triển của thương mại cá thể, tiểu chủ, đặc biệt trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó, sự phát triển của loại hình kinh tế này rất cần tới sự giúp đỡ và tạo điều kiện của Nhà nước. Trong quá trình phát triển của mình, thương mại cá thể, tiểu chủ có thể tự khắc phục dần những hạn chế trên bằng cách tự nguyện hợp tác, liên kết với nhau và với các loại hình kinh tế khác dưới những hình thức thích hợp. Vì vậy, hợp tác, liên kết là một trong những xu hướng vận động của thương mại cá thể, tiểu chủ. Cũng trong quá trình đó, một số cơ sở kinh doanh của thương mại cá thể, tiểu chủ dưới tác động của quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh có thể trở thành tổ chức kinh doanh với quy mô lớn hoạt động theo phương thức tư bản chủ nghĩa. Đó là quá trình chuyển hoá thương mại cá thể, tiểu chủ thành thương mại tư bản tư nhân.


-  Loại hình thương mại dùa trên sở hữu tư bản tư nhân:


Thương mại tư bản tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN có đặc điểm sau:


Những đặc điểm có tính tích cực:          


– Sức sống tự nhiên của các loại hình doanh nghiệp thương mại tư bản tư nhân là thể hiện khả năng thích ứng cao trong mọi điều kiện, linh hoạt, dễ hình thành, dễ thích ứng mới có thể xuất hiện kịp thời, đáp ứng nhu cầu của thực tế đặt ra. Bản thân các cơ sở sản xuất kinh doanh dùa trên sở hữu tư nhân luôn chứa đựng những nhân tố ổn định tự có, có nhiều thực tế cho thấy ngay trong môi trường đào thải khắc nghiệt nó vẫn tồn tại.


– Có khả năng lùa chọn quy mô phù hợp và tổ chức kinh doanh tối ưu. Cơ chế điều tiết tự nhiên của kinh tế tư nhân là cơ chế kinh tế thị trường, lùa chọn quy mô kinh doanh phù hợp thể hiện ở các quyết định lùa chọn số lượng đầu vào hợp lý, quá trình kinh doanh diễn ra một cách tối ưu, khả năng lùa chọn quy mô kinh doanh phù hợp với năng lực sản xuất của mình. Giúp doanh nghiệp có khả năng đi đến một cơ chế trả công hợp lý, căn cứ vào mức đóng góp của mỗi người. Ngược lại, chủ doanh nghiệp có toàn quyền sa thải những lao động không cần thiết trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.


– Tính đa dạng về quy mô, đặc điểm này luôn tạo ra những ưu thế lớn cho doanh nghiệp tư nhân có thể len lỏi vào những nơi xã hội cần, đáp ứng một cách linh hoạt những nhu cầu đa dạng, phong phú, muôn mầu muôn vẻ của người tiêu dùng. Các hình thức tồn tại có thể là doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, với quy mô vốn và số lượng lao động nhỏ, thích hợp với khả năng tài chính, năng lực quản lý của các doanh nghiệp tư nhân. Đồng thời cũng có thể thành lập những tập đoàn kinh tế lớn hoạt động xuyên quốc gia.


– Đặc trưng bao quát là đầu tư tập trung vào các ngành dễ sinh lợi, như ngành thương mại, dịch vụ, công nghiệp chế biến, đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản, xây dựng, vận tải, bưu chính viễn thông, khách sạn nhà hàng, kinh doanh bất động sản, và dịch vụ tư vấn, tài chính tín dụng… Tuy nhiên, loại hình kinh tế này thường tập trung kinh doanh trên địa bàn các trung tâm kinh tế lớn, nơi tập trung các khu công nghiệp, đầu mối giao thông và khu đông dân nên có tác động tích cực chủ yếu tới sự phát triển của các vùng kinh tế trọng điểm. Để khuyến khích sự phát triển của thương mại tư bản tư nhân ở các vùng xa trung tâm, Nhà nước cần có những chính sách ưu đãi nhất định đảm bảo cho loại hình này kinh doanh có lãi.


– Tiềm năng trí tuệ, kinh nghiệm quản lý, tay nghề và những kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, bí quyết được truyền, tích lũy qua nhiều đời trong từng gia đình, dòng họ sẽ là nguồn sáng vô tận cho sự tăng trưởng kinh tế, nếu có chính sách khơi dậy được hết tiềm năng trong loại hình này.



– Bên cạnh nguồn lực nói trên, các loại hình doanh nghiệp này còn có rất nhiều lợi thế và chính các lợi thế đó cũng trở thành tiềm lực cho sự phát triển như: có khả năng thích ứng với mọi ngành nghề, với mọi trình độ từ thủ công đến tự động hoá, tin học hóa, với mọi quy mô từ nhỏ đến lớn, phù hợp với mọi địa bàn từ thành thị đến nông thôn; hình thức sản xuất và phương pháp huy động vốn rất đa dạng cho phép huy động nguồn lực nội sinh; tổ chức bộ máy gọn nhẹ, Ýt tầng nấc trung gian, có tính năng động, nhạy bén; hiệu quả sản xuất-kinh doanh cao, thu hồi vốn nhanh, có khả năng đổi mới công nghệ cao; họ lại có mối quan hệ kinh tế trong và ngoài nước, vì thế rất năng động tìm kiếm thị trường đối tác.


Những đặc điểm có tính tiêu cực, hạn chế:


–  Khả năng xung đột giữa lợi Ých tư nhân và lợi Ých xã hội: Vì mục tiêu hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân bao giê cũng vì lợi Ých của chính họ, những biểu hiện của xung đột lợi Ých này khá phong phú và đa dạng, như ý thức chấp hành pháp luật kém, tù  phát, quá coi trọng lợi Ých cá nhân dẫn đến những việc làm phi pháp như trèn lậu thuế, làm hàng giả, hàng cấm, chụp giật; không thích công khai thông tin các hoạt động của mình; khó tìm kiếm sự hợp tác trong mọi hoạt động, từ chối những lĩnh vực kinh doanh không đem lại lợi nhuận cao như trong lĩnh vực công Ých; gây ô nhiễm môi trường, huỷ hoại môi trường; tạo nên sự phân hoá thu nhập trong xã hội, khoảng cách giàu-nghèo tăng lên.


– Sù tồn tại các doanh nghiệp tư nhân đa dạng về số lượng, quy mô, ngành nghề, chính điều này làm nảy sinh những khó khăn phức tạp trong việc giám sát, quản lý hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân.


– Sự phá sản của một số doanh nghiệp tư nhân, như một hiện tượng không     – Sù ph¸ s¶n cña mét sè doanh nghiÖp t­ nh©n, nh­ mét hiÖn t­îng kh«ng tránh khái trong nền kinh tế, đương nhiên sẽ kéo theo sự bấp bênh trong thu nhập cũng như việc làm không ổn định cho một bộ phận người lao động.


– Hạn chế về vốn và khả năng tích luỹ: Do các loại hình doanh nghiệp tư nhân này chưa đủ mạnh, đủ niềm tin để có thể vay vốn từ các ngân hàng thương mại. Do hạn chế về vốn, nên khả năng  đổi mới về kỹ thuật công nghệ gặp khó khăn, chính giới hạn này làm cho sản phẩm kém sức cạnh tranh và thị phần sản phẩm bí giới hạn trong khuôn khổ chật hẹp.


– Là một thực thể kinh tế mới được khai sinh với tuổi đời non trẻ và trong môi trường luật pháp đang được tạo dựng, nên bản lĩnh và kinh nghiệm còn nhiều bất cập, thiếu hụt. Vì vậy, việc hoàn chỉnh môi trường pháp luật kinh doanh, các chính sách hỗ trợ kinh doanh và đào tạo đội ngò doanh nhân cần phải được coi trọng từ cả hai phía nhà nước và chủ doanh nghiệp tư nhân.


          *  Hình thức hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thương mại


Một là: Kinh doanh nội địa (bao gồm các hoạt động thu mua, bán buôn, bán lẻ).


Hoạt động thu mua, đây là một đòi hỏi khách quan đối với nền sản xuất hàng hoá nhỏ. Việc tồn tại và phát triển lực lượng tiểu thương làm đại lý, thu gom hàng hoá là cần thiết. Đó là công việc tập trung các nguồn hàng từ các kênh sản xuất khác nhau để thực hiện các hoạt động kinh doanh tiếp theo. Tuy nhiên, khi đòi hỏi phải thu gom một số lượng hàng hoá lớn thì bản thân hoạt động thu mua lại đòi hỏi tiềm lực kinh tế, năng lực kinh doanh của các chủ thể mua phải ở mức đủ lớn mà thương mại cá thể, tiểu chủ khó có thể đáp ứng. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu trên các hộ tư thương buộc phải liên kết, hợp tác với nhau hoặc liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp thương mại tư nhân có tiềm lực tài chính mạnh hơn. Hoạt động thu mua phát triển sẽ có tác dụng khơi thông nguồn hàng, thúc đẩy sản xuất phát triển và phục vụ tốt hơn cho nhu cầu tiêu dùng.


Hoạt động bán buôn, là khâu phát luồng hàng hoá tới các kênh bán lẻ và một phần bán trực tiếp cho các chủ thể sản xuất (các yếu tố đầu vào). Mục tiêu của các nhà bán buôn là tiêu thụ được khối lượng hàng hoá lớn trong thời gian ngắn nhất. Mô hình này đòi hỏi phải có những nhà buôn lớn đáp ứng được đầy đủ các điều kiện kinh doanh trong cơ chế thị trường như: quy mô vốn đầu tư lớn, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, tiên lợi cho việc chế biến bảo quản và vận chuyển hàng hoá, kênh phân phối rộng, kinh nghiệm kinh doanh phong phó. Do đó, ở khâu này chủ yếu là các doanh nghiệp thương mại tư bản tư nhân  tham gia hoạt động.


Hoạt động bán lẻ, là khẩu cuối cùng của quá trình hoạt động kinh doanh thương mại. Hàng hoá sau khi bán đã ra khỏi lĩnh vực lưu thông và đi vào lĩnh vực tiêu dùng, giá trị và giá trị sử dụng được thực hiện. Đây là hoạt động kinh doanh thương mại đáp ứng nhu cầu phong phú, đa dạng, tỉ mỉ của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau và nó là hình thức phổ biến, len lỏi vào mọi ngõ ngách của cuộc sống. Hoạt động ở khâu bán lẻ cần có một mạng lưới rộng khắp với nhiều quy mô khác nhau. Trong điều kiện nền kinh tế còn chưa phát triển cao, hoạt động này chủ yếu được thực hiện bởi thương mại cá thể, tiểu chủ. Đó là loại hình phù hợp với các đòi hỏi của nhu cầu thị trường khi thu nhập của người tiêu dùng chưa cao, vì vậy không thể nóng vội xoá bỏ loại hình này mà ngược lại phải khuyển khích, tạo điều kiện cho nã kinh doanh theo pháp luật, góp phần phục vụ sản xuất và đời sống tốt hơn. Việc thu hẹp hay khuyến khích mở rộng hoạt động kinh doanh của thương mại tư nhân phụ thuộc vào trình độ phát triển của nền kinh tế (cụ thể là do nhu cầu thị trường quyết định), không thể phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người. Tuy nhiên, khi nền kinh tế phát triển, hội nhập, hệ thống bán lẻ không chỉ dừng ở các cơ sở buôn bán của thương mại cá thể, hệ thống những siêu thị lớn, những chuỗi của hàng dần dần sẽ thay thế các của hàng nhỏ lẻ. Do quy mô lớn, tìm được nguồn hàng từ gốc, hàng hoá được bảo quản khoa học, hàng hoá vừa rẻ và có chất lượng tốt vv…


Hai là: Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.


Cũng là các hành vi mua, bán trên thị trường, nhưng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu có tính đặc thù là các hành vi mua, bán được thực hiện chủ yếu ở thị trường nước ngoài. Với chủ trương đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại thì các đối tác trong quan hệ kinh tế cũng hết sức đa dạng với tiềm lực kinh tế mạnh, có khả năng cạnh tranh cao, có bề dày kinh nghiệm. Trong cơ chế cũ, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu do các doanh nghiệp thương mại Nhà nước thực hiện. Khi chuyển sang cơ chế mới và trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế thì các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh tế đối ngoại là một xu hướng tất yếu. Để thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển thì việc huy động các thành phần kinh tế tham gia hoạt động xuất nhập khẩu trong sự quản lý của Nhà nước là chủ trương hết sức đúng đắn. Tuy nhiên, thương mại tư nhân  nước ta khi tham gia hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu gặp phải rất nhiều khó khăn do tiềm lực kinh tế yếu, chưa có kinh nghiệm, khả năng nắm bắt và xử lý thông tin thị trường nước ngoài chưa kịp thời, công tác xúc tiến thương mại không được tổ chức thường xuyên. Đặc biệt là trình độ ngoại ngữ, hiểu biết hệ thống pháp luật và thông lệ thương mại quốc tế của đội ngò doanh nhân chưa đáp ứng được yêu cầu khi tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu.

Previous
Next Post »