Tổng chi phí để sản xuất ra một khối lượng hàng hóa nhất định là toàn bộ chi phí tối thiểu mà doanh nghiệp phải bỏ ra hay gánh chịu khi sản xuất khối lượng hàng hóa trên, trong một điều kiện kỹ thuật hay công nghệ nhất định.
Khi đề cập đến chữ “toàn bộ” trong khái niệm “tổng chi phí”, người ta muốn gộp tất cả các chi phí riêng biệt, bộ phận có liên quan đến việc tạo ra một mức sản lượng hàng hóa nhất định lại với nhau. Điều đó cho ta hình dung được quy mô thực sự của những phí tổn mà doanh nghiệp phải gánh chịu. Tuy nhiên, khi định nghĩa tổng chi phí, trong kinh tế học người ta chỉ quan tâm đến các mức chi phí “tối thiểu”, hiểu theo nghĩa là các mức chi phí thấp nhất mà doanh nghiệp có thểđạt được trong một điều kiện kỹ thuật hay công nghệđã biết. Để tạo ra một mức sản lượng nhất định, ngay cả trong một điều kiện công nghệ nhất định, người ta vẫn có thể bỏ ra các mức chi phí khác nhau. Một người thợ may cẩu thả, tay nghề kém có thể cần tới 3 mét vải mới may nổi một chiếc áo sơ mi, trong khi đó, người khác chỉ cần tới 2 mét. Tuy nhiên, với một giới hạn nhất định vềđiều kiện kỹ thuật, để tạo ra một sản lượng nhất định về một loại hàng hóa nào đó, cần phải bỏ ra một chi phí tối thiểu nào đó. Khi giảđịnh rằng, mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận, chúng ta ngầm định rằng, nó sẽ cố gắng đạt đến mức chi phí tối thiểu do chính phương diện kỹ thuật quy định này. Ởđây, chúng ta sẽ chỉ quan tâm đến các quyết định thuần túy về phương diện kinh tế mà các doanh nghiệp phải lựa chọn.
Ứng với một mức sản lượng, có một mức tổng chi phí. Khi cần sản xuất ra một lượng đầu ra lớn hơn, doanh nghiệp cần phải bỏ ra nhiều chi phí hơn. Vì thế cần coi tổng chi phí là một hàm số của sản lượng: TC = TC(q) trong đó, TC là ký hiệu của tổng chi phí, q biểuthị mức sản lượng đầu ra. Hàm tổng chi phí là một hàm đồng biến, thể hiện sự vận động cùng chiều của sản lượng và mức tổng chi phí. Đường tổng chi phí điển hình thường được xem là một đường cong bậc ba, mà phương trình tổng quát của nó có dạng:
TC(q) = aq3 + bq2+ cq + d (trong đó a, b, c, d là các tham số ).
Hình dung đường tổng chi phí như một đường cong bậc ba, các nhà kinh tế muốn nhấn mạnh đặc tính chung của các đường tổng chi phí là:
Thứ nhất, có một quan hệđồng biến giữa TC và q; khi sản lượng thấp, mức tổng chi phí sẽ thấp và ngược lại, khi cần tăng sản lượng lên cao hơn, tổng chi phí cần bỏ ra cũng cao hơn. Điều này chúng ta đã đề cập. Thứ hai, khi sản lượng còn thấp, mặc dù khi gia tăng sản lượng, tổng chi phí sẽ tăng theo, song tốc độ tăng của tổng chi phí sẽ thấp hơn tốc độ tăng của sản lượng. Về mặt đồ thị, nếu biểu thị sản lượng trên trục hoành và biểu thị mức tổng chi phí trên trục tung, thì điều nói trên có nghĩa là: khi ta di chuyển sang bên phải (tăng sản lượng), thì đồng thời ta phải di chuyển lên trên (tăng mức tổng chi phí), song đường tổng chi phí có xu hướng di chuyển sang phải với tốc độ cao hơn là lên phía trên. Nói cách khác, trong phạm vi này, tỷ số∆(TC)/∆q ngày càng giảm khi q tăng hay độ dốc của đường tổng chi phí có xu hướng giảm dần. Thứ ba, xu hướng vừa nói trên chỉ phù hợp trong pham vi một khoảng sản lượng nào đó. Khi sản lượng được sản xuất ra đã tương đối cao, tình hình sẽ thay đổi. Lúc này, nếu tiếp tục tăng sản lượng, sự gia tăng trong tổng chi phí sẽ nhanh hơn sự gia tăng trong sản lượng. Nói cách khác, tỷ số∆(TC)/∆q sẽ ngày càng tăng theo chiều tăng của sản lượng q. Độ dốc của đường tổng chi phí giờđây có xu hướng tăng dần. Đường tổng chi phí có xu hướng vươn nhanh lên trên hơn là vươn sang phải. Như vậy, đường tổng chi phí điển hình được hình dung là có hai khoảng, thể hiện hai xu hướng khác nhau trong sựthay đổi của độ dốc. Theo chiều tăng của sản lượng, thoạt đầu độ dốc của đường TC giảm dần. Tuy nhiên, quá một ngưỡng sản lượng nào đó, độ dốc của đường TC lại tăng dần. Điểm ranh giới của sự thay đổi này chính là điểm uốn của đường TC. Một đường cong bậc ba chính là một sự mô tả khá tốt những đặc tính trên của đường tổng chi phí.
Tại sao tổng chi phí lại có xu hướng vận động như thế? Về mặt ngắn hạn (thuật ngữ này sẽđược giải thích ở phần dưới) chẳng hạn, giả sử doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng một số nhà xưởng và lắp đặt một hệ thống máy móc, thiết bị nhất định. Khi chỉ sản xuất với số lượng đầu ra tương đối nhỏ, doanh nghiệp chỉ cần sử dụng một sốđơn vị lao động ít ỏi cũng như một lượng nguyên, nhiên, vật liệu hạn chế. Do sản lượng còn nhỏ, những đầu vào sẵn có, cốđịnh khác như nhà xưởng, máy móc, thiết bị không được sử dụng hết công suất. Lúc này, nếu gia tăng sản lượng, mặc dù doanh nghiệp phải sử dụng nhiều lao động và nguyên,vật liệu hơn (và do đó, tổng chi phí vẫn phải tăng), song doanh nghiệp không phải đầu tư thêm vào nhà xưởng, máy móc, thiết bị do hoàn toàn có thểtận dụng được những năng lực sản xuất còn dưthừa của những yếu tốsản xuất này. Nói cách khác, tổng chi phí tuy tăng nhưng không tăng với tốc độ tương ứng của sản lượng. Hơn nữa, khi lao động được sửdụng nhiều hơn, người ta có thểtổchức sản xuất hợp lý hơn dựa trên sựphân công và chuyên môn hóa sản xuất. Khi sản lượng còn quá thấp, khi doanh nghiệp chỉcần sửdụng một lao động duy nhất là đủ đểtạo ra khối lượng sản phẩm này, không có bất cứsựchuyên môn hóa sản xuất nào thực hiện được. Với sản lượng lớn hơn, sốlao động cần sửdụng nhiều hơn, giữa những lao động này có thểtiến hành phân công nhau đểmỗi người có thể tập trung, chuyên môn hóa vào một sốkhâu, hay một sốcông đoạn nào đó của quá trình sản xuất. Sựchuyên môn hóa này làm năng suất lao động chung tăng lên: người ta có thểtạo ra nhiều đầu ra hơn trên mỗi đơn vị đầu vào lao động mà không cần sựhỗ trợcủa các đầu vào khác. Nhưvậy, trong một giới hạn nào đó vềsản lượng, (ví dụ, trong phạm vi qnhỏ hơn q* nhưtrên đồthịhình 4.1, tăng sản lượng sẽlàm chi phí tăng song với một nhịp độchậm hơn so với tốc độtăng của sản lượng).
Tuy nhiên, quá trình nhưvậy không tiếp diễn mãi. Quá một ngưỡng nào đó vềsản lượng, chẳng hạn, khi sản lượng vượt quá mức q*, việc tiếp tục tăng sản lượng sẽ đòi hỏi doanh nghiệp phải bỏra những khoản chi phí lớn, khiến cho mức gia tăng vềchi phí sẽ cao hơn mức gia tăng vềsản lượng. Một cách giải thích đơn giản vềvấn q TC q* TC Hình 4.1: Đường tổng chi phí Khi sản lượng còn nhỏhơn sản lượng q*, tốc độtăng của sản lượng sẽlớn hơn tốc độtăng của tổng chi phí. Khi sản lượng lớn hơn q*, tốc độtăng của sản lượng sẽnhỏtốc độ tăng của tổng chi phí. 0 142 đềnày là: khi sản lượng đã đủlớn, sựdưthừa các năng lực sản xuất của các yếu tố đầu vào cố định không còn nữa. Vảlại, quá một giới hạn nhất định, sựchuyên môn hóa sâu hơn trong quá trình sản xuất không còn phát huy hiệu quảvà trởnên không cần thiết. Quy mô sản xuất lớn hơn khiến cho bộmáy quản lý trởnên cồng kềnh hơn và chi phí quản lý tăng nhanh. Quy luật hiệu suất giảm dần bắt đầu tỏrõ hiệu lực của mình. Những đầu vào nhưlao động, nguyên vật liệu cần bỏra nhiều hơn đểduy trì một mức tăng đầu ra nhưtrước. Lúc này, tốc độtăng của sản lượng sẽchậm hơn tốc độtăng của chi phí. Việc giải thích ý nghĩa kinh tếnằm sau đường tổng chi phí như trên sẽgiúp chúng ta dễdàng hiểu các đường chi phí khác. Chi phí bình quân (ATC) Chi phí bình quân biểu thịmức chi phí tính trung bình cho mỗi đơn vịsản lượng. Nó bằng tổng chi phí chia cho mức sản lượng: ATC(q)= TC(q) :q Rõ ràng chi phí bình quân cũng là một hàm sốcủa sản lượng. Tùy theo mức sản lượng q, ta có các mức chi phí bình quân khác nhau. Vềmặt toán học, nếu ta đã giả định đường tổng chi phí điển hình có hình dạng của một đường cong bậc ba, thì đường chi phí bình quân ATC điển hình sẽcó hình dạng một đường cong bậc hai. Thông thường người ta hay nói, ATClà một đường hình chữ U. Thật ra, với cách nói này, người ta chỉ muốn nhấn mạnh rằng, nói chung, một đường chi phí trung bình thường có hai phần: thoạt đầu, ứng với quy mô sản lượng còn tương đối nhỏ, càng tăng sản lượng qlên thì chi phí bình quân ATCcàng giảm xuống. Nói cách khác, lúc này, ATCcó khuynh hướng đi xuống. Tuy nhiên, khi đã đạt đến một ngưỡng sản lượng nào đó, việc tiếp tục tăng sản lượng q sẽlàm cho chi phí bình quân ATCtăng lên. Khi đó, đường ATCsẽcó khuynh hướng đi lên. Hình 4.2 cho ta một hình dung vềmột đường ATC.
Hình dạng chữ U của đường chi phí bình quân ATC có quan hệ chặt chẽ với hình dạng đường tổng chi phí TC. Khi mà tổng chi phí tăng chậm hơn tốc độ tăng của sản lượng khi doanh nghiệp muốn sản xuất nhiều đầu ra hơn, tỷ sốTC(q)/q hay ATC(q) sẽ có xu hướng giảm dần. Đường chi phí bình quân sẽđi xuống. Ngược lại, khi tăng sản lượng cũng đồng thời làm cho tổng chi phí gia tăng nhanh hơn, chi phí bình quân sẽ tăng dần. Đường chi phí bình quân sẽđi lên.
Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:
EmoticonEmoticon