Động cơ bên ngoài khiến các MNC thực hiện chuyển giá


Một là,khi phát hiện ra thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp giữa hai quốc  gia có sự khác biệt lớn, với mục tiêu luôn muốn tối đa hóa lợi nhuận của mình các  MNC sẽ tiến hành thực hiện hành vi chuyển giá nhằm mục đích giảm thiểu tối đa  khoản thuế mà MNC này phải nộp cũng như là tối đa hóa lợi nhuận sau thuế của  MNC. Khi có chênh lệch về thuế suất thì thủ thuật chuyển giá mà các MNC thường  sử dụng đó là nâng giá mua đầu vào các nguyên, vật liệu, hàng hóa và định giá bán  ra hay giá xuất khẩu thấp tại các công ty con đóng trên các quốc gia có thuế suất  thuế thu nhập doanh nghiệp cao. Như  vậy, bằng cách thực hiện này thì MNC  đã  chuyển một phần lợi nhuận từ quốc gia có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp cao  sang quốc gia có thuế suất thuế thunhập doanh nghiệp thấp và như vậy mục tiêu tối  đa hóa lợi nhuận đã  được thực hiện thành công. Như vậy động cơ  ở đây là có sự  khác biệt về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.


Hai là,MNC mong muốn bảo toàn vốn đầu tư theo nguyên tệ, kỳ vọng về sự  biến đổi trong tỷ giá và trong chi phí cơ hội đầu tư. Với mục đích là bảo toàn và  phát triển nguồn vốn đầu tư ban đầu, các MNC sẽ tiến hành đầu tư vào một quốc gia  nếu họ dự đoán rằng trong tương lai đồng tiền của quốc gia này sẽ mạnh lên nghĩa  là số vốn đầu tư ban đầu của họ được bảo toàn và phát triển, ngược lại họ sẽ rút đầu  tư ra khỏi một quốc gia nếu họ dự đoán rằng trong tương lai đồng tiền của quốc gia  này sẽ bị yếu đi nghĩa là vốn đầu tư ban đầu của họ bị giảm đi. Ví dụ sau: giả sử có  11 một MNC đang định đầu từ vào sản xuất tại Việt Nam với số vốn ban đầu bỏ ra là  100 triệu USD với tỷ giá USD/VND là 19.000 tại thời điểm đầu tư, như vậy tổng  vốn đầu tư tương đương là 1.900 tỷ đồng. Thời hạn đầu tư của dự án là 10 năm và  giả sử cuối thời hạn đầu tư, MNC rút vốn đầu tư trong tình trạng là hòa vốn kinh  doanh. Xảy ra 3 trường hợp đối với lợi nhuận mà MNC thu được từ Việt Nam do  chênh lệch tỷ giá:


  Tỷ giá của USD/VND vẫn giữ nguyên là 19.000: như vậy với tình trạng hòa  vốn thì vốn vẫn bảo tồn là 1.900 tỷ đồng, MNC  rút vốn ra khỏi Việt Nam là  100 triệu USD. Do đó lợi nhuận mang lại do chênh lệch tỷ giá là 0%.


  Việt Nam Đồng tăng giá 10% so với USD, tức lúc này tỷ giá USD/VND giảm  và 1.900 tỷ  VND quy đổi thành 110 triệu USD. Như  vậy lúc này  MNC thu  được do chênh lệch tỷ giá bằng đúng 10% do Đồng Việt Nam tăng giá.


  Trường  hợp  ngược  lại  là  Đồng  Việt  Nam  giảm  giá  10%  tức  là  tỷ  giá  USD/VND tăng lên làm cho 1.900 tỷ VND lúc này chỉ đổi được 91triệu USD.  Như vậy vốn đầu tư của MNC rút ra khỏi Việt Nam bị giảm xuống. Lúc này lỗ  do  chênh  lệch  tỷ  giá  cùng  bằng  đúng  tỷ  lệ  giảm  giá  của  Đồng  Việt  Nam  là  10%.


Dựa trên các dự báo về tình hình tỷ giá mà các MNC có thể thực hiện các  khoản thanh toán nội bộ sớm hơn hay muộn hơn nhằm giảm rủi ro về tỷ giá. Các  khoản công nợ có thể được thanh toán sớm hơn nếu các dự báo cho rằng đồng tiền  của quốc gia mà MNC có công ty con sẽ bị mất giá. Và ngược lại các khoản thanh  toán  sẽ  bị  trì  hoãn  nếu  dự  báo  cho  rằng  đồng  tiền  của  quốc  gia  đó  có  xu  hướng  mạnh lên.


Ba là,chi phí cơ hội cũng là mộtđộng lực để các MNC thực hiện hành vi  chuyển giá. Các MNC nhận ra rằng các khoản lợi nhuận của họ chỉ có thể chuyển  về nước sau khi kết thúc năm tài chính và sau khi được kiểm tra của cơ quan thuế và  chịu sự kiểm soát ngoại tệ của cơ quan quản lý ngoại hối. Vì vậy,  các cơ hội đầu tư  có thể sẽ bị bỏ lỡ. Do đó các MNC sẽ tiến hành thủ thuật chuyển giá nhằm thu hồi  nhanh vốn đầu tư và bắt lấy cơ hội đầu tư khác. Trong các hoạt động liên doanh liên  12 kết với các đối tác trong nước thì các MNC sẽ định giá thật cao các yếu tố đầu vào  mua từ công ty mẹ nhằm tăng cường tỷ lệ góp vốn và nắm quyền quản lý. Ngoài ra,  các MNC có thể cấu kết với các công ty nước ngoài khác làm lũng đoạn thị trường  trong nước.


Bốn là,do tình hình lạm phát của các quốc gia khác nhau, nếu quốc gia nào  có tỷ lệ lạm phát cao tức đồng tiền nước đó bị mất giá. Do đó MNC sẽ tiến hành  hoạt động chuyển giá nhằm bảo toàn lượng vốn đầu tư và lợi nhuận.


Năm  là, yếu  tố  tình  hình  kinh  tế-chính  trị  của  quốc  gia  mà  MNC  có  chi  nhánh hay công ty con. Các chính sách kinh tế thay đổi ảnh hưởng đến quyền lợi  của các công ty con của MNC thì MNC sẽ thực hiện các hành vi chuyển giá nhằm  chống lại các tác động. Hoặc nếu tình hình chính trị bất ổn, để giảm rủi ro và bảo  tồn vốn kinh doanh bằng cách chuyển giá thì MNC muốn thu hồi vốn đầu tư sớm.  Ngoài ra hoạt động chuyển giá cũng nhằm làm giảm các khoản lãi từ đó giảm áp lực  đòi tăng lương của lực lượng lao động, cũng như giảm sự chú ý của các cơ quan  thuế của nước sở tại.

Previous
Next Post »