Thuế đất và các tài nguyên khan hiếm khác


 


 Những điều chúng ta nói vềđất đai như một tài sản có nguồn cung tương đối cốđịnh cũng có thể áp dụng theo một cách thích hợp nào đó cho các tài nguyên thiên nhiên khác. Điều giống nhau căn bản giữa chúng là ở chỗ: do nguồn cung là cốđịnh, giá cả thị trường của tài nguyên chủ yếu do cầu quyết định. Trong trường hợp này, sự biến động từ phía cầu có thể gây ra những biến động khá mạnh trong giá cả của các tài nguyên.


Khi cung là cốđịnh và hoàn toàn không co giãn theo giá, việc chính phủđánh thuế vào các hàng hóa giao dịch trên thị trường sẽ không làm thay đổi trạng thái cân bằng thị trường. Thuế không ảnh hưởng đến cầu của người tiêu dùng: lượng hàng hóa mà họ sẵn sàng mua ở từng mức giá mà họ phải trả cuối cùng (mức giá thị trường sau khi có thuế) vẫn sẽ như cũ. Với nguồn cung hàng hóa là cốđịnh, mức giá và lượng giao dịch cân bằng sau thuế vẫn giữ nguyên như trước khi có thuế. Như trên hình 9.6. thể hiện, điểm cân bằng thị trường trước và sau thuế vẫn là E, mức giá vẫn là P1. Người tiêu dùng vẫn mua hàng với mức giá như trước. Người sản xuất tuy nhận được mức giá từ người tiêu dùng như cũ song do phải nộp thuế cho chính phủ nên thực chất giá ròng mà họ thu được giảm đi một lượng chính bằng mức thuếđánh lên một đơn vị hàng hóa. Nếu gọi T là mức thuếđó, thì giá ròng cuối cùng mà người sản xuất nhận được chỉ còn là (P1T). Nói cách khác, trong trường hợp đường cung hoàn toàn thẳng đứng, gánh nặng thuế hoàn toàn do người sản xuất gánh chịu. Khi chính phủ thu một lượng thuế là T trên mỗi đơn vị hàng hóa giao dịch thì người sản xuất cũng mất đi từng ấy trên mỗi đơn vị hàng hóa bán ra. Tổng số thuế mà chính phủ thu được cũng chính là tổng số mất mát trong doanh thu bán hàng của người sản xuất. Rõ ràng trong trường hợp này thuế là một công cụ phân phối lại thu nhập mạnh với đối tượng bịđiều tiết chính là những người sản xuất hay cung ứng hàng hóa.



Những kết luận trên hoàn toàn có thể áp dụng được cho thị trường đất đai hoặc các tài nguyên thiên nhiên có nguồn cung hoàn toàn cốđịnh. Việc đánh thuế vào đất đai không ảnh hưởng đến lượng dịch vụđất đai được giao dịch. Giá thuê đất đai trên thị trường cũng không thay đổi. Chính vì lý do này mà khi nguồn cung đất đai là cốđịnh, đánh thuế vào đất đai không gây ra tổn thất hiệu quả. Về mặt phân phối gánh nặng thuế, có thể thấy thuế không gây thiệt hại gì cho những người thuê đất. Trước và sau thuế người này vẫn thuê đất với số lượng và mức giá thuê như cũ. Tuy nhiên, người sở hữu đất là người chịu hoàn toàn gánh nặng thuế vì anh ta (hay chị ta) không đẩy được giá thuê đất trên thị trường lên. Ởđây thuế chỉ có tác động có tính chất phân phối lại.

Previous
Next Post »