Tối đa hóa độ thỏa dụng của người tiêu dùng


Hãy xem xét hình 3.12.  Những điểm mà người tiêu  dùng không thể  đạt  được là  những điểm nằm ởphía ngoài  đường ngân sách AB. Có thể đây là những điểm nằm trên  các đường bàng quan có giá trị thỏa dụng cao, song người tiêu  dùng không thểlựa chọn được.  Giới hạn ngân sách không cho phép anh ta (hay chịta) mua sắm những  giỏhàng hóa nhưvậy. Nhưvậy, điểm lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng  trước tiên phải nằm trong những điểm khảthi, tức là một điểm nằm trong  miền ràng buộc ngân sách. Tuy nhiên, có thểthấy rằng, điểm tối ưu (thể hiện giỏhàng hóa cho phép tối đa hóa độthỏa dụng của người tiêu dùng)  phải thỏa mãn các điều kiện sau: Thứnhất, đó phải là một điểm nằm trên  đường ngân sách AB. Nếu nó là một điểm nằm trong đường ngân sách,  nhưta đã biết, thu nhập của người tiêu dùng chưa được sửdụng hết. Khi  đó, dùng nốt sốthu nhập dưthừa mua thêm hàng hóa đểtiêu dùng, theo  nguyên tắc “thích nhiều hơn ít”, độthỏa dụng của anh ta (hay chịta) sẽ tăng lên. Nhưthế, điểm nằm trong đường ngân sách không thể đem lại  cho người tiêu dùng độthỏa dụng tối đa. Thứhai, điểm đó phải nằm trên  một đường bàng quan cao nhất có thể. Điều này là hiển nhiên vì nếu còn  một điểm nào đó khảthi mà lại nằm trên một đường bàng quan khác cao  hơn, thì điểm trước đó chưa phải là điểm tối ưu. Chuyển đến một đường  bàng quan cao hơn trong phạm vi có thể(do ngân sách ràng buộc) là  hướng đểngười tiêu dùng tăng độthỏa dụng của mình. Kết hợp hai nhận  xét này, chúng ta có thểthấy được điểm tối ưu mà người tiêu dùng lựa  chọn phải là điểm nào.



Ta xét 3 đường bàng quan có tính chất đại diện, thểhiện sởthích  của người tiêu dùng. Đường U1 nằm hoàn toàn ởphía ngoài đường ngân  sách, do đó, người tiêu dùng không thểlựa chọn bất cứgiỏhàng hóa nằm  trên một đường bàng quan kiểu nhưvậy. Đường U3, thấp hơn đường U1 và cắt đường ngân sách ABtại hai điểm, chẳng hạn như Cvà D. Điểm C chưa phải là điểm tối ưu, vì độthỏa dụng mà nó mang lại chỉngang bằng  với một điểm như điểm H, nằm trên đường U3song lại ởphía trong  đường ngân sách. Lựa chọn Hsẽtốt hơn C, vì đểcó H, người tiêu dùng  không cần phải sửdụng hết thu nhập I. Từ C, nếu ta trượt theo đường  ngân sách (hướng sang phải, nếu Clà điểm cắt ởphía bên trái, và ngược  lại), ta vẫn đạt được điểm khảthi (vẫn nằm trên đường ngân sách) nhưng  lại tiến đến một đường bàng quan cao hơn. Chỉkhi nào ta tiến đến điểm  E, nơi mà một đường bàng quan nào đó, chẳng hạn như U2, tiếp xúc với  đường ngân sách AB, ta mới đạt đến một đường bàng quan cao nhất, có ít  nhất một điểm vẫn thuộc miền ràng buộc ngân sách. Điểm Echính là  điểm tối ưu đối với người tiêu dùng.


Điểm tối ưu, tức điểm biểu thịgiỏhàng hóa đem lại cho người tiêu  dùng độthỏa dụng tối đa, chính là điểm tiếp xúc giữa đường ngân sách  với một đường bàng quan nào đó.


Khi lựa chọn giỏhàng hóa Etối ưu, điều đó hàm nghĩa: người tiêu  dùng sẽmua x* đơn vịhàng hóa X, y* đơn vịhàng hóa Y cho nhu cầu  tiêu dùng của mình.


Tại điểm E tối ưu, độdốc của đường bàng quan U2bằng độdốc  của đường ngân sách. Tại đó, MRS= PX/ PY.. Cũng là nằm trên đường  ngân sách, song tại điểm C(nằm ởbên trái điểm E, biểu thịtrạng thái  theo đó giỏhàng hóa Cbao gồm nhiều hàng hóa Y nhưng lại ít hàng hóa  X hơn so với giỏhàng hóa E) đường bàng quan tỏra dốc hơn đường ngân  sách. Nói cách khác, tại C, ta có MRS> PX/ PY. Khi tỷlệthay thếbiên  lớn hơn tỷsốgiá cảnhưtrên, vềmặt sởthích, người tiêu dùng đang sẵn  sàng hy sinh một lượng hàng hóa Y nhiều hơn đểcó thêm được một đơn  vịhàng hóa X so với tỷlệ đánh đổi trên thịtrường. Ví dụ, nếu tại C, do  đang có nhiều hàng hóa Y, người tiêu dùng sẵn sàng hy sinh 4 đơn vị hàng hóa Y đểcó thêm một đơn vịhàng hóa X mà vẫn giữnguyên độ thỏa dụng. Trong khi đó, nếu giá hàng hóa X chỉcao gấp đôi giá hàng hóa  Y thì điều đó cũng có nghĩa là: trên thịtrường, chỉcần dùng 2 đơn vị hàng hóa Y là có thể đổi được một đơn vịhàng hóa X. Lúc này, lợi ích  của việc tiêu dùng thêm vềhàng hóa X lớn hơn chi phí của nó (tiêu dùng  thêm 1 đơn vịX đem lại cho người tiêu dùng một sựthỏa mãn tương  đương với việc tiêu dùng 4 đơn vịY, song theo tỷlệtrao đổi trên thị trường, anh ta (hay chịta) chỉphải hy sinh 2 đơn vịY). Đó là lý giải thích  tại sao người tiêu dùng sẽtiếp tục di chuyển theo hướng từ C đến Edọc  theo đường ngân sách. Trên hình 3.12, vì điểm Dnằm ởphía bên phải  của điểm E, nó thểhiện một giỏhàng hóa gồm nhiều hàng hóa X và ít  hàng hóa Y hơn so với giỏhàng hóa E. Tại D, dễdàng nhận thấy là tỷlệ thay thếbiên nhỏhơn tỷsốgiá cả: MRS< PX / PY. Tại đó, vì tỷlệtrao đổi  trên thịtrường đểcó thêm một đơn vịhàng hóa X lớn hơn tỷlệ đánh đổi  của người tiêu dùng thuần túy vềphương diện sởthích, người này có xu  hướng cắt giảm lượng tiêu dùng vềhàng hóa X. Anh ta (hay chịta) sẽdi  chuyển trởlại sang bên trái dọc theo đường ngân sách từ điểm D đến E.  Tại E, khi tỷlệ đánh đổi giữa X và Y vềphương diện sởthích của người  tiêu dùng bằng đúng tỷlệtrao đổi trên thịtrường, người tiêu dùng không  có khảnăng thay đổi đểgia tăng độthỏa dụng. Chính vì thếgiỏhàng hóa  Elà tối ưu, nó đem lại cho người tiêu dùng một độthỏa dụng lớn nhất.

Previous
Next Post »