Phương pháp giá bán lại (Resales Price Method)


Phương pháp  giá bán lại này dựa  vào  giá  bán lại (hay  giá bán ra) của sản  phẩm do cơ sở kinh doanh bán cho bên độc lập để xác định giá (chi phí) mua vào  của sản phẩm đó từ bên liên kết. Như vậy, phương pháp này bắt đầu bằng việc lấy  giá bán lại (hay giá bán ra) trừ (-) lợi nhuận gộp trừ (-) các chi phí khác. Trong đó  lợi nhuận gộp bao gồm các khoản chiết khấu mà công ty độc lập này được hưởng và  tổng  các  khoản chiết  khấu này phải đủ bù đắp cho các chi phí bán hàng, chi phí  quản lý và điều hành doanh nghiệp cũng như một mức lợi nhuận hợp lý. Các khoản  chi phí  khác là các chi phí liên quan đến  việc  mua sản phẩm  và  vận chuyển sản  phẩm như thuế nhập khẩu, chi phí hải quan, chí phí bảo hiểm, chi phí vận chuyển.  Như vậy sau khi loại trừ hai yếu tố lợi nhuận gộp và chi phí khác thì phần còn lại có  thể được xem như là giá cả theo nguyên tắc thị trường (ALP).  Điều kiện để áp dụng phương pháp này:


Thứ  nhất, các  bên  giao  dịch  phải  độc  lập  với  nhau,  không  có  bất  cứ  ràng  buộc nào. Vì nếu có tồn tại các ràng buộc, liên kết thì giá bán ra của các sản phẩm  này sẽ không còn mang tính khách quan vàtuân theo qui luật thị trường nữa.


Thứ hai,không có sự khác biệt quá lớn về điều kiện giao dịch khi so sánh  giữa giao dịch độc lập và giao dịch liên kết gây ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất lợi  nhuận gộp bán ra (doanh thu thuần). Các nghiệp vụ mua hàng được chọn phải có  iên quan đến nghiệp vụ chuyển giao mà ta cần xác định giá thị trường.


Thứ ba,nếu xảy ra trường hợp có  khác biệt thì các  khác biệt này cần phải  được loại bỏ trước khi đem ra so sánh. Trong thực tế có các trường hợp không tồn  ại các nghiệp vụ hoàn toàn phù hợp với nhau để có thể so sánh, vì vậy có thể tính  oán  giá  cả  theo  nguyên  tắc  thị  trường  bằng  cách  dựa  trên  khoản  chiết  khấu  có  nguồn gốc từ chính công ty thương mại một thị trường tương tự. Chúng ta cần phải  biết là trong thực tế giữa các nghiệp vụ chuyển giao nội bộ của MNC và nghiệp vụ  chuyển  giao  có  thể  so  sanh  được  tồn  tại  những  khác  biệt  do  sự  vận  động  không  ngừng của nền kinh tế như lạm phát, lãi suất và các ràng buộc về kinh tế, các thoả  ước kinh tế…


Trong thực tế có một số trường hợp phương pháp này không thể thực hiện  được do có những yếu tố tác động đến mức chiết khấu (tỷ lệ lãi gộp) và các chi phí  khác. Các yếu tố đó xảy ra trong các trường hợp sau:


  Hàng hoá được các công ty thương mại mua về sau đó đem gia công chế biến  thêm và làm thay đổi đáng kể giá trị của sản phẩm vì vậy mà ảnh hưởng đến  việc xác định tỷ lệ chiết khấu hợp lý.


  Hàng hoá mua về sau đó đem thay đổi nhãn hiệu bằng nhãn hiệu có uy tín  hơn và bán  ở mức giá cao hơn dẫn đến khó khăn trong việc xác định khoản  chiết khấu hợp lý


  Thời gian từ lúc mua hàng đến lúc bán hàng quá lâu và khoảng cách địa lý  làm cho kéo theo các rủi ro về tỷ giá, lạm phát và những biến động của nền  kinh tế.


  Khác nhau  về  mặt chức năng  kinh doanh (ví dụ như đại lý  phân phối độc  quyền, thực hiện các chương trình quảng cáo, khuyến mãi, bảo hành) cũng  làm ảnh hưởng đến tỷ suất lãi gộp hay mức chiết khấu.


  Khác nhau về chủng loại, qui mô, khối lượng, thời gian quay vòng của sản  phẩm và tính chất hoạt động của thị trường như là công ty thương mai này là  bán buôn hay bán lẻ


  Phương  pháp  hạch  toán  kế  toán,  phải  đảm  bảo  các  bên  tham  gia  vào  giao  dịch liên kết cùng hạch toán theo cùng phương pháp kế toán, phương pháp  theo dõi hàng tồn kho. Nếu các bên tham gia vào các giao dịch sử dụng các  phương  pháp  kế  toán  khác  nhau  vào  các  nghiệp  vụ  thì  việc  so  sánh  các  nghiệp vụ sẽ trở nên bị khập khiễng.


Do đó mấu chốt của phương pháp này là xác định mức chiết khấu (tỷ lệ lãi  gộp) một cách hợp lý. Nhưng chúng ta cũng không thể lấy tỷ lệ chiết khấu hay tỷ lệ  lãi  gộp  bình  quân  cho  toàn  ngành  mà  áp  đặt  vào  để  so  sánh.  Phương  pháp  này  thường được áp dụng cho các trường hợp giao dịch đối với các công ty thương mại  các sản phẩm thuộc khâu cung cấp các dịch vụ giản đơn và thường thời gian phân  phối từ khi mua hàng đếnkhi bán hàng ngắn và ít bị ảnh hưởng biến động của tính  thời vụ. Đồng thời các sản phẩm bán ra không qua gia công chế biến, lắp ráp hay  thay đổi cấu trúc ban đầu của sản phẩm mà làm tăng một phần đáng kể giá trị của  sản phẩm.

Previous
Next Post »