Quy luật kinh tế


1. Khái niệm:


Quy luật kinh tế đó là sự phản ánh mối quan hệ nhân quả, tất yếu, khách quan, bền vững, lặp đi lặp lại của các hiện tượng và quá trình kinh tế. Kinh tế hàng hóa là một kiểu tổ chức kinh tế xã hội, trong đó sản phẩm sản xuất ra dùng để bán, để trao đổi trên thị trường, nó vận động chịu sự tác động các quy luật kinh tế riêng có của nó:Quy luật giá trị, Quy luật cung cầu,Quy luật lưu thông tiền tệ.


2. Quy luật kinh tế bao gồm các quy luật:


QL cung – cầu


Nguyên lý cung – cầu, hay quy luật cung cầu, phát biểu rằng thông qua sự điều chỉnh của thị trường, một mức giá cân bằng (còn gọi là mức giá thị trường) và một lượng giao dịch hàng cân bằng sẽ được xác định. Mức giá và lượng hàng đó tương ứng với giao điểm của đường cung và đường cầu. Trạng thái cân bằng của một mặt hàng như thế gọi là cân bằng bộ phận. Khi đạt trạng thái cân bằng của cùng lúc tất cả các mặt hàng, kinh tế học gọi đó là cân bằng tổng thể hay cân bằng chung. Ở trạng thái cân bằng, sẽ không có dư cung (lượng cung lớn hơn lượng cầu) hay dư cầu (lượng cầu lớn hơn lượng cung).


QL giá trị


Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa vì nó quy định bản chất của sản xuất hàng hóa, là cơ sở của tất cả các quy luật khác của sản xuất hàng hóa


Nội dung của quy luật giá trị là:Sản xuất và trao đổi hàng hóa dựa trên cơ sở giá trị của nó, tức là dựa trên hao phí lao động xã hội cần thiết.


QL lưu thông tiền tệ


Quy luật về số lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông hàng hoá, là “một trong những quy luật kinh tế quan trọng có ý nghĩa phổ biến” (Mac). Theo học thuyết của  Mac, QLLTTT được biểu hiện: với tốc độ chu chuyển nhất định của tổng phương tiện thanh toán, tổng số tiền đang nằm trong lưu thông trong một thời gian bằng tổng số giá cả hàng hoá và dịch vụ cần thực hiện, cộng với tổng số các khoản thanh toán đã đến hạn, trừ đi các khoản thanh toán đã bù trừ lẫn nhau, và cuối cùng chia cho tổng số vòng quay (hay tốc độ lưu thông của đồng tiền), trong khi đó cùng những đồng tiền ấy, lần lượt khi thì làm chức năng phương tiện lưu thông, khi thì làm chức năng phương tiện thanh toán. Yêu cầu của QLLTTT là khối lượng tiền thực tế trong lưu thông phải thích ứng với khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông. Tuỳ theo loại hình lưu thông tiền tệ (lưu thông tiền kim loại, lưu thông tiền giấy, lưu thông tiền tín dụng ngân hàng), QLLTTT chứa đựng các biểu thị khác nhau: quy luật số lượng tiền tệ thực sự cần thiết cho lưu thông; quy luật giá trị thực tế của các dấu hiệu tiền tệ danh nghĩa; quy luật lưu thông tiền tín dụng – giấy bạc ngân hàng. Lạm phát là biểu hiện sự vi phạm các yêu cầu của QLLTTT trong thời kì nhất định của sự phát triển kinh tế – xã hội ở các nước.



Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:
  • quy luat kinh te
  • các quy luật kinh tế
  • quy luật kinh tế là gì
  • ,
    Previous
    Next Post »