Thị trường vốn hiện vật



Đối tượng mua, bán trên thị trường vốn hiện vật (chứ không phải là thị trường dịch vụ vốn) chính là tài sản vốn. Người mua tài sản vốn (máy móc, thiết bị…) là muốn sở hữu hoàn toàn nó. Người bán tài sản vốn cũng là người chuyển giao hoàn toàn quyền sở hữu tài sản vốn cho người khác. Giá mua, bán ởđây là giá mua, bán đứt tài sản vốn. Lượng giao dịch trên thị trường này là số lượng vốn hiện vật được đo theo những đơn vị tự nhiên của nó.


* Cầu về vốn hiện vật. Giá trị hiện tại của một tài sản


Nhu cầu mua tài sản vốn xuất phát từ những người muốn sở hữu tài sản vốn để cho thuê. Quyết định mua tài sản vốn trong trường hợp này là một quyết định đầu tư dài hạn nhằm thực hiện một dự án kinh doanh dựa trên cơ sở hoạt động cho thuê tài sản vốn. Để có thể lựa chọn và ra được quyết định một cách phù hợp, nhà đầu tư tiềm năng buộc phải cân nhắc các chi phí và lợi ích có liên


Chi phí mua một đơn vị vốn hiện vật (hoặc diễn đạt là một đơn vị tài sản vốn cũng vậy) chính là giá thị trường của nó.


Lợi ích của việc mua tài sản vốn nằm trong khả năng khai thác tài sản này dưới dạng cho thuê của người sở hữu. Do đó, dòng lợi ích mà người sở hữu nhận được từ một đơn vị tài sản vốn chính là luồng tiền cho thuê mà anh ta (hay chị ta) kiếm được khi cung ứng dịch vụ vốn trong suốt “cuộc đời” hay thời gian tồn tại tài sản này. Khó khăn để so sánh chi phí và lợi ích trong trường hợp này là ở chỗ: người ta chi ra hay thu về những luồng tiền này ở những thời điểm khác nhau. Không thể coi 1 triệu đồng chúng ta nhận được trong tương lai cũng có giá trị y như 1 triệu đồng chúng ta nhận được ngay tại thời điểm hiện tại (giảđịnh trong một thế giới không có lạm phát). Khi có 1 triệu đồng ngày hôm nay, hoặc chúng ta có điều kiện để mua sắm các hàng hóa cần thiết và thỏa mãn ngay tức khắc các nhu cầu của mình, hoặc chúng ta có thểđem cho vay để có thể có một khoản tiền lớn hơn 1 triệu đồng trong tương lai. Vì thế, 1 triệu đồng nhận được ngay ngày hôm nay (thời điểm hiện tại) có giá trị lớn hơn 1 triệu đồng nhận được trong tương lai. Hay cũng có thể nói cách khác, giá trị của 1 triệu đồng nhận được trong tương lai thấp hơn 1 triệu đồng nhận ngay tại thời điểm hiện tại.


Để giải quyết khó khăn trên, cần quy các dòng tiền nhận được hay chi ra ở những thời điểm khác nhau về giá trị tương đương của chúng tại một thời điểm nhất định. Việc quy tất cả các dòng tiền về giá trị hiện tại của chúng là một trong những cách như vậy.


Giá trị hiện tại của của một lượng tiền Xt nhận được (hay chi ra) ở thời điểm t trong tương lai chính là lượng tiền mà nếu ngày hôm nay chúng ta đem nó đi cho vay thì đến thời điểm t, nó cũng sẽ tích lũy thành


Xt.


Hãy ký hiệu PV(Xt) là giá trị hiện tại của Xt, và giả sửPV(Xt) = Y, đồng thời giả sử từ thời điểm hiện tại (ta ký hiệu là thời điểm 0) đến thời điểm t bao gồm t kỳ bằng nhau, (ví dụ nếu coi mỗi kỳ là một năm, thì thời điểm tđược hiểu là năm thứt tính từ thời điểm hiện tại). Nếu r là lãi suất thực tế của mỗi kỳ, thì nếu đem Y cho vay 1 kỳ, lượng tiền tích lũy được sẽ là Y(1+r). Nếu Yđược cho vay trong 2 kỳ, thì theo quy tắc lãi kép, thì


đến thời điểm kết thúc, lượng tiền Y ban đầu sẽ tích lũy thành                          (1 + r)(1 + r) = (1 + r)2. Còn nếu cho vay liên tục trong cả t kỳ thì lượng tiền cuối cùng tích lũy được sẽ bằng Y(1 + r)t.


Như vậy, một mặt ta có Y = PV(Xt), mặt khác ta lại có Y (1 + r)t = Xt. Kết quả là PV(Xt) = X/ (1 + r)t.  Lượng tiền Xt nhận được (hoặc chi ra) trong tương lai sẽ có giá trị hiện tại nhỏ hơn Xt vì nó đã bị chiết khấu theo tỷ lệ     1/(1 + r)t như trong công thức mà chúng ta vừa nêu. Thời điểm t càng xa thời điểm hiện tại, mức độ chiết khấu sẽ càng lớn. Đương nhiên, khi t = 0, PV(Xt) sẽ chính bằng Xt. Giá trị hiện tại của 1 triệu đồng nhận được vào ngày hôm nay vẫn chính là 1 triệu đồng.


Với khái niệm giá trị hiện tại nói trên, những dòng tiền nhận được hoặc chi ra ở những thời điểm khác nhau, sau khi được quy về giá trị hiện tại của chúng, trở thành có thể so sánh, cộng hoặc trừđược với nhau:


Chúng đều được tính theo giá trị của cùng một thời điểm hiện tại.


– Giá trị hiện tại của một tài sản.


Giả sử một tài sản K hàng năm đem lại cho người chủ sở hữu những khoản thu nhập nhất định. Vậy nên đánh giá giá trị của tài sản này như thế nào? Nếu đem tài sản này ra bán, nó cần được định giá là bao nhiêu ở thời điểm hiện tại. Khi chúng ta có thể quy được các khoản thu nhập từ tài sản mà người sở hữu có thể kiếm được trong tương lai về giá trị hiện tại của chúng, chúng ta đồng thời có thể xác định được giá trị hiện tại của tài sản. Nó chính là tổng giá trị hiện tại của toàn bộ các khoản thu nhập tương lai nói trên.


Gọi FV1FV2,…, FVn là những khoản thu nhập mà người chủ sở hữu tài sản K lần lượt nhận được ở các năm thứ nhất, thứ hai, … thứn, tính sau thời điểm hiện tại. Năm thứn là năm cuối cùng mà tài sản K còn sinh lợi (nếu K là một tài sản vốn thì đến cuối năm n hoặc là nó bị thanh lý hoặc nó được đem bán lại. Số tiền thanh lý hay bán lại thu được nếu có vẫn được tính gộp vào khoản thu nhập của năm thứn). Với giảđịnh r là lãi suất tính cho thời hạn 1 năm, ta có giá trị hiện tại PV(K) của tài sản K bằng:


PV(K) = PV(FV1) + PV(FV2) + …+ PV(FVn)


FV1/(1 + r)    +   FV2/(1 + r)2 +  … + FVn/(1 + r)n


(9.3)


Trong trường hợp đặc biệt, nếu K là một tài sản có thểđem lại nguồn thu nhập vĩnh viễn cho người sở hữu (hoặc người thừa kế) (ví dụđất đai chẳng hạn), đồng thời các khoản thu nhập phát sinh từ tài sản trong các kỳ là bằng nhau (nghĩa là FV1 = FV2 = …= FVn = …= FV), theo phương pháp trên, ta có thểđánh giá được giá trị hiện tại của tài sản K là: PV(K) = FV / r. Đề nghị bạn đọc tự kiểm tra và tự chứng minh kết quả này.


Bây giờ ta hãy trở lại với người chủ sở hữu vốn tương lai, người đang cân nhắc xem có nên đầu tư mua sắm tài sản vốn để cho thuê hay không. Với dự án kinh doanh dưới hình thức cho thuê tài sản vốn, người này phải dự kiến được những dòng thu nhập thuần túy mà việc cho thuê tài sản vốn mang lại trong tương lai (chỉ tính riêng phần tiền thuê do bản thân tài sản vốn mang lại). Quy những khoản lợi ích này về giá trị hiện tại của chúng, tổng hợp lại, chúng ta đánh giá hay dựkiến được giá trị hiện tại của một đơn vị tài sản vốn theo công thức (9.3). Đây cũng chính là giá trị hiện tại của các khoản lợi ích của dự án cho thuê vốn, tính bình quân cho một đơn vị tài sản vốn. Chi phí để mua sắm một đơn vị tài sản vốn chính là giá thị trường của nó. Để sở hữu tài sản vốn, nhà đầu tư tiềm năng phải bỏ ra khoản chi phí này ngay ở thời điểm hiện tại. Như vậy, giờđây cả chi phí và lợi ích đều đã được tính toán trên cơ sở giá trị hiện tại và do đó, chúng có thể so sánh được với nhau. Nếu giá trị hiện tại của tài sản vốn lớn hơn mức giá mua sắm nó, việc đầu tư vào tài sản vốn để cho thuê là công việc sinh lời. Dự án nên được thực hiện. Ngược lại, nếu giá trị hiện tại của tài sản vốn nhỏ hơn mức giá mua sắm nó, việc cho thuê trong tương lai được xem là thua lỗ. Dĩ nhiên, trong trường hợp này, không nên đầu tư mua sắm tài sản vốn.


Những người đầu tư khác nhau có thể có những dự kiến khác nhau về các dòng lợi ích của việc cho thuê vốn, do đó, có thể có những dự kiến khác nhau về giá trị hiện tại của tài sản vốn. Tuy nhiên, dù thế nào thì họ chỉđầu tư khi họ dự kiến giá trị hiện tại của tài sản vốn lớn hơn hoặc bằng mức giá thị trường của nó.


Chính kết luận vừa nêu cho phép chúng ta hiểu được đường cầu về một loại tài sản vốn trên thị trường là một đường dốc xuống. Khi mức giá của tài sản này giảm, mức cầu về tài sản vốn sẽ tăng lên vì số lượng dự án thỏa mãn điều kiện PV(K) ≥P(K) (giá trị hiện tại của tài sản lớn hơn hoặc bằng mức giá của nó) sẽ tăng lên. Ngược lại, khi giá tài sản tăng lên, chỉ những người có khả năng kinh doanh tốt mới dám dự kiến PV(K) ≥P(K). Một số người có mức dự kiến về các dòng lợi ích cho thuê thấp hơn sẽ từ bỏ dự án cho thuê của mình. Mức cầu về tài sản vốn vì thế sẽ giảm xuống.


Đường cầu về tài sản sẽ dịch chuyển khi những dự kiến chung của thị trường về giá trị hiện tại của tài sản vốn thay đổi. Điều đó liên quan đến: 1) các mức tiền cho thuê vốn dự kiến trong tương lai (đây chính là những khoản thu nhập FV trong tương lai mà chúng ta đề cập trong công thức (9.3)). Khi xu hướng vận động trên thị trường dịch vụ vốn cho phép mọi người chờđợi hay dự kiến mức tiền thuê vốn của một loại tài sản vốn nào đó cao hơn, cầu về tài sản này sẽ tăng và đường cầu dịch chuyển sang phải. Ngược lại, hiện tượng giá thuê vốn đang tụt dốc có thể làm thị trường dự kiến về giá thuê vốn thấp hơn trong tương lai, và điều này sẽ làm cầu thị trường về tài sản vốn giảm; 2) mức lãi suất thị trường. Lãi suất thị trường nói chung tăng lên làm cho giá trị hiện tại của tài sản vốn giảm xuống. Cầu về tài sản vốn sẽ giảm. Ngược lại, cầu về loại tài sản này sẽ tăng nếu lãi suất chung trên thị trường giảm.


*   Cung về vốn hiện vật


Cung về vốn hiện vật hay tài sản vốn xuất phát chính từ những người sản xuất ra những tài sản này. Đối với người sản xuất, tài sản vốn hay vốn hiện vật đơn giản chỉ là những hàng hóa mà anh ta (hay chị ta) kinh doanh. Đối với người này, vốn không phải là đầu vào mà là sản phẩm đầu ra. Vì thế, quyết định cung ứng về vốn hiện vật thuộc loại quyết định của người sản xuất (các doanh nghiệp) trên thị trường đầu ra mà chúng ta đã đề cập trong các chương trước đây (chương 4, 5, 6). Đường cung thị trường vốn hiện vật điển hình trong trường hợp thị trường mang tính cạnh tranh là một đường dốc lên phản ánh tính chất dốc lên của đường chi phí biên. Nhìn chung, trong ngắn hạn, đường cung thường dốc hơn, kém co giãn hơn so với đường cung trong dài hạn. Những tính chất này về cơ bản chúng ta có thể rút ra được từ những mô hình đã nghiên cứu.


*   Giá cả của tài sản vốn


Cũng như các hàng hóa khác, giá cả cân bằng trên thị trường tài sản vốn được ấn định bởi tương tác giữa cầu và cung về tài sản vốn. Với một đường cầu Ddốc xuống và đường cung S1 dốc lên như thể hiện trên hình 9.4 giá cân bằng P1 của tài sản vốn được xác định tương ứng với giao điểm của hai đường cầu, cung nói trên.


Khi các đường cung, cầu về tài sản vốn dịch chuyển, giá và lượng giao dịch cân bằng của tài sản này sẽ thay đổi. Chẳng hạn, khi cầu về dịch vụ của một loại tài sản vốn giảm sút khiến cho giá thuê loại tài sản này giảm xuống. Nếu sự sụt giảm này không phải là nhất thời mà được dự kiến là có thể kéo dài thì những người đầu tư vào tài sản vốn sẽ phải đưa ra dự kiến thấp hơn về giá trị của tài sản vốn (tức giá trị hiện tại của các khoản tiền cho thuê tài sản trong tương lai). Cầu về tài sản vốn sẽ giảm xuống. Đường cầu sẽ dịch chuyển sang trái thành đường D2. Kết quả chung là cả giá lẫn lượng giao dịch về tài sản vốn sẽ giảm xuống.



Trên thị trường, giá cân bằng dài hạn của một loại tài sản vốn vừa là mức giá đảm bảo cho những người sản xuất hàng hóa vốn sẵn sàng cung cấp với khối lượng vốn cân bằng (ví dụ, nếu thị trường là cạnh tranh hoàn hảo, mức giá này sẽđảm bảo cho những người sản xuất hàng hóa vốn có mức lợi nhuận kinh tế bằng không), vừa là mức giá mà những người mua vốn sẵn sàng trả – tức là mức giá bằng với giá trị hiện tại của tài sản vốn được dự kiến trên cơ sở các nguồn tiền cho thuê trong tương lai.

Previous
Next Post »