GATS có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1995, đây cũng là thời điểm WTO đi vào hoạt động.
1. Cấu trúc của GATS: Gồm 3 phần
1.1. Hiệp định chính: bao gồm 29 điều quy định các nguyên tắc, quyền và nghĩa vụ.
1.2. Phụ lục: những quy định cụ thể liên quan tới một số lĩnh vực như dịch vụ vận tải hàng không, đường biển, tài chính, viễn thông và việc đi lại của các nhà cung cấp dịch vụ.
1.3. Phần các cam kết: Trong GATS chỉ có cam kết của các nước tham gia vào vòng đàm phán Urugoay, còn các nước trở thành thành viên của WTO sau ngày 1/1/1995 thì sẽ dùng bản cam kết riêng. Những cam kết này liên quan tới việc mở cửa và tiếp cận thị trường, mỗi quốc gia khác nhau có một kiểu cam kết khác nhau, tuy nhiên các nước thuộc liên minh Châu Âu EU dùng chung một kiểu cam kết.
2. Nội dung chủ yếu của GATS:
Nội dung chủ yếu có rất nhiều điều như Nguyên tắc Tối huệ quốc, Đãi ngộ quốc gia, Độc quyền và Đặc quyền cung cấp dịch vụ, Minh bạch hóa, Mở cửa thị trường dịch vụ, Tự do hóa dần dần, Những quy định liên quan đến liên kết kinh tế v.v… Trong khuôn khổ bài học chỉ giới thiệu hai nguyên tắc cơ bản của GATS và cũng đồng thời là hai nguyên tắc cơ bản của WTO. Đó là Nguyên tắc Tối huệ quốc và Nguyên tắc Đãi ngộ quốc gia.
2.1. Nguyên tắc MFN – Most Favoured Nation (trong Điều II): Nguyên tắc tối huệ quốc.
Đối với những phương thức thuộc phạm vi điều chỉnh của hiệp định này một nước thành viên phải ngay lập tức và không điều kiện dành cho dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ của một nước thành viên sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà nước đó dành cho một nước thành viên khác bất kỳ.
Ví dụ: một quốc gia A dành cho một quốc gia B một sự đối xử thế nào thì quốc gia A cũng phải dành cho quốc gia C một sự đối xử không được kém thuận lợi mà quốc gia A dành cho B, hay nói một cách khác hai sự đối xử của A dành cho B và C phải tương đương với nhau. Ví dụ cụ thể: Hiện nay các ngân hàng nước ngoài cung cấp các dịch vụ liên quan tới ngoại tệ chưa được cho phép ở Việt Nam – giả định Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO – thì trong trường hợp này khi Ngân hàng Nhà nước (SBV) đồng ý cho Ngân hàng City Bank (của Mỹ) được cung cấp dịch vụ nhận gửi và cho vay bằng đồng ngoại tệ (Deposit $ Credit in US Dollar), trong trường hợp này nếu chiểu theo nguyên tắc MFN thì một loạt các ngân hàng như: Misubishi Bank, Tokyo Bank, ABN Ambro Bank, HFBC Bank, ANZ Bank, Standard Chater Bank (là những ngân hàng đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam), nếu như những ngân hàng này có nhu cầu và đệ trình hồ sơ lên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì SBV cũng phải cấp phép để cho tất cả các ngân hàng này được cung cấp dịch vụ cho vay và gửi bằng ngoại tệ (đồng đô la Mỹ) giống như điều mà City Bank được hưởng.
Tuy nhiên trong MFN vẫn có những ngoại lệ nhất định: Đối với trong lĩnh vực thương mại dịch vụ có hai ngoại lệ sau:
i) Ngoại lệ đối với những hiệp định về ưu đãi dịch vụ được ký kết trước khi GATS có hiệu lực.
ii) Những ưu tiên nằm trong khuôn khổ hợp tác khu vực. (giả sử với ASEAN – ta có AFAS-Asian Free Agreement on Services áp dụng trong thương mại dịch vụ, nếu dẫn chiếu ra từ ngoại lệ (ii) mà WTO cho phép thì trong khuôn khổ của AFAS khi các nước ASIAN dành cho dịch vụ cũng như các nhà cung cấp dịch vụ của nhau những ưu đãi nào đó thì việc dành ưu đãi đó của Việt Nam cũng như của các nước ASEAN khác sẽ không bị các nước nằm ngoài ASEAN kiện. Hoặc ta có khuôn khổ hợp tác khu vực khác như Liên minh Châu Âu EU, đối với Liên minh Châu Âu EU họ cũng có một chương trình chung nằm trong khuôn khổ hợp tác liên quan đến lĩnh vực thương mại dịch vụ và trong trường hợp này thì khi các nước đó dành những ưu đãi nhất định cho dịch vụ hay các nhà cung cấp dịch vụ của nhau, các nước thành viên khác nằm ngoài liên kết sẽ không có quyền kiện lên WTO nếu không được dành những ưu đãi đó.
Mỗi nước thành viên WTO cũng có quyền đưa ra những ngoại lệ MFN của mình, nhưng để những ngoại lệ đó được chấp nhận thì nó cần được (i) sự đồng ý của ít nhất 3/4 số thành viên của WTO và (ii) ngoại lệ đó sẽ được cơ quan có thẩm quyền của WTO quản lý về lĩnh vực thương mại dịch vụ (gọi là Hội đồng thương mại dịch vụ) xem xét lại theo từng năm.
2.2. Nguyên tắc NT (trong điều 17 và 18): Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia.
Các nước thành viên phải giành cho dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ của các nước thành viên khác ngay lập tức và vô điều kiện sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà nước đó dành cho dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ tương tự trong nước.
Nếu chiểu theo Nguyên tắc NT, thì khi quốc gia A dành cho dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ của mình sự đối xử như thế nào thì quốc gia A cũng phải dành cho dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ tương tự của quốc gia B một sự đối xử không được kém thuận lợi hơn mà quốc gia A dành cho dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ tương tự của mình.
Nếu trong MFN được thể hiện ở điểm là các quan hệ đối ngoại là bình đẳng, thì ở NT được thể hiện ở điểm quan hệ đối nội và quan hệ đối ngoại là bình đẳng với nhau. Hai nguyên tắc trên trong WTO được gọi chung bằng một tên là: Non discoumination – không phân biệt đối xử.
Tuy nhiên phải lưu ý “Dịch vụ tương tự”: Nếu chỉ nói dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ thôi thì người ta có thể chỉ hiểu đó là “dịch vụ bất kỳ” – nghĩa là chỉ hiểu là dịch vụ chung chung. Theo tiếng Anh có hai từ: “Service” và “Services” ; “Service” được hiểu là dịch vụ nói chung; còn trong GATS sử dụng từ “Services” là cụ thể hóa từng loại dịch vụ. Giả sử Dịch vụ tài chính, nhưng trong Tài chính ta có nhiều loại dịch vụ nhỏ “Services”. Ví dụ: Nhà nước Việt Nam có một quy định như sau: Tất cả các nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động khi mới gia nhập thị trường sẽ được hưởng mức thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi là 0% trong vòng 5 năm đầu kể từ khi gia nhập thị trường. Bây giờ ta có một nhà cung cấp thông tin dịch vụ di động mới là Công ty Viễn thông Điện lực – E Telecom. Trong trường hợp này khi Nhà nước đã ban hành một chính sách như vậy thì tự động Công ty Viễn thông Điện lực sẽ được hưởng mức thuế ưu đãi trong vòng 5 năm đầu kể từ khi gia nhập thị trường là 0%. Cùng thời điểm mà E-Telecom cung cấp dịch vụ thì cũng có một nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động của Mỹ là Sprint tham gia vào thị trường Việt Nam, trong trường hợp này nếu dẫn chiếu theo nguyên tắc NT thì Sprint cũng sẽ được hưởng mức thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi trong vòng 5 năm đầu là 0%. Tuy nhiên điều đó chỉ diễn ra khi Sprint cung cấp dịch vụ có tên là “dịch vụ thông tin di động” mà thôi, còn nếu như Sprint lại cung cấp dịch vụ khác cũng là dịch vụ viễn thông nhưng lại là “dịch vụ gọi điện thoại đường dài quốc tế với giá rẻ – VOIP” thì trong trường hợp này Print không có quyền được đòi hỏi ưu đãi về thuế giống như E-Telecom.
EmoticonEmoticon