Phân tích chi phí là gì?


 


1. Chi phí kế toán và chi phí kinh tế 


Chi phí thể hiện các phí tổn hay thiệt hại mà doanh nghiệp  phải gánh chịu, hy sinh khi sản xuất một khối lượng hàng hóa hay dịch vụ nào đó.


Để tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh về một loại hàng hóa hay dịch vụ nào đó, doanh nghiệp phải có được những yếu tốđầu vào thích hợp. Nó phải có một lượng máy móc, thiết bị nhất định, có một hệ thống nhà xưởng, văn phòng, cửa hàng ở một quy mô nào đó, có một số lượng lao động với một cơ cấu thích hợp xác định. Ngoài ra, hoạt động của nó được duy trì nhờ một hay nhiều nguồn cung cấp nguyên, nhiên, vật liệu tương đối ổn định nào đó. Vậy là, để có thể tạo ra một khối lượng hàng hóa đầu ra nhất định, doanh nghiệp luôn phải sử dụng một khối lượng đầu vào tương ứng. Nói cách khác, nó phải bỏ ra hay gánh chịu một khoản chi phí đầu vào nào đó. Trong số các khoản chi phí này, cái mà người ta dễ nhận ra trước tiên là các khoản chi phí kế toán.


Chi phí kế toán là những khoản chi phí trực tiếp mà doanh nghiệp thực tế phải bỏ ra khi sản xuất hàng hóa. Nó bao gồm những khoản chi phí như: khấu hao máy móc, thiết bị, nhà xưởng, mua sắm nguyên, nhiên, vật liệu; trả tiền thuê nhân công hay thanh toán các khoản lãi vay… Các chi phí này luôn luôn gắn với một khối lượng hàng hóa đầu ra cần sản xuất nhất định.


Chi phí kế toán luôn luôn thể hiện dưới dạng những dòng tiền mà người chủ doanh nghiệp thực sự phải chi trả, thanh toán khi thuê, mua các yếu tốđầu vào. Về nguyên tắc, những khoản chi này có thể dễ dàng ghi chép trong các sổ sách kế toán, mà người khác có thể kiểm chứng được.


Đương nhiên, các khoản chi phí kế toán là bộ phận chi phí quan trọng mà doanh nghiệp luôn luôn phải tính đến khi ra các quyết định. Tuy vậy, nếu chỉ dựa vào những thông tin thuần túy về chi phí kế toán, doanh nghiệp có thể có những nhận định sai lầm về một hoạt động kinh doanh, do đó, có thểđưa ra những quyết định không hiệu quả. Vấn đề là ở chỗ: dù đã tính đến một cách chính xác và đầy đủ toàn bộ các chi phí kế toán có liên quan, doanh nghiệp vẫn có thể bỏ qua một số chi phí quan trọng. Chẳng hạn, khi xác định chi phí thuê nhân công, theo quan điểm của người kế toán, người chủ doanh nghiệp chỉ tính những khoản tiền công, tiền lương mà anh ta (hay chị ta) thực tế phải trả cho những người làm thuê – dù đó là người quản lý cao cấp hay những công nhân sản xuất trực tiếp. Là người chủ doanh nghiệp, anh ta (hay chị ta) không tự thuê chính bản thân mình, do đó, về mặt kế toán, người này dường như không phải bỏ ra một đồng nào để khai thác sức lao động của bản thân. Thực tế, ởđây không có một dòng tiền nào phát sinh, đi từ người sử dụng lao động đến người cung ứng lao động khi thực chất hai người chỉ là một. Tuy thế, việc người chủ doanh nghiệp có thể sử dụng lao động của chính bản thân mình một cách miễn phí về phương diện kế toán, không có nghĩa là quá trình này không đem lại một tổn thất nào cho anh ta (hay chị ta). Khi phải làm những công việc ở doanh nghiệp, người chủ doanh nghiệp mất đi cơ hội làm những công việc khác, tức là mất đi khả năng sử dụng nguồn lực lao động của mình theo những phương án khác. Giả sử tương ứng thời gian làm việc ở doanh nghiệp để sản xuất ra khối lượng hàng hóa mà chúng ta đang xem xét, nếu làm một công việc khác (chẳng hạn, làm giám đốc cho một công ty khác), người này có thể kiếm được một khoản thu nhập cao nhất là 30 triệu đồng, thì chúng ta phải coi 30 triệu đồng này là khoản tổn thất, hay mất mát mà người này phải gánh chịu khi điều hành doanh nghiệp của chính mình. Nói một cách khác, mặc dù đây không phải là một khoản tiền mà doanh nghiệp thực tế phải chi trả, do đó, nó không cấu thành một khoản chi phí kế toán, 30 triệu đồng nói trên vẫn là một khoản chi phí kinh tế thực sự mà người chủ doanh nghiệp cần phải tính đến. Nếu như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, sau khi trừ hết các chi phí kế toán, chỉđem lại một khoản lãi là 20 triệu đồng, thì có lẽđối với người chủ doanh nghiệp trên, việc kinh doanh này là không hiệu quả. Bằng chứng là anh ta (hay chị ta) sẽ có thu nhập cao hơn (30 triệu đồng so với 20 triệu đồng) nếu đi làm công việc khác. Dựa trên thông tin về chi phí kế toán, người ta có thể khẳng định hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là có lãi. Nhưng với một cách nhìn toàn diện hơn, ta cần phải cộng thêm 30 triệu đồng mà người chủ doanh nghiệp phải hy sinh do phải điều hành doanh nghiệp vào các khoản chi phí. Khi ấy, hóa ra công việc kinh doanh mà người này đang tiến hành hoàn toàn không hiệu quả. Thay vì lãi 20 triệu đồng, anh ta (hay chị ta) đang gánh chịu một khoản thua lỗ tương đương với 10 triệu đồng.


Ví dụ trên cho thấy chi phí kế toán không phản ánh đầy đủ và chính xác các khoản tổn thất hay mất mát của doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất một khối lượng hàng hóa nào đó. Nó còn bỏ qua các khoản chi phí cơ hội ẩn, giống như khoản 30 triệu đồng mà ta vừa nêu trong ví dụ trên.


Chi phí cơ hội:Ở chương một, chúng ta đã biết chi phí cơ hội của một thứ chính là cái mà chúng ta buộc phải từ bỏđể có được nó. Liên quan đến quá trình sản xuất hàng hóa, do doanh nghiệp phải sử dụng các nguồn lực đầu vào theo một cách nào đó, nên có thể quy chi phí cơ hội của việc sản xuất một khối lượng hàng hóa về những thứ mà doanh nghiệp phải từ bỏ do không thể sử dụng các nguồn lực trên theo cách khác. Thực tế, có thể có nhiều phương án thay thế nhau trong việc sử dụng một nguồn lực xác định. Chỉ có điều khi ta đã sử dụng nguồn lực theo một phương án nào đó thì không còn có thể sử dụng nó theo những phương án khác. Vì thế, tổn thất cơ hội đối với việc sử dụng nó theo một cách thức nhất định nào đó chỉ là cái mà ta phải hy sinh khi không sử dụng nó trong một phương án thay thế tốt nhất.


Chi phí cơ hội của việc sử dụng một nguồn lực theo phương án A chính là giá trị hay lợi ích của phương án thay thế tốt nhất mà chúng ta không thực hiện được nữa do phải thực hiện phương án A.


Trong ví dụđã nêu ở trên, sử dụng lao động của bản thân đểđiều hành doanh nghiệp là một phương án (giả sử ta gọi là phương án A). Nhưng đi làm thuê ở các doanh nghiệp khác hay sử dụng lao động của mình cho những công việc khác là những phương án thay thế khác nhau của phương án A. Nếu 30 triệu đồng là giá trị cao nhất mà người chủ doanh nghiệp có thể thu được từ việc sử dụng nguồn lực lao động trong các phương án thay thế A thì điều đó có nghĩa là 30 triệu đồng chính là giá trị của phương án thay thế tốt nhất. Nó đo chi phí cơ hội của việc sử dụng nguồn lực lao động cá nhân của người chủ cho việc sản xuất khối lượng hàng hóa nào đó nói trên.


Có thể nêu một dạng chi phí cơ hội khác cũng bị che giấu, không được thể hiện trong các khoản chi phí kế toán của doanh nghiệp. Giả sử, để sản xuất ra khối lượng hàng hóa nào đó, doanh nghiệp cần có một lượng vốn là 200 triệu đồng. Doanh nghiệp có sẵn 100 triệu đồng là vốn tự có. Nó phải đi vay trên thị trường 100 triệu đồng còn lại. Khoản tiền lãi vay tương ứng mà doanh nghiệp phải trả cho người cho vay được thể hiện như một khoản chi phí kế toán. Song với 100 triệu đồng vốn tự có, doanh nghiệp không phải trả một đồng tiền lãi vay nào. Về mặt kế toán, người ta có thể coi chi phí của việc sử dụng 100 triệu đồng này cho việc kinh doanh của doanh nghiệp là bằng 0. Tuy nhiên, về mặt kinh tế thì không phải là như vậy. Để có thểđưa 100 triệu đồng vốn trên vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, người chủ doanh nghiệp đã phải từ bỏ một khoản thu nhập nào đó do không thể dùng nó cho các phương án thay thế khác (ví dụ, cho người khác vay). Nếu 10 triệu đồng là khoản thu nhập có thể thu được trong một phương án thay thế tốt nhất, thì khoản tiền này phải được coi như là chi phí cơ hội của việc sử dụng nguồn vốn tự có trên cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khi cân nhắc cách sử dụng nguồn lực sao cho có hiệu quả, chắc chắn doanh nghiệp không thể bỏ qua khoản chi phí này.


Như vậy, để ra được những quyết định hiệu quả, doanh nghiệp phải quan tâm đến chi phí kinh tế chứ không phải là chi phí kế toán.


Chi phí kinh tế của việc sản xuất một khối lượng hàng hóa nào đó chính là toàn bộ các chi phí cơ hội có liên quan. Nó là tổng cộng của các khoản chi phí cơ hội của việc doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực để sản xuất khối lượng hàng hóa trên. Có một số chi phí cơ hội là rõ ràng, được thể hiện ngay trong chi phí kế toán. Một khoản chi phí kế toán, chẳng hạn như khoản tiền 50 triệu đồng dùng để thuê nhân công hay mua nguyên, vật liệu nếu được sử dụng theo các phương án thay thế khác (dùng để mua hàng hóa hay vật dụng khác) cũng chỉ có giá trị là 50 triệu đồng. Như thế, chi phí kế toán là một bộ phận của chi phí kinh tế. Tuy nhiên, nhưđã phân tích ở trên, ngoài chi phí kế toán, chi phí kinh tế còn bao gồm những khoản chi phí cơ hội ẩn có liên quan. Đó là những khoản chi phí mà doanh nghiệp không phải trực tiếp chi trả song lại là những khoản mất mát hay thiệt hại thực sự mà doanh nghiệp phải gánh chịu hay hy sinh khi thực hiện quyết định sản xuất kinh doanh của mình. Vì thế, các khoản chi phí cơ hội ẩn vẫn được doanh nghiệp tính đến khi lựa chọn các quyết định. Nói cách khác, nếu giảđịnh rằng, doanh nghiệp có khả năng ra những quyết định hợp lý trong việc sử dụng các nguồn lực khan hiếm, hành vi của nó bị chi phối bởi chi phí kinh tế chứ không phải bởi chi phí kế toán. Vì vậy, trong kinh tế học, trừ những trường hợp được nêu rõ, khi nói đến chi phí người ta ngầm định rằng, đó là chi phí kinh tế.


2. Các thước đo chi phí


Tổng chi phí (TC)


Tổng chi phí để sản xuất ra một khối lượng hàng hóa nhất định là toàn bộ chi phí tối thiểu mà doanh nghiệp phải bỏ ra hay gánh chịu khi sản xuất khối lượng hàng hóa trên, trong một điều kiện kỹ thuật hay công nghệ nhất định.


Khi đề cập đến chữ “toàn bộ” trong khái niệm “tổng chi phí”, người ta muốn gộp tất cả các chi phí riêng biệt, bộ phận có liên quan đến việc tạo ra một mức sản lượng hàng hóa nhất định lại với nhau. Điều đó cho ta hình dung được quy mô thực sự của những phí tổn mà doanh nghiệp phải gánh chịu. Tuy nhiên, khi định nghĩa tổng chi phí, trong kinh tế học người ta chỉ quan tâm đến các mức chi phí “tối thiểu”, hiểu theo nghĩa là các mức chi phí thấp nhất mà doanh nghiệp có thểđạt được trong một điều kiện kỹ thuật hay công nghệđã biết. Để tạo ra một mức sản lượng nhất định, ngay cả trong một điều kiện công nghệ nhất định, người ta vẫn có thể bỏ ra các mức chi phí khác nhau. Một người thợ may cẩu thả, tay nghề kém có thể cần tới 3 mét vải mới may nổi một chiếc áo sơ mi, trong khi đó, người khác chỉ cần tới 2 mét. Tuy nhiên, với một giới hạn nhất định vềđiều kiện kỹ thuật, để tạo ra một sản lượng nhất định về một loại hàng hóa nào đó, cần phải bỏ ra một chi phí tối thiểu nào đó. Khi giảđịnh rằng, mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận, chúng ta ngầm định rằng, nó sẽ cố gắng đạt đến mức chi phí tối thiểu do chính phương diện kỹ thuật quy định này. Ởđây, chúng ta sẽ chỉ quan tâm đến các quyết định thuần túy về phương diện kinh tế mà các doanh nghiệp phải lựa chọn.


Ứng với một mức sản lượng, có một mức tổng chi phí. Khi cần sản xuất ra một lượng đầu ra lớn hơn, doanh nghiệp cần phải bỏ ra nhiều chi phí hơn. Vì thế cần coi tổng chi phí là một hàm số của sản lượng: TC = TC(q) trong đó, TC là ký hiệu của tổng chi phí, q  biểuthị mức sản lượng đầu ra. Hàm tổng chi phí là một hàm đồng biến, thể hiện sự vận động cùng chiều của sản lượng và mức tổng chi phí. Đường tổng chi phí điển hình thường được xem là một đường cong bậc ba, mà phương trình tổng quát của nó có dạng:


TC(q) = aq3 + bq2+ cq + d (trong đó a, b, c, d là các tham số ).


Hình dung đường tổng chi phí như một đường cong bậc ba, các nhà kinh tế muốn nhấn mạnh đặc tính chung của các đường tổng chi phí là:


Thứ nhất, có một quan hệđồng biến giữa TCq; khi sản lượng thấp, mức tổng chi phí sẽ thấp và ngược lại, khi cần tăng sản lượng lên cao hơn, tổng chi phí cần bỏ ra cũng cao hơn. Điều này chúng ta đã đề cập. Thứ hai, khi sản lượng còn thấp, mặc dù khi gia tăng sản lượng, tổng chi phí sẽ tăng theo, song tốc độ tăng của tổng chi phí sẽ thấp hơn tốc độ tăng của sản lượng. Về mặt đồ thị, nếu biểu thị sản lượng trên trục hoành và biểu thị mức tổng chi phí trên trục tung, thì điều nói trên có nghĩa là: khi ta di chuyển sang bên phải (tăng sản lượng), thì đồng thời ta phải di chuyển lên trên (tăng mức tổng chi phí), song đường tổng chi phí có xu hướng di chuyển sang phải với tốc độ cao hơn là lên phía trên. Nói cách khác, trong phạm vi này, tỷ số∆(TC)/∆q ngày càng giảm khi q tăng hay độ dốc của đường tổng chi phí có xu hướng giảm dần. Thứ ba, xu hướng vừa nói trên chỉ phù hợp trong pham vi một khoảng sản lượng nào đó. Khi sản lượng được sản xuất ra đã tương đối cao, tình hình sẽ thay đổi. Lúc này, nếu tiếp tục tăng sản lượng, sự gia tăng trong tổng chi phí sẽ nhanh hơn sự gia tăng trong sản lượng. Nói cách khác, tỷ số∆(TC)/∆q sẽ ngày càng tăng theo chiều tăng của sản lượng q. Độ dốc của đường tổng chi phí giờđây có xu hướng tăng dần. Đường tổng chi phí có xu hướng vươn nhanh lên trên hơn là vươn sang phải. Như vậy, đường tổng chi phí điển hình được hình dung là có hai khoảng, thể hiện hai xu hướng khác nhau trong sựthay đổi của độ dốc. Theo chiều tăng của sản lượng, thoạt đầu độ dốc của đường TC giảm dần. Tuy nhiên, quá một ngưỡng sản lượng nào đó, độ dốc của đường TC lại tăng dần. Điểm ranh giới của sự thay đổi này chính là điểm uốn của đường TC. Một đường cong bậc ba chính là một sự mô tả khá tốt những đặc tính trên của đường tổng chi phí.


Tại sao tổng chi phí lại có xu hướng vận động như thế? Về mặt ngắn hạn (thuật ngữ này sẽđược giải thích ở phần dưới) chẳng hạn, giả sử doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng một số nhà xưởng và lắp đặt một hệ thống máy móc, thiết bị nhất định. Khi chỉ sản xuất với số lượng đầu ra tương đối nhỏ, doanh nghiệp chỉ cần sử dụng một sốđơn vị lao động ít ỏi cũng như một lượng nguyên, nhiên, vật liệu hạn chế. Do sản lượng còn nhỏ, những đầu vào sẵn có, cốđịnh khác như nhà xưởng, máy móc, thiết bị không được sử dụng hết công suất. Lúc này, nếu gia tăng sản lượng, mặc dù doanh nghiệp phải sử dụng nhiều lao động và nguyên,vật liệu hơn (và do đó, tổng chi phí vẫn phải tăng), song doanh nghiệp không phải đầu tư thêm vào nhà xưởng, máy móc, thiết bị do hoàn toàn có thểtận dụng  được những năng lực sản xuất còn dưthừa của những yếu tốsản xuất  này. Nói cách khác, tổng chi phí tuy tăng nhưng không tăng với tốc độ tương ứng của sản lượng. Hơn nữa, khi lao động được sửdụng nhiều hơn,  người ta có thểtổchức sản xuất hợp lý hơn dựa trên sựphân công và  chuyên môn hóa sản xuất. Khi sản lượng còn quá thấp, khi doanh nghiệp  chỉcần sửdụng một lao động duy nhất là đủ đểtạo ra khối lượng sản  phẩm này, không có bất cứsựchuyên môn hóa sản xuất nào thực hiện  được. Với sản lượng lớn hơn, sốlao động cần sửdụng nhiều hơn, giữa  những lao động này có thểtiến hành phân công nhau đểmỗi người có thể tập trung, chuyên môn hóa vào một sốkhâu, hay một sốcông đoạn nào  đó của quá trình sản xuất.  Sựchuyên môn hóa này  làm năng suất lao  động  chung tăng lên: người ta có  thểtạo ra nhiều đầu ra hơn  trên mỗi đơn vị đầu vào lao  động mà không cần sựhỗ trợcủa các đầu vào khác.  Nhưvậy, trong một giới  hạn nào đó vềsản lượng,  (ví dụ, trong phạm vi qnhỏ hơn q* nhưtrên đồthịhình  4.1, tăng sản lượng sẽlàm  chi phí tăng song với một  nhịp độchậm hơn so với  tốc độtăng của sản lượng).



Tuy nhiên, quá trình  nhưvậy không tiếp diễn  mãi. Quá một ngưỡng nào đó vềsản lượng, chẳng hạn, khi sản lượng  vượt quá mức q*, việc tiếp tục tăng sản lượng sẽ đòi hỏi doanh nghiệp  phải bỏra những khoản chi phí lớn, khiến cho mức gia tăng vềchi phí sẽ cao hơn mức gia tăng vềsản lượng. Một cách giải thích đơn giản vềvấn  q TC  q*  TC  Hình 4.1: Đường tổng chi phí  Khi sản lượng còn nhỏhơn sản lượng q*, tốc  độtăng của sản lượng sẽlớn hơn tốc độtăng  của tổng chi phí. Khi sản lượng lớn hơn q*, tốc  độtăng của sản lượng sẽnhỏtốc độ tăng của  tổng chi phí. 0 142 đềnày là: khi sản lượng đã đủlớn, sựdưthừa các năng lực sản xuất của  các yếu tố đầu vào cố định không còn nữa. Vảlại, quá một giới hạn nhất  định, sựchuyên môn hóa sâu hơn trong quá trình sản xuất không còn phát  huy hiệu quảvà trởnên không cần thiết. Quy mô sản xuất lớn hơn khiến  cho bộmáy quản lý trởnên cồng kềnh hơn và chi phí quản lý tăng nhanh.  Quy luật hiệu suất giảm dần bắt đầu tỏrõ hiệu lực của mình. Những đầu  vào nhưlao động, nguyên vật liệu cần bỏra nhiều hơn đểduy trì một  mức tăng đầu ra nhưtrước. Lúc này, tốc độtăng của sản lượng sẽchậm  hơn tốc độtăng của chi phí.  Việc giải thích ý nghĩa kinh tếnằm sau đường tổng chi phí như trên sẽgiúp chúng ta dễdàng hiểu các đường chi phí khác.  Chi phí bình quân (ATC)  Chi phí bình quân biểu thịmức chi phí tính trung bình cho mỗi đơn  vịsản lượng. Nó bằng tổng chi phí chia cho mức sản lượng:  ATC(q)= TC(q) :q  Rõ ràng chi phí bình quân cũng là một hàm sốcủa sản lượng. Tùy  theo mức sản lượng q, ta có các mức chi phí bình quân khác nhau. Vềmặt  toán học, nếu ta đã giả định đường tổng chi phí điển hình có hình dạng  của một đường cong bậc ba, thì đường chi phí bình quân ATC điển hình  sẽcó hình dạng một đường cong bậc hai. Thông thường người ta hay nói,  ATClà một đường hình chữ U. Thật ra, với cách nói này, người ta chỉ muốn nhấn mạnh rằng, nói chung, một đường chi phí trung bình thường  có hai phần: thoạt đầu, ứng với quy mô sản lượng còn tương đối nhỏ,  càng tăng sản lượng qlên thì chi phí bình quân ATCcàng giảm xuống.  Nói cách khác, lúc này, ATCcó khuynh hướng đi xuống. Tuy nhiên, khi  đã đạt đến một ngưỡng sản lượng nào đó, việc tiếp tục tăng sản lượng q sẽlàm cho chi phí bình quân ATCtăng lên. Khi đó, đường ATCsẽcó  khuynh hướng đi lên. Hình 4.2 cho ta một hình dung vềmột đường ATC.



Hình dạng chữ U của đường chi phí bình quân ATC có quan hệ chặt chẽ với hình dạng đường tổng chi phí TC. Khi mà tổng chi phí tăng chậm hơn tốc độ tăng của sản lượng khi doanh nghiệp muốn sản xuất nhiều đầu ra hơn, tỷ sốTC(q)/q hay ATC(q) sẽ có xu hướng giảm dần. Đường chi phí bình quân sẽđi xuống. Ngược lại, khi tăng sản lượng cũng đồng thời làm cho tổng chi phí gia tăng nhanh hơn, chi phí bình quân sẽ tăng dần. Đường chi phí bình quân sẽđi lên.


Chi phí biên (MC)


Chi phí biên biểu thị phần chi phí tăng thêm khi sản xuất thêm một đơn vị sản lượng đầu ra. Nó cho chúng ta biết mức phí tổn mà doanh nghiệp phải bỏ ra hoặc hy sinh thêm đểđánh đổi lấy việc có thêm được một đơn vịđầu ra.


Ví dụ, nếu tổng chi phí cho việc in 300 cuốn sách là 15.000 nghìn đồng (tức 15 triệu đồng), còn tổng chi phí của việc in 301 cuốn sách là 15.030 nghìn đồng, thì trong trường hợp này, để có thêm cuốn sách thứ 301, người ta phải bổ sung thêm một khoản chi phí là 30 nghìn đồng.


Điều đó có nghĩa là chi phí biên của việc in cuốn sách thứ 301 là 30 nghìn đồng. Nói một cách khác, chi phí biên của đơn vị sản phẩm thứq là:


MCq = TCq – TC(q-1)


trong đó TCq biểu thị tổng chi phí khi doanh nghiệp  sản xuất qđơn vịđầu ra, còn TC(q-1)biểu thị tổng chi phí khi doanh nghiệp sản xuất (q-1) đơn vịđầu ra.


Khi hình thức hóa dưới dạng một công thức toán học, người ta hình dung rằng, có thể tính được chi phí biên tại từng điểm sản lượng q bất kỳ và định nghĩa chi phí biên theo công thức sau:


MC(q) = TC(q)/∆q


trong đó ∆ biểu mức thay đổi của các biến số. Theo công thức trên, khi sự thay đổi trong q là tương đối nhỏ, chi phí biên MC tại mức sản lượng q, chính là giá trịđạo hàm của TC(q) tính tại điểm sản lượng q.


Là một hàm số của sản lượng, đương nhiên, mức chi phí biên phụ thuộc vào mức sản lượng. Tại các điểm sản lượng khác nhau, chi phí biên cũng khác nhau. Đường chi phí biên, vềđại thể, cũng là một đường cong hình chữ U: thoạt tiên, với sản lượng xuất phát thấp, đường chi phí biên có xu hướng đi xuống khi sản lượng tăng. Đến một mức sản lượng nào đó, xu hướng ngược lại sẽ diễn ra. Khi này, nếu sản lượng tiếp tục tăng, chi phí biên sẽ tăng dần và đường chi phí biên trở thành một đường đi lên. Hình dáng này của đường chi phí biên cũng có nguồn gốc từ những lý do kinh tế giải thích hình dáng đường tổng chi phí hay đường chi phí bình quân. Khi  sản lượng xuất phát còn quá thấp, sự dư thừa năng lực hay công suất của một số yếu tố sản xuất cốđịnh cũng như một số lợi thế khác liên quan đến việc tăng quy mô sản lượng (ví dụ, lợi thế chuyên môn hóa…) khiến cho việc sản xuất thêm một đơn vị sản lượng không cần phải bổ sung thêm chi phí tương ứng như mức chi phí mà mỗi đơn vị sản lượng ban đầu đòi hỏi. Chi phí biên của mỗi đơn vị sản lượng gia tăng về sau nhỏ hơn các đơn vị sản lượng trước đó. Chi phí biên giảm dần theo đà tăng của sản lượng. Về sau, khi những lợi thế nói trên được khai thác hết, những chi phí mới xuất hiện do quy mô sản lượng quá lớn, chi phí biên chắc chắn sẽ tăng lên khi sản lượng tăng. Có thể nói, các xu hướng diễn tiến của đường chi phí biên thực chất cũng chính là xu hướng diễn tiến của các đường tổng chi phí hay chi phí bình quân. Hoàn toàn có thể suy ra hình dáng của đường này từ những đường kia.



Quan hệ giữa các đường TC, ATC và MC


Hãy xuất phát từ một đường TC như trên hình 4.4. Một điểm nhưđiểm A có hoành độ là q1 và tung độ là TC1. Điều đó có nghĩa là tổng chi phí để sản xuất một khối lượng hàng hóa q1 chính là TC1. Theo định nghĩa, tại mức sản lượng này, chi phí bình quân là TC1/q1. Mức chi phí này có thểđo bằng tgα, với α là góc hợp thành bởi tia OA và trục hoành. Nó cũng chính là độ dốc của tia OA. Khi sản lượng còn thấp (q<q*),  tốc độ gia tăng của tổng chi phí còn chậm hơn tốc độ gia tăng của sản lượng, thì chi phí bình quân cũng có xu hướng giảm dần. Điều này thể hiện ởđộ dốc của tia xuất phát từ O đến một điểm trên đường tổng chi phí giảm dần. Tuy nhiên, chi phí bình quân đạt đến giá trị thấp nhất khi tia nối từ gốc tọa độ O với một điểm tương ứng trên đường TC trở thành tiếp tuyến của TC (q lúc này bằng q*). Khi sản lượng tiếp tục tăng,(q >q*), độ dốc của các tia nói trên tăng dần. Điều này phản ánh chi phí bình quân đang tăng dần và đường ATC có xu hướng đi lên.



MC tại một mức sản lượng q chính là giá trịđạo hàm của hàm TC tại mức sản lượng qđó, nên MC chính là độ dốc của đường TC tại mỗi điểm q. Độ dốc này cũng có thểđo bằng độ dốc hay hệ số góc của đường tiếp tuyến với đường cong TC tại mỗi điểm sản lượng q. Thoạt tiên, độ dốc của đường TC giảm dần nói cho chúng ta biết MCđang trong xu hướng giảm dần. Sau đó, đường TC lại càng ngày càng dốc hơn, và thông tin ấy tương ứng với việc MC rốt cục lại tăng lên.



Đường chi phí biên MC cũng có quan hệ thú vị với đường chi phí bình quân AC. Quan hệ này có thể phát biểu như sau: Đường chi phí biên MC luôn luôn cắt đường chi phí bình quân ATC tại điểm tương ứng với mức ATC tối thiểu.




Giả sửđường chi phí biên MC và đường chi phí bình quân ATC cắt nhau tại điểm E tương ứng với một mức sản lượng dương qE nào đó. Chúng ta phải chứng minh rằng chi phí bình quân ATC tại mức sản lượng qE là thấp nhất. Thật vậy, khi sản lượng còn nhỏ, ứng với miền ATCđi xuống, đường chi phí biên MC phải nằm dưới đường chi phí bình quân ATC, hay tại mỗi điểm sản lượng chi phí biên phải nhỏ hơn chi phí bình quân tương ứng. Điều này thể hiện một quan hệ số học đơn giản giữa thước đo biên và thước đo trung bình: chính vì chi phí bổ sung thêm (chi phí biên) để sản xuất thêm một đơn vị sản lượng thấp hơn mức chi phí bình quân của mức sản lượng trước đó, việc sản xuất thêm đơn vị sản lượng này sẽ kéo mức chi phí bình quân chung xuống. Nói cách khác, chừng nào MC còn nhỏ hơn ATC, việc gia tăng sản lượng còn làm ATC giảm. Bằng lập luận tương tự, cũng có thể nói: chừng nào MC lớn hơn ATC (đường chi phí biên nằm trên đường ATC), việc gia tăng sản lượng sẽ kéo ATC tăng lên, và đường ATCđi dần lên. Tại điểm sản lượng qE, MC bằng ATC, đường ATC ngừng đi xuống song cũng chưa đi lên. Do vậy, đó là mức sản lượng mà ATCđạt giá trị thấp nhất.


3. Chi phí ngắn hạn và chi phí dài hạn


 Ngắn hạn biểu thị khoảng thời gian mà doanh nghiệp chỉ có thểđiều chỉnh hay thay đổi được một số yếu tốđầu vào, trong khi không điều chỉnh hay thay đổi một số yếu tốđầu vào khác.


Không phải mọi đầu vào đều dễ dàng điều chỉnh như nhau. Khi cần tăng sản lượng, dĩ nhiên, doanh nghiệp phải sử dụng thêm các yếu tốđầu vào. Nó phải sử dụng thêm nguyên, nhiên, vật liệu, tăng mức sử dụng lao động, hay sử dụng nhiều máy móc, thiết bị hơn. Tuy nhiên, việc gia tăng thêm nguyên, nhiên, vật liệu tương đối dễ dàng, trong khi đó, việc lắp đặt thêm hệ thống máy móc mới, hay xây dựng thêm nhà xưởng lại đòi hỏi nhiều thời gian hơn, đặc biệt trong các ngành công nghiệp nặng như luyện kim, sản xuất điện năng, chế tạo máy v.v…Vả lại, nếu doanh nghiệp cho rằng, xu hướng gia tăng sản lượng chỉ là tạm thời, nó không muốn mở rộng sản xuất bằng cách đầu tư thêm vào nhà xưởng hay máy móc, thiết bị. Cách đơn giản và kinh tế hơn là: mua thêm nguyên, vật liệu, sử dụng thêm lao động mà trước hết là động viên công nhân làm thêm giờ trên cơ sở những nhà xưởng và thiết bị, máy móc hiện có. Nói cách khác, trong ngắn hạn, khi cần thay đổi sản lượng, doanh nghiệp chỉ có thểđiều chỉnh một số yếu tốđầu vào, đồng thời bị ràng buộc bởi một số yếu tốđầu vào cốđịnh khác. Quy mô kỹ thuật của doanh nghiệp thể hiện ở số lượng nhà xưởng, máy móc, thiết bị thường được xem là những yếu tố cốđịnh này.


Dài hạn là khoảng thời gian đủ dài để doanh nghiệp có thể thay đổi hay điều chỉnh được tất cả các yếu tốđầu vào.


Một mặt, thời gian đủ dài khiến cho việc điều chỉnh, tăng, giảm quy mô của các đầu vào, kể cả những đầu vào không dễ dàng thay đổi trong một thời gian ngắn trở nên có thể thực hiện được. Mặt khác, khi doanh nghiệp tin tưởng rằng, xu hướng gia tăng hay giảm sút trong  nhu cầu về loại hàng hóa mà nó đang kinh doanh là ổn định trong một thời gian dài, nó có thể yên tâm đầu tư thêm hay thu hẹp quy mô của những đầu vào loại này. Vì thế, trong dài hạn, về nguyên tắc, mọi yếu tốđầu vào đều có thể thay đổi được.


Sự phân chia ngắn hạn và dài hạn chỉ có tính tương đối và nó phụ thuôc vào tính chất kỹ thuật của từng ngành. Một năm có thể là khoảng thời gian dài hạn đối với doanh nghiệp sản xuất gạch thủ công, song lại là thời gian ngắn đối với công ty thủy điện.


Vì thời gian điều chỉnh các đầu vào của các doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn là khác nhau, nên quyết định của chúng trong ngắn hạn cũng có thể khác trong dài hạn. Chẳng hạn, trong một thời gian ngắn, các khoản thua lỗ có thểđược doanh nghiệp chấp nhận và công việc kinh doanh vẫn được duy trì, trong khi các khoản thua lỗ dài hạn buộc doanh nghiệp phải tính đến việc rời khỏi lĩnh vực đang kinh doanh. Vì thế, cần phân biệt chi phí ngắn hạn và chi phí dài hạn.


Chi phí ngắn hạn: Trong ngắn hạn, do bị ràng buộc bởi một số yếu tốđầu vào không thay đổi được, nên một số chi phí của doanh nghiệp là cốđịnh.


Chi phí cố định (FC) là khoản chi phí không phụ thuộc vào mức sản lượng. Khi sản lượng tăng hay giảm, chi phí cốđịnh vẫn không thay đổi. Ví dụ, một doanh nghiệp hàng tháng phải trả 100 triệu đồng tiền thuê mặt bằng và nhà xưởng để sản xuất. Hợp đồng thuê này kéo dài trong hai năm. Vậy thì trong khoảng thời gian này, dù doanh nghiệp không sản xuất gì (sản lượng bằng không), sản xuất nhiều hay ít (tất nhiên, trong giới hạn chưa phải thuê thêm mặt bằng, nhà xưởng mới), nó vẫn phải trả 100 triệu đồng tiền thuê những yếu tốđầu vào trên. Khoản 100 triệu đồng tiền thuê đó là một khoản chi phí cốđịnh.


          Ngoài chi phí cốđịnh, các chi phí khác tăng hay giảm tùy theo mức sản lượng sản xuất. Những chi phí phụ thuộc vào sản lượng như thế gọi là chi phí biến đổi (VC). Những loại chi phí về nguyên, nhiên, vật liệu hay tiền lương, nói chung là chi phí biến đổi. Sản lượng sản xuất ra càng lớn, lượng đầu vào này được sử dụng càng nhiều, chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra càng cao. Vì vậy, trong khi chi phí cốđịnh độc lập với mức sản lượng, chi phí biến đổi lại được coi là một hàm của sản lượng. Đây cũng là một hàm đồng biến, thể hiện quan hệ thuận giữa qVC. Sản lượng càng tăng thì chi phí biến đổi càng lớn và ngược lại.


 Như vậy, trong ngắn hạn, tổng chi phí bằng các chi phí cốđịnh cộng các chi phí biến đổi: TC = FC + VC. Vì độc lập với sản lượng, đường chi phí cốđịnh được thể hiện như một đường nằm ngang, song song với trục hoành, trục biểu thị các mức sản lượng.



Trong khi đó, do VC = TCFC nên đường chi phí biến đổi có hình dáng y hệt nhưđường tổng chi phí. Nó chính là đường tổng chi phí tịnh tiến song song xuống dưới một đoạn chính bằng FC. Vì khi sản lượng bằng 0, chi phí biến đổi cũng bằng không, nên đường chi phí biến đổi có điểm xuất phát chính từ gốc tọa độ.



Các thước đo TC, FCVCđều đo chi phí theo một khối lượng sản phẩm nhất định. Cũng nhưATCđo chi phí bình quân chung cho mỗi đơn vị sản phẩm, ta có thể tính chi phí cốđịnh FC và chi phí biến đổi VC một cách bình quân cho mỗi đơn vị sản lượng.


Chi phí cố định bình quân (AFC) là chi phí cốđịnh tính đều cho mỗi đơn vị sản lượng:



Mặc dù FC là hằng số, độc lập với sản lượng q, song AFC lại là một đại lượng phụ thuộc vào q. Khi q càng lớn, chi phí cốđịnh bình quân càng nhỏ. Đường AFC có xu hướng tiệm cận dần với trục hoành.



Chi phí biến đổi bình quân (AVC) là chi phí biến đổi tính đều cho mỗi đơn vị sản lượng:  AVC = VC / q.


Vì đường chi phí biến đổi VC có hình dáng tương tự nhưđường tổng chi phí TC nên đường chi phí biến đổi bình quân AVC cũng có hình dáng chữ U nhưđường chi phí bình quân ATC. Đương nhiên, ở mỗi mức sản lượng q, AVC nhỏ hơn ATC, nên đường AVC phải nằm dưới đường ATC. Khoảng cách giữa hai đường này chính là AFC. Mối quan hệ này có thể biểu diễn qua công thức:  ATC = TC/q = FC/q + VC/q = AFC + AVC.



Ởtrên, ta đã biết rằng đường chi phí biên MCluôn luôn đi qua  điểm ATCtối thiểu của đường ATC. Quan hệtương tựcũng tồn tại giữa  đường chi phí biên MCvới đường chi phí biến đổi bình quân. Đường MC cũng luôn luôn cắt đường AVCtại điểm AVCtối thiểu. Có thểdùng cách  tương tựnhưcách chứng minh MCcắt ATCtại điểm ATCtối thiểu đểgiải  thích điều này.



Chi phí dài hạn


Trong dài hạn, doanh nghiệp có khả năng thay đổi tất cả các yếu tốđầu vào. Vì thế, các đường chi phí dài hạn có những đặc điểm khác với các đường chi phí ngắn hạn. Nói chung, các thước đo chi phí (tổng chi phí, chi phí bình quân, chi phí biên) được sử dụng trong ngắn hạn đều có thể sử dụng cả trong dài hạn. Vì vậy, khi cần phân biệt chúng với nhau, người ta dùng thêm chữSđể biểu thị các chi phí ngắn hạn và Lđể biểu thị các chi phí dài hạn.


Trước hết, trong dài hạn, không tồn tại các chi phí cốđịnh. Điều này liên quan đến định nghĩa về khoảng thời gian dài hạn. Do mọi yếu tố liên quan đến các đầu vào đều có thể thay đổi được nên trong dài hạn, mọi chi phí đều là chi phí biến đổi. Nói cách khác, tổng chi phí dài hạn


(LTC) bằng tổng chi phí biến đổi dài hạn (LVC): LTC = LVC hay LFC = 0.


Thứ hai, tại mỗi mức sản lượng, các chi phí (tổng và bình quân) dài hạn thường nhỏ hơn hoặc bằng các chi phí ngắn hạn tương ứng:


LTC STC


LATC SATC


Có thể giải thích đơn giản điều khẳng định này như sau: trong dài hạn, vì không bị cột chặt vào một số yếu tốđầu vào cốđịnh, nên khi sản xuất một khối lượng sản phẩm q, doanh nghiệp có thể lựa chọn được quyết định tương đối tối ưu hơn so với trong ngắn hạn. Chẳng hạn, hãy xét thước đo tổng chi phí. Để có thể sản xuất một mức sản lượng q, doanh nghiệp có khả năng tìm kiếm các kết hợp đầu vào tốt nhất để tối thiểu hóa chi phí. Ít nhất, nó cũng có thể lựa chọn một kết hợp đầu vào như nó đã sử dụng trong ngắn hạn. Tuy nhiên, với khả năng có thể thay đổi được cả quy mô kỹ thuật của doanh nghiệp, nó có thể có nhiều phương án lựa chọn hơn. Một khi phương án mới cho phép nó sản xuất ra cùng mức sản lượng q nhưng với tổng chi phí thấp hơn so với quyết định ngắn hạn, các kết hợp đầu vào như trong ngắn hạn sẽ không được lựa chọn. Điều đó giải thích tại sao tổng chi phí dài hạn lại thấp hơn hoặc bằng tổng chi phí ngắn hạn ở mỗi mức sản lượng.


Vì tại mỗi mức sản lượng, LTC luôn nhỏ hơn hoặc bằng STC nên LATC hay LTC/q cũng luôn nhỏ hơn hoặc bằng SATC hay STC/q. Để có thể mô tả các đường chi phí bình quân ngắn hạn và dài hạn trên một đồ thị, ta nhớ rằng, mỗi đường chi phí bình quân ngắn hạn (SATC) thể hiện các mức chi phí bình quân khác nhau tương ứng với các mức sản lượng khác nhau, trong điều kiện doanh nghiệp bị gắn cốđịnh với một số yếu tốđầu vào không điều chỉnh được. Còn đường chi phí bình quân dài hạn (LATC) mô tả các mức chi phi bình quân tương ứng với các mức sản lượng, trong điều kiện doanh nghiệp có thể lựa chọn tự do các yếu tốđầu vào để tìm kiếm các kết hợp đầu vào tốt nhất cho mục đích tối thiểu hóa chi phí. Khi sản lượng cần sản xuất còn nhỏ, (ví dụ, q = q1), người ta chỉ có thểđầu tư xây dựng những nhà máy với quy mô kỹ thuật (nhà xưởng, hệ thống máy móc hay dây chuyền sản xuất) tương đối nhỏ. Khi quy mô kỹ thuật này là cốđịnh, ta có thể vẽđược một đường chi phí bình quân ngắn hạn SATC1 thể hiện các mức chi phí bình quân khác nhau tại các mức sản lượng khác nhau. Nếu tại sản lượng q1, quy mô kỹ thuật trên với các kết hợp đầu vào khác là thích hợp nhất để tối thiểu hóa chi phí, nó sẽđược doanh nghiệp lựa chọn trong cả phương án dài hạn. Nói cách khác, tại sản lượng q1, chi phí bình quân dài hạn bằng chi phí bình quân ngắn hạn (bằng SATC1 tại mức sản lượng q1). Điều đó thể hiện ởđiểm A như một điểm vừa nằm trên đường SATC1, vừa nằm trên đường LATC. Ở mức sản lượng cao hơn q2, nếu việc mở rộng quy mô kỹ thuật cho phép doanh nghiệp có được sự lựa chọn tối ưu hơn thì quy mô kỹ thuật ban đầu không phải là quy mô thích hợp cho dài hạn. Doanh nghiệp sẽ lựa quy mô kỹ thuật mới để sản xuất sản lượng q2 sao cho tổng chi phí và chi phí bình quân là thấp nhất. Rõ ràng, tại sản lượng q2, cũng như các mức sản lượng khác, SATC1 sẽ cao hơn LATC. Lập luận tương tự, nếu coi SATC2 là đường chi phí bình quân ngắn hạn ứng với quy mô kỹ thuật mới nói trên, thì tại sản lượng q2, chi phí bình quân dài hạn LATC lại bằng chi phí bình quân ngắn hạn SATC2 (trên đồ thịđiều này thể hiện ởđiểm B), mặc dù tại các mức sản lượng khác, SATC2 sẽ có giá trị cao hơn so với LATC. Như thế, tại mỗi mức sản lượng, LATC nhỏ hơn hoặc bằng SATC và đường LATCđược xem như một đường bao bọc phía dưới các đường SATC.



4. Lợi thế và bất lợi thế kinh tế của quy mô


Lợi thế kinh tế theo quy mô: thể hiện khoảng sản lượng mà ởđó, càng tăng sản lượng thì chi phí bình quân dài hạn càng giảm. Trong miền sản lượng này, sản xuất với quy mô lớn hơn tỏ ra có ưu thế hơn so với quy mô nhỏ. Khi đó, tăng quy mô sản lượng là một giải pháp để doanh nghiệp có thể hạđược chi phí bình quân dài hạn. Về mặt đồ thị, ứng với miền lợi thế theo quy mô, đường LATC có xu hướng đi xuống theo chiều tăng của sản lượng.


Tại sao lợi thế kinh tế theo quy mô lại xuất hiện? Thông thường, khi sản lượng còn nhỏ, việc tăng quy mô đầu ra có thể làm giảm chi phí bình quân dài hạn vì những lý do sau:


Thứ nhất, để sản xuất doanh nghiệp luôn luôn phải bắt đầu bằng việc sử dụng một số lượng tối thiểu các yếu tốđầu vào không thể phân chia được nào đó. Một dây chuyền sản xuất đồng bộ chỉ có thể khai thác được khi nó được sử dụng một cách nguyên vẹn. Một máy điện thoại, một nhân viên văn phòng, một chiếc ô tô, một con đường sắt v.v… là những yếu tố sản xuất mà một khi đã tồn tại thì về cơ bản, rất khó chia nhỏ. Nếu sản lượng cần tạo ra  là quá thấp, những yếu tố sản xuất trên sẽ không được sử dụng hết công suất hay năng lực. Trong trường hợp này, tăng sản lượng không làm tăng chi phí lên một cách tương ứng. Sản lượng cao hơn cho phép doanh nghiệp khai thác hiệu quả hơn các năng lực hay công suất dư thừa của các đầu vào. Trong phạm vi này, sản xuất với quy mô lớn hơn sẽ là một lợi thế: chi phí bình quân sẽ giảm xuống.


Thứ hai, quy mô sản lượng  lớn hơn cho phép doanh nghiệp khai thác được lợi thế của việc chuyên môn hóa. Lao động, máy móc phải với số lượng đủ lớn mới cho phép người ta tổ chức sử dụng chúng theo kiểu chuyên biệt. Chúng có thểđược phân bổ và được sử dụng riêng cho những khâu, những công đoạn sản xuất khác nhau mà nhờđó, năng suất của chúng có thể tăng lên. Khi sản lượng còn quá nhỏ, điều đó không xảy ra vì số lượng đầu vào được sử dụng quá thấp.


Thứ ba, trong nhiều trường hợp, việc chế tạo một chiếc máy có công suất gấp đôi lại rẻ hơn việc chế tạo hai chiếc máy có công suất nhỏ bằng một nửa chiếc máy trên. Điều đó có nghĩa là chi phí để mua một chiếc máy lớn thường nhỏ hơn mua hai cái máy nhỏ có tổng công suất là tương đương. Sản lượng phải đủ lớn mới tạo ra cơ hội để doanh nghiệp khai thác được lợi thế của chiếc máy lớn.


Thứ tư, quy mô sản lượng lớn cho phép doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí giao dịch. Khi bán một khối lượng hàng lớn hơn, chi phí đàm phán, liên lạc (qua thư từ, điện thoại, fax v.v…) không tăng tương ứng so với trường hợp bán một khối lượng hàng nhỏ hơn…


Bất lợi thế theo quy mô thể hiện khoảng sản lượng mà ởđó chi phí bình quân dài hạn sẽ tăng lên nếu sản lượng tăng. Lúc này, đường chi phí bình quân dài hạn có xu hướng đi lên.


Lợi thế kinh tế theo quy mô (cũng có thể gọi là hiệu suất tăng lên theo quy mô) chỉphát huy trong một giới hạn sản lượng nào đó. Quá một ngưỡng sản lượng nhất định, việc tăng sản lượng không còn đem lại lợi thế cho doanh nghiệp. Khi các đầu vào không còn dư thừa công suất, khi mà quá trình sản xuất không còn chia nhỏ một cách kinh tế hơn nữa thành các khâu, công đoạn khác nhau, khi mà việc sản xuất những chiếc máy công suất quá lớn trở thành tốn kém… thì việc tăng quy mô không còn giúp doanh nghiệp hạ chi phí bình quân được nữa. Vả lại, quy mô quá lớn làm gia tăng nhanh một số loại chi phí như chi phí quản lý. Bộ máy quản lý, theo đà tăng của quy mô sản lượng, sẽ ngày càng trở nên phức tạp hơn, cồng kềnh hơn. Các quyết định quản lý trở nên khó khăn hơn. Một khi những xu hướng gia tăng về chi phí lấn át các lợi thếđã phân tích trên, miền bất lợi vì quy mô xuất hiện.


Giữa hai miền lợi thế và bất lợi thế theo quy mô, có thể tồn tại một khoảng sản lượng mà ởđó chi phí bình quân dài hạn không đổi khi sản lượng tăng. Miền sản lượng này được gọi là miền hiệu suất không đổi theo quy mô. Ở phần này, đường LATC trở thành đường nằm ngang. Nó gắn với tình huống khi mà việc tăng sản lượng một mặt, vẫn cho phép doanh nghiệp khai thác được một số lợi thế hạ chi phí của quy mô lớn, song mặt khác, xu hướng gia tăng chi phí đã bắt đầu bộc lộ, đồng thời hai tác động trái chiều nhau này lại cân bằng, do đó triệt tiêu nhau.


Nói chung, lợi thế theo quy mô bộc lộ rõ khi sản lượng còn thấp. Thọat tiên, đường LATC thể hiện là một đường đi xuống. Đến một mức sản lượng nào đó, xu hướng này bắt đầu dừng lại. Mức sản lượng đó được gọi là quy mô tối thiểu có hiệu quả. Nếu tiếp tục tăng sản lượng, LATC có xu hướng đi ngang và sau đó nhanh chóng đi lên, khi miền bất lợi thế theo quy mô xuất hiện. Vì thế, vềđại thể, người ta vẫn hình dung đường LATC là một đường hình chữ U.


Previous
Next Post »