Như chúng ta đã một lần nói đến, dịch vụ thể hiện một dòng lợi ích người ta có thể thu nhận được trong một khoảng thời gian nhất định, phát sinh từ những vật thể hữu hình hay sự phục vụ của người khác.
Dịch vụ vốn (hiện vật) chính là dòng lợi ích mà người ta có thể khai thác được ở hàng hóa vốn (máy móc, thiết bị, nhà xưởng…) trong một khoảng thời gian nào đó. Khi chúng ta muốn sử dụng dịch vụ của chiếc máy cày trong 8 giờđồng hồđể cày ruộng, chúng ta không phải mua cả chiếc máy cày đó mà chỉ cần thuê nó trong khoảng thời gian cần thiết trên. Thuê chiếc máy cày có nghĩa là ta đã tham gia vào thị trường dịch vụ vốn.
Thị trường dịch vụ vốn chính là thị trường thuê và cho thuê tài sản vốn. Cái mà người ta mua, bán ởđây không phải là chính bản thân tài sản vốn mà chỉ dịch vụ vốn. Đơn vị tính ởđây bao giờ cũng gắn với yếu tố thời gian. Ví dụ chúng ta không thể nói thuê 10 chiếc máy cày chung chung mà là thuê 10 chiếc mày cày trong 8 giờ. Lượng dịch vụ máy mà chúng ta thuê ởđây là 80 giờ máy. Giá cảởđây không phải là giá mua, bán tài sản vốn mà tiền thuê một đơn vị dịch vụ vốn.
* Cầu về dịch vụ vốn
– Cầu về dịch vụ vốn của doanh nghiệp
Cầu về dịch vụ vốn của một doanh nghiệp, cũng giống như cầu về lao động (hay đúng hơn là dịch vụ lao động), do doanh thu sản phẩm biên của vốn quyết định. Đường cầu về dịch vụ vốn thực chất là phần dốc xuống của đường doanh thu sản phẩm biên của vốn (MRPK). Áp dụng cách phân tích chung mà chúng ta đã tiến hành ở chương 7, có thểđưa ra ngay một số kết luận chính sau: 1) Đường cầu dịch vụ vốn là một đường dốc xuống chủ yếu phản ánh tính chất giảm dần của doanh thu sản phẩm biên khi lượng vốn sử dụng tăng lên. 2) Sự dịch chuyển của đường cầu dịch vụ vốn của doanh nghiệp (tức sự thay đổi trong nhu cầu về dịch vụ vốn của doanh nghiệp) bị quy định bởi các yếu tố sau: i- số lượng các yếu tốđầu vào khác phối hợp với vốn. Nếu số lượng này tăng lên, sản phẩm biên của vốn sẽ tăng, cầu về dịch vụ vốn cũng sẽ tăng. Trong trường hợp này, đường cầu về dịch vụ vốn sẽ dịch chuyển sang phải (và lên trên). Ngược lại, nếu số lượng các yếu tố sản xuất khác không phải là vốn giảm, cầu về dịch vụ vốn cũng giảm, đường cầu về dịch vụ vốn sẽ dịch sang trái (và xuống dưới); ii- công nghệ sản xuất. Nếu doanh nghiệp có điều kiện áp dụng một cách thức hay một công nghệ sản xuất tiên tiến hơn, có năng suất cao hơn, sản phẩm biên của mỗi đơn vị vốn cũng tăng lên. Trong trường hợp này, đường cầu về dịch vụ vốn của doanh nghiệp sẽ dịch chuyển sang phải. Sự thụt lùi về công nghệ, ngược lại, sẽ làm giảm nhu cầu về dịch vụ vốn của doanh nghiệp mặc dù trường hợp này hiếm xảy ra; iii- giá cả hay doanh thu biên của sản phẩm đầu ra. Nếu những yếu tố này tăng, doanh thu sản phẩm biên ở từng đơn vị vốn đều tăng, do đó, cầu về dịch vụ vốn của doanh nghiệp cũng tăng. Trong trường hợp ngược lại, khi thị trường đầu ra suy thoái, giá cả hay doanh thu biên đầu ra giảm, cầu về dịch vụ vốn sẽ giảm.
– Cầu thị trường về dịch vụ vốn
Cầu thị trường về một loại dịch vụ vốn phản ánh tổng hợp quan hệ giữa tổng sốđơn vị dịch vụ vốn mà các doanh nghiệp tham gia trên thị trường sẵn sàng mua tương ứng với các mức giá (tiền thuê vốn). Cách phân tích nhu cầu thị trường về dịch vụ vốn cũng tương tự như cách mà chúng ta đã áp dụng cho thị trường lao động. Đường cầu chung về một loại dịch vốn trên thị trường là đường tổng hợp theo chiều ngang các đường cầu của các ngành riêng biệt về cùng một loại dịch vụ này. Các xe tải chẳng hạn có thểđược sử dụng trong nhiều ngành khác nhau. Muốn biết nhu cầu thuê về xe tải nói chung, rõ ràng ta phải tổng hợp nhu cầu thuê xe tải ở ngành dệt, xây dựng, sản xuất và lắp ráp ô tô… lại với nhau. Còn đường cầu về một loại dịch vụ vốn của một ngành thì lại được xây dựng trên cơ sở tổng hợp theo chiều ngang các đường cầu tương ứng của các doanh nghiệp trong ngành. Vì giá các sản phẩm đầu ra thay đổi khi ngành thay đổi sản lượng nên đường cầu của ngành về dịch vụ vốn sẽ dốc hơn đường tổng hợp đơn giản theo chiều ngang các đường doanh thu sản phẩm biên về dịch vụ vốn của các doanh nghiệp.
Những yếu tố chi phối cầu và làm dịch chuyển đường cầu về một loại dịch vụ vốn của doanh nghiệp khi được nhìn nhận chung trên phạm vi cả ngành hay cả thị trường sẽ giúp chúng ta hiểu lý do làm nhu cầu về một loại dịch vụ vốn trên thị trường thay đổi. Khi chuyển từ phân tích cầu của doanh nghiệp sang phân tích cầu của thị trường, ta cần chú ý thêm đến số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong ngành và số lượng ngành cùng sử dụng loại dịch vụ vốn mà ta đang phân tích. Về nguyên tắc, nếu số lượng này tăng lên (nghĩa là quy thị trường mở rộng) trong điều kiện các yếu tố khác là giữ nguyên, nhu cầu dịch vụ vốn tương ứng mà ta đang nghiên cứu cũng sẽ tăng lên và ngược lại.
* Cung về dịch vụ vốn
Cung ứng về dịch vụ vốn xuất phát từ những người sở hữu tài sản vốn. Chính những người sở hữu những chiếc xe tải, máy ủi đất… là những người cho thuê những yếu tố sản xuất này. Những người đi thuê (các doanh nghiệp) có thể sử dụng những đầu vào nói trên trong những khoảng thời gian nhất định nhờ hành vi đi thuê. Khi chính họ sở hữu những chiếc máy, họ cũng có thể sử dụng được chúng. Để tách thị trường dịch vụ vốn khỏi thị trường tài sản vốn, trong trường hợp này ta coi những doanh nghiệp sở hữu các tài sản vốn (mua hẳn các tài sản vốn: như sắm máy móc, thiết bị, xây nhà xưởng để sử dụng trong quá trình sản xuất chứ không đi thuê) đang cho chính mình thuê dịch vụ vốn một cách dài hạn.
Trong nền kinh tế, lượng cung ứng dịch vụ vốn của một người chủ sở hữu vốn hay của cả thị trường phụ thuộc vào tổng số dự trữ tài sản vốn. Lượng xe tải hiện có sẽ quy định số giờ xe có thể cho thuê được trong một khoảng thời gian nào đó. Trong một thời gian quá ngắn, dự trữ một loại tài sản vốn trong cả nền kinh tế gần như cốđịnh. Ví dụ, để xây dựng thêm một nhà máy, lắp ráp thêm một dây chuyền sản xuất người ta cần có thời gian. Lượng nhà máy hay dây chuyền sản xuất sẵn có trong nền kinh tếđược coi là cốđịnh trong một thời điểm nào đó. Trên cơ sở nhận xét này, người ta giảđịnh lượng cung về một loại dịch vụ vốn trong ngắn hạn của cả nền kinh tế là cốđịnh – đường cung tương ứng là một đường thẳng đứng. Tất nhiên, khẳng định như vậy chỉđúng một cách tương đối. Ngay cả trong ngắn hạn, dù tổng lượng tài sản vốn là cốđịnh, tổng lượng cung dịch vụ vốn vẫn có thể thay đổi theo mức tiền thuê. Vấn đề là người ta có thể sử dụng tài sản vốn cho cả những mục đích phi sản xuất hay cho những nhu cầu dự trữ cá nhân. Nếu tiền thuê quá thấp, lượng dịch vụ vốn được tung ra cung ứng thường không phải là lượng tối đa có thể cung ứng từ quỹ tài sản vốn hiện có. Tuy nhiên, khi tiền thuê vốn tăng lên, người ta có thể cho thuê vốn với tổng số giờ thuê cao hơn bằng cách hy sinh số giờ dịch vụ vốn được giữ lại làm dự trữ cho nhu cầu cá nhân. Ngoài ra, có nhiều tài sản vốn mà người ta có thể tăng dự trữ tài sản lên một cách không quá khó khăn, thậm chí trong một thời gian ngắn. Một người mua ô tô để cho thuê vẫn có thể dễ dàng sắm thêm những chiếc ô tô mới một khi thấy thị trường cho thuê ô tô đang mở rộng nhanh chóng. Vì lẽđó, khẳng định đường cung dịch vụ vốn trong ngắn hạn là một đường dốc lên song rất kém co giãn so với đường cung dịch vụ vốn trong dài hạn (trong dài hạn, những chủ sở hữu vốn dễ dàng thay đổi quỹ tài sản vốn để cho thuê của mình, dù tài sản đó là tài sản loại gì) có lẽ gần với sự thực hơn.
Trong ngắn hạn, đường cung dịch vụ vốn gắn với những tài sản vốn chuyên dụng, có tính đặc thù riêng của từng ngành, hoặc những tài sản vốn khó di chuyển hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng là một đường tương đối thẳng đứng ngay cả xét trong phạm vi ngành. Trong trường hợp này, dù tiền thuê vốn có tăng lên, ngành cũng không thu hút thêm được các dịch vụ vốn từ các ngành khác di chuyển sang. Tính chất cốđịnh hay kém co giãn của nguồn cung trong ngành thật ra cũng tương tự nhưđiều chúng ta đã khẳng định đối với cả nền kinh tế. Tuy nhiên, đối với những tài sản vốn được sử dụng ở nhiều ngành, đồng thời tính linh động hay khả năng di chuyển của chúng từ ngành nọ sang ngành kia cao, đường cung dịch vụ vốn của ngành trở nên co giãn hơn: khi tiền thuê vốn ở một ngành nào đó tăng lên, lượng cung về dịch vụ vốn sẽ tăng mạnh nhờ cả vào việc thu hút các tài sản vốn từ các ngành khác chuyển sang.
Quyết định mua sắm tài sản vốn để cho thuê của những người sở hữu vốn là một quyết định đầu tư có tính chất dài hạn. Vì vậy ởđây chúng ta sẽ tập trung vào phân tích khía cạnh dài hạn của quyết định cung ứng dịch vụ vốn. Xét về ngắn hạn, sự cung ứng dịch vụ vốn phụ thuộc nhiều vào lượng tài sản vốn đã mua sắm, do đó thực chất bị chi phối bởi các quyết định dài hạn.
Trong điều kiện thị trường dịch vụ vốn mang tính cạnh tranh, về dài hạn điểm cân bằng thị trường sẽ bảo đảm cho những người cung ứng có lợi nhuận kinh tế bằng không. Nếu lợi nhuận của những người cung ứng còn cao hơn mức này, sự nhập ngành của những người cung ứng mới sẽ làm nguồn cung dịch vụ vốn tăng lên, giá thuê vốn hạ xuống và lợi nhuận của những người cho thuê vốn giảm. Ngược lại, trong trường hợp lợi nhuận kinh tế của những người cho thuê vốn hiện hành là âm, thì sự rút lui khỏi ngành của một số người cung ứng sẽ là cơ chếđểđẩy lợi nhuận của những người cung ứng dịch vụ vốn còn lại lên. Vì vậy, giá thuê vốn cần có trong dài hạn chính là mức tiền thuê cân bằng dài hạn.
Nó đảm bảo cho những người sở hữu vốn (tức những người cung ứng dịch vụ vốn) có lợi nhuận kinh tế bằng không.
Giá thuê vốn cần có là mức tiền thuê vốn đảm bảo cho người sở hữu vốn bù đắp được tất cả các chi phí cơ hội cần thiết phát sinh từ việc cung ứng dịch vụ vốn (cho thuê vốn) và có mức lợi nhuận kinh tế bằng không.
Vậy đối với một người đầu tư mua sắm tài sản vốn (ví dụ mua sắm những chiếc ô tô tải ) để cho thuê, tức là những người coi việc cung ứng dịch vụ vốn là hoạt động kinh doanh của mình, những khoản chi phí cơ hội liên quan đến việc cho thuê một đơn vị vốn trong khoảng thời gian một năm mà người này phải gánh chịu, do đó phải được bù đắp là gì? Thông thường chúng bao gồm: 1) chi phí cơ hội của khoản tiền đầu tư phải bỏ ra để mua sắm tài sản vốn; 2) chi phí bảo dưỡng, khấu hao tài sản vốn; 3) chi phí giao dịch để tiến hành việc cho thuê.
Trước hết, để có thể tiến hành được việc cho thuê vốn, người kinh doanh dịch vụ vốn phải bỏ tiền ra mua sắm tài sản vốn. Chi phí cơ hội của việc sở hữu một đơn vị tài sản vốn chính là số tiền lãi mà người này phải hy sinh do số tiền được dành để mua tài sản vốn không thểđem cho vay được nữa. Giả sử giá mua một đơn vị tài sản vốn là 200 triệu đồng, lãi suất thực tế (tức mức lãi suất đã điều chỉnh theo lạm phát) trên thị trường là 5%, thì chi phí cơ hội của việc mua sắm và nắm giữ một đơn vị tài sản vốn trong 1 năm sẽ là: 200 triệu đồng × 0,05 = 10 triệu đồng. Giá thuê vốn (tiền thuê tính cho một đơn vị) cần có trong một năm trước hết phải bù đắp được khoản chi phí này.
Trong thời gian tài sản vốn được đem cho thuê, nó sẽ bị hao mòn hữu hình và vô hình theo thời gian và do việc sử dụng. Do đó giá trị của nó bị giảm đi. Tiền thuê vốn cần có cũng phải bù đắp được khoản giá trị mà chủ sở hữu vốn bị mất mát này. Nói cách khác, nó phải trang trải được các chi phí bảo dưỡng và khấu hao để duy trì giá trị tài sản vốn như cũ. Ví dụ, nếu trung bình mức độ hao mòn của tài sản vốn sau 1 năm sử dụng là 10%, thì chi phí bảo dưỡng, khấu hao của 1 đơn vị tài sản vốn trong ví dụở trên là: 200 triệu đồng × 0,1 = 20 triệu đồng.
Ngoài ra, để tiến hành kinh doanh cho thuê vốn, người sở hữu còn phải bỏ ra thời gian, công sức và một số chi phí giao dịch khác. Tiền thuê vốn cần có cũng phải bù đắp được tất cả các khoản chi phí cơ hội có liên quan đến hoạt động này. Chẳng hạn, giả sử khoản chi phí này bổđều cho 1 đơn vị tài sản vốn được đem cho thuê là 1 triệu đồng 1 năm thì trong tiền thuê vốn, 1 triệu đồng này phải được tính đến.
Trong ví dụ giảđịnh trên, giá thuê vốn cần có của 1 đơn vị vốn trong 1 năm là: (10 + 20 + 1) = 31 (triệu đồng).
Tổng quát hơn, nếu gọi r là lãi suất thực tế, d là tỷ lệ khấu hao, bảo dưỡng trung bình, c là tỷ lệ chi phí giao dịch khác so với giá trị của tài sản vốn và P là mức giá mua tài sản, ta có:
Giá thuê vốn cần có = P (r + d + c) (9.1)
Thật ra, trong đẳng thức (9.1), bộ phận chi phí cần được bù đắp thứ ba (c.P) thể hiện các chi phí nguồn lực khác (như lao động, văn phòng giao dịch…) tham gia hỗ trợ quá trình cho thuê vốn. Nó sẽ tạo ra thu nhập của các yếu tố sản xuất khác. Do đó, nếu xem như các yếu tố sản xuất khác tham gia vào quá trình kinh doanh đều được trả tiền thuê và khoản này được tách ra, thì giá thuê thuần túy cần có riêng của tài sản vốn, chỉ nhằm bù đắp những tổn thất cơ hội của riêng tài sản vốn sẽ chỉlà:
Giá thuê vốn thuần túy cần có = P (r + d) (9.2).
Đẳng thức này cho thấy giá thuê vốn cần có phụ thuộc vào 3 yếu tố: mức giá tài sản vốn, lãi suất, tỷ lệ khấu hao. Đây là cơ sởđể chúng ta hiểu đường cung dịch vụ vốn trong dài hạn.
Đường cung dịch vụ vốn thể hiện quan hệ giữa lượng dịch vụ vốn sẵn sàng được những người sở hữu vốn cung ứng tương ứng với các mức giá thuê khác nhau. Trong dài hạn, đường cung dịch vụ vốn phải là một đường dốc lên. Thật vậy, theo đẳng thức (9.2), với một mức r và d nhất định, giá thuê vốn (thuần túy) cần có sẽ tỷ lệ thuận với mức giá tài sản vốn. Trong dài hạn, để lượng cung dịch vụ vốn trong cả nền kinh tế tăng lên, lượng tài sản vốn được mua sắm làm dự trữ vốn phải tăng lên. Tuy nhiên, để khuyến khích những người sản xuất tài sản vốn gia tăng sản lượng cung ứng nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm tăng lên, giá bán tài sản vốn phải tăng (thật ra, điều này cũng chỉđể cân bằng lại với sự gia tăng trong chi phí biên sản xuất của tài sản vốn khi sản lượng của nó tăng lên). Từđẳng thức (9.2), có thể thấy, khi giá tài sản vốn P tăng, mức giá thuê vốn cần có cũng phải tăng lên theo. Nói cách khác, chỉ khi giá thuê vốn tăng lên, người ta mới được khuyến khích để có thể gia tăng được lượng cung dịch vụ vốn trong dài hạn, mà suy đến cùng là do lượng dự trữ tài sản vốn quyết định. Quan hệ thuận chiều giữa hai biến số này chứng tỏđường cung dịch vụ vốn dài hạn là một đường dốc lên.
Điều gì sẽ xảy ra khi các yếu tố nhưr, d thay đổi? Đẳng thức (9.2) cho thấy, nếu r hoặc d tăng lên, giá thuê vốn cần có cũng phải tăng lên ở mỗi mức cung dịch vụ vốn như cũ. Nói cách khác, đường cung dịch vụ vốn sẽ dịch chuyển lên trên (và sang trái). Ngược lại, nếu r hoặc d giảm, đường cung dịch vụ vốn sẽ dịch chuyển xuống dưới (và sang phải). Trên thực tế, r có thể thay đổi do ảnh hưởng của nhiều yếu tố kinh tế khác nhau. Còn tỷ lệ khấu hao d lại phụ thuộc vào cách thức và công nghệ liên quan đến quá trình sử dụng tài sản vốn.
Như chúng ta đã nói, cung ứng dịch vụ vốn xuất phát từ những người sở hữu tài sản vốn chứ không xuất phát từ các doanh nghiệp tức những người sử dụng vốn, khai thác dịch vụ vốn. Vì thế, đối với một loại dịch vụ vốn, những người cung ứng coi cả nền kinh tế như là thị trường để tham gia cung ứng. Việc phân tích đường cung dịch vụ vốn theo ngành vì thế ít có ý nghĩa hơn. Dĩ nhiên, ta có thể rút ra những nhận xét tương tự như khi chúng ta phân tích về thị trường lao động. Chẳng hạn, đối với một ngành nhỏ, nó sẽ không có khả năng ảnh hưởng đến giá thuê vốn chung trên thị trường. Vì thế trong dài hạn, nó có thể nhận được các lượng dịch vụ vốn nhưđòi hỏi theo mức giá thuê chung trên thị trường.
Điều này hàm ý cung ứng dịch vụ vốn của ngành tồn tại như một đường nằm ngang (hay ngành đối diện với một đường cung dịch vụ vốn nằm ngang). Trái lại, đối với một ngành lớn, sử dụng khối lượng tài sản vốn nhiều, chỉ khi mức giá thuê vốn tăng lên mới có thể thu hút được lượng cung dịch vụ vốn lớn hơn của nền kinh tế chảy vào ngành. Vì lý do này, đường cung của loại ngành này thường được hình dung như một đường dốc lên.
* Tiền thuê vốn cân bằng và sự điều chỉnh trên thị trường dịch vụ vốn
Trên một thị trường về một loại dịch vụ vốn, đường cầu thị trường D1được tổng hợp từ các đường doanh thu sản phẩm biên (hay giá trị sản phẩm biên nếu thị trường đầu ra tương ứng là thị trường cạnh tranh hoàn hảo) của vốn (MRPK) của các doanh nghiệp. Đồng thời đường cung ngắn hạn thị trường của loại dịch vụ vốn này là S1. Đểđơn giản, giả sửS1 là một đường thẳng đứng biểu thị lượng cung dịch vụ vốn trong ngắn hạn là cốđịnh. E là điểm cân bằng thị trường trong ngắn hạn vì nó là giao điểm của đường cầu D1 và đường cung S1. Giả sửđường cung dài hạn của thị trường về loại dịch vụ vốn này là đường SLR. Như ta đã biết, đó là một đường dốc lên. Giảđịnh E cũng là điểm cân bằng dài hạn. Nó cũng là giao điểm giữa đường SLRvới đường cầu D1. Tại điểm cân bằng E, mức giá thuê vốn cân bằng là R1.
Bây giờ ta giảđịnh vì một lý do nào đó, nhu cầu về loại dịch vụ vốn này tăng lên. Đường cầu D1 dịch chuyển sang phải thành đường D2. Ngay tức thời, lượng cung dịch vụ vốn là cốđịnh, không tăng lên được. Để thị trường cân bằng trở lại phù hợp với sự gia tăng của nhu cầu, giá thuê vốn trong ngắn hạn tăng nhanh lên thành R2. Dĩ nhiên, đó là mức giá quá cao so với giá thuê vốn cần có dài hạn. Mức giá cao này sẽ khuyến khích những người kinh doanh cho thuê vốn, trong khoảng thời gian dài hơn, sẽ mua sắm thêm tài sản vốn nhằm mở rộng hoạt động cho thuê. Đường cung ngắn hạn sẽ dịch chuyển dần sang phải. Tương ứng giá thuê vốn cũng sẽ giảm dần theo đà tăng lên của cung. Cho đến khi đường cung ngắn hạn dịch chuyển đến thành đường S2 và thị trường dịch chuyển đến một điểm cân bằng dài hạn mới F (F là giao điểm của cảD2 với S2 và SLR) thì quá trình gia tăng tài sản vốn mới dừng lại. Trong điều kiện đường cầu là D2, giá thuê vốn cân bằng dài hạn tăng lên từR1 thành R3, đồng thời lượng dịch vụ vốn được giao dịch cũng tăng. Mức giá thuê R3 tuy cao hơn R1 song lại nhỏ hơn R2 nhờ khả năng gia tăng được lượng dịch vụ vốn cho thuê đểđáp ứng nhu cầu cao hơn. Đến điểm F, thị trường hoàn thành quá trình điều chỉnh từ ngắn hạn sang dài hạn của mình. Trường hợp nhu cầu về dịch vụ vốn suy giảm cũng có thể phân tích theo một cách thức tương tự.
Chú ý rằng các yếu tố sản xuất được sử dụng cùng với nhau trong quá trình sản xuất sản phẩm đầu ra. Vì thế, một sự thay đổi trên một thị trường yếu tố có thể tác động đến thị trường các yếu tố sản xuất còn lại, đặc biệt là trong dài hạn. Chẳng hạn, sự tăng lương trên thị trường lao động không chỉ làm cho lượng cầu, do đó lượng lao động được các doanh nghiệp thuê mướn giảm đi. Sự kiện này còn có thể tác động đến cả thị trường dịch vụ vốn. Một mặt, lương tăng đồng nghĩa với chi phí sử dụng đầu vào lao động trở nên đắt đỏ hơn. Vì trong một chừng mực nhất định lao động và vốn có thể thay thếđược cho nhau nên người ta có xu hướng thay một phần lao động đắt đỏ bằng vốn. Theo hướng này, cầu về dịch vụ vốn sẽ gia tăng và đây được coi là kết quả của tác động thay thế xuất phát từ việc tiền lương tăng. Tuy nhiên, khi lượng lao động được sử dụng ít đi, sản phẩm biên của mỗi đơn vị vốn cũng giảm. Kết quả là doanh thu sản phẩm biên của vốn giảm và riêng trong hiệu ứng này (được gọi là hiệu ứng hay tác động sản lượng), cầu về dịch vụ vốn lại giảm. Khi cầu về sản phẩm trên thị trường đầu ra co giãn mạnh, những cắt giảm về sản lượng đầu ra do lượng lao động được sử dụng ít hơn trở nên mạnh hơn. Nhu cầu về các đầu vào khác vì thế cũng giảm. Trong trường hợp này, có thể dựđoán nhu cầu tổng hợp về dịch vụ vốn giảm.
EmoticonEmoticon