Sự thay đổi trong điểm lựa chọn của người tiêu dùng



Sự phân tích ở trên cho thấy: với mục tiêu tối đa hóa độ thỏa dụng, người tiêu dùng sẽ lựa chọn giỏ hàng hóa nằm trên đường bàng quan cao nhất trong giới hạn ngân sách của mình. Những yếu tố quy định sự lựa chọn này chính là thu nhập, giá cả các hàng hóa, sở thích của người tiêu dùng. Khi những yếu tố này thay đổi, đương nhiên, điểm lựa chọn của anh ta (hay chị ta) sẽ thay đổi.


–                    Trường hợp thu nhập thay đổi 


Nhưmô tảtrên hình 3.13, từ đường ngân sách ban đầu AB, người  tiêu dùng sẽcó một đường ngân sách mới A’B’khi thu nhập tăng. Trước  kia, Elà điểm lựa chọn tối ưu của người này. Với đường ngân sách mới,  điểm tối ưu không còn là Emà là E’, nơi mà đường ngân sách A’B’tiếp  xúc với một đường bàng quan U2 nào đó (đường bàng quan U1là  đường bàng quan chứa điểm E).  Vì A’B’nằm ngoài AB,  đường  bàng quan U2cũng nằm ngoài  đường bàng quan U1và biểu thị độthỏa dụng cao hơn. Nếu cảX  lẫn Y đều là những hàng hóa  thông thường, khi thu nhập tăng,  cảX lẫn Y đều được tiêu dùng  nhiều hơn. Điểm E’sẽvừa nằm  bên phải, vừa nằm phía trên  điểm E. Nếu một trong hai hàng  hóa này (chẳng hạn hàng hóa X)  là hàng thứcấp, điểm E’sẽnằm  trên song ởphía bên trái điểm E. Trong trường hợp này, thu nhập tăng  khiến người tiêu dùng giảm mức tiêu dùng vềhàng hóa X và tăng mạnh  mức tiêu dùng vềhàng hóa Y.



–                    Trường hợp giá cả thay đổi


Giá cả hàng hóa thay đổi một mặt, tác động đến giá tương đối giữa hai hàng hóa thay đổi, mặt khác, lại thường làm cho thu nhập thực tế của người tiêu dùng thay đổi. Hai tác động này diễn ra đồng thời khiến cho đường ngân sách của người tiêu dùng xoay và dịch chuyển khỏi vị trí ban đầu, và làm cho người tiêu dùng thay đổi điểm lựa chọn tối ưu của mình. Đểđơn giản hóa, chúng ta chỉ xét trường hợp giá hàng hóa X thay đổi, giá hàng hóa Y cũng như các yếu tố khác như thu nhập và sở thích của người tiêu dùng vẫn giữ nguyên. Về nguyên tắc, các trường hợp thay đổi giá cả khác có thểđược phân tích theo một phương pháp tương tự.


Hãy nhìn vào hình 3.14. Đường AB là đường ngân sách ban đầu tương ứng với các mức thu nhập I, và các mức giá PX1, PYđã biết. Một sở thích nhất định của người tiêu dùng  ngầm định anh ta (hay chị ta) có một tập hợp các đường bàng quan xác định nào đó. Điểm E là điểm lựa chọn ban đầu của người tiêu dùng. Nó là tiếp điểm của đường AB với đường bàng quan U1. Giả sử giá của hàng hóa X hạ xuống và mức giá mới là PX2. Đường ngân sách AB xoay ra phía ngoài thành đường AC. Bây giờđiểm lựa chọn mới tối ưu của người tiêu dùng là điểm F, nơi mà đường ngân sách AC tiếp xúc với một đường bàng quan U2 nào đó. Quá trình đi từEđến F là kết quả toàn bộ của sự kiện: giá hàng hóa X hạ xuống. Tuy nhiên, việc PXhạ, một mặt làm cho mức giá tương đối PX/ PY giảm, hàng hóa X trở nên rẻđi một cách tương đối so với hàng hóa Y; mặt khác, làm thu nhập thực tế của người tiêu dùng tăng lên. Như vậy, nếu sự thay đổi thu nhập I chỉ gây ra tác động về mặt thu nhập thực tế, thì sự thay đổi trong mức giá của các hàng hóa lại gây ra cả tác động thu nhập lẫn tác động thay thế.


+Tác động thay thế: là tác động bắt nguồn từ việc thay đổi trong mức giá tương đối giữa các hàng hóa. Sự thay đổi này khiến cho người tiêu dùng thay đổi điểm lựa chọn theo hướng: thay thế một phần hàng hóa đã trở nên đắt hơn một cách tương đối bằng hàng hóa đã trở nên rẻđi một cách tương đối.


+Tác động thu nhập: là tác động bắt nguồn từ sự thay đổi của thu nhập thực tế. Sự thay đổi này khiến người tiêu dùng có khuynh hướng sử dụng nhiều hơn hay ít hơn một loại hàng hóa nào đó, tùy theo nó được coi là hàng hóa thông thường hay hàng hóa thứ cấp.


Làm thế nào để có thể tách biệt được hai tác động này với nhau? Hãy vẽ một đường ngân sách giảđịnh MN, sao cho đường này song song với đường ngân sách AC (đường ngân sách mới) nhưng lại tiếp xúc với đường bàng quan ban đầu U1 tại điểm H. Đường MN song song với AC cho chúng ta thấy độ dốc của nó chính bằng độ dốc của AC, phản ánh mức giá tương đối mới giữa các hàng hóa sau khi giá hàng hóa X giảm. Điểm EH cùng nằm trên một đường bàng quan U1 nên chúng đem lại cho người tiêu dùng một độ thỏa dụng như nhau, hay một mức sống như nhau. Có thể coi hai điểm này biểu thị cùng một thu nhập thực tếđối với người tiêu dùng. Vậy sự di chuyển từEđến H chính là sự di chuyển từ một điểm tối ưu trong điều kiện mức giá tương đối cũđến một điểm tối ưu khác tương ứng với mức giá tương đối mới mà vẫn giữ nguyên mức thu nhập thực tế. Sự di chuyển đó là kết quả của tác động thay thế. Còn sự di chuyển từđiểm Hđến điểm F chỉ phản ánh sự thay đổi của thu nhập thực tế thuần túy: đường MNAC biểu hiện cùng một mức giá tương đối, song lại biểu hiện các mức thu nhập thực tế khác nhau. Điểm H nằm trên đường MN gắn với mức thu nhập cũ, còn điểm F nằm trên đường AC gắn với mức thu nhập mới, tăng lên do giá hàng hóa X hạ xuống. Vì thế, từHđến F là kết quả của tác động thu nhập. Tổng  hợp lại cả tác động thay thế và tác động thu nhập, rốt cục, khi PX giảm, điểm lựa chọn của người tiêu dùng đi từEđến F.


Để thấy rõ tác động thay thế, tác động thu nhập và tác động tổng hợp của việc giá hàng hóa X hạđối với mức cầu về một loại hàng hóa như X, ta chỉ cần xem xét các hoành độx1, x2 x3 của các điểm E, HF. Mức cầu  tăng lên từx1 lên x2 là kết quả của tác động thay thế: giá hàng hóa Y trở nên đắt hơn một cách tương đối đã khiến người tiêu dùng thay thế một phần Y bằng X. Mức cầu tăng từx2 lên x3 là kết quả của tác động thu nhập: thu nhập thực tế tăng khiến người tiêu dùng mong muốn mua nhiều hàng hóa X hơn. Điều này chỉđúng nếu X là hàng hóa thông thường. Trong trường hợp X là hàng hóa thứ cấp, tác động thu nhập đem lại kết quả ngược lại: thu nhập thực tế tăng sẽ làm giảm cầu về hàng hóa và khi đó, x3 sẽ nhỏ hơn x2.


Như vậy, khi giá hàng hóa X giảm, nếu X là hàng hóa thông thường, vì kết quả của tác động thay thế và tác động thu nhập cùng làm cầu về hàng hóa này tăng lên (hai tác động diễn ra theo cùng một chiều), nên có thể chắc chắn kết luận được về tác động toàn bộ hay tổng hợp: mức cầu về hàng hóa X tăng khi giá hàng hóa X giảm. Nếu hàng hóa X là hàng hóa thứ cấp, hai tác động này đem lại những kết quả ngược chiều nhau. Khi giá hàng hóa X hạ, tác động thay thế luôn làm mức cầu về hàng hóa X tăng nhưng tác động thu nhập lại làm mức cầu về hàng hóa này giảm. Về lý thuyết, chúng ta không thể khẳng định chắc chắn được rằng: liệu khi giá hàng hóa X hạ, mức cầu về X như là kết quả tổng hợp của hai tác động trên là tăng hay giảm. Kết cục nào xảy ra tùy thuộc vào việc tác động nào mạnh hơn. Trong những khả năng có thể xảy ra, ta có thể hình dung trường hợp mà ởđó, tác động thu nhập tỏ ra mạnh hơn tác động thay thế. Khi đó, giá hàng hóa (thứ cấp) X giảm, rốt cục, lại làm mức cầu chung về hàng hóa này giảm. Đường cầu về một hàng hóa như vậy sẽ là đường dốc lên, phản ánh sự vận động cùng chiều của mức giá và lượng cầu. Hàng hóa có tính chất đặc biệt như vậy được gọi là “hàng hóa Giffen”. Nếu tồn tại, hàng Giffen phải là hàng hóa thứ cấp, mặc dù không phải mọi hàng hóa thứ cấp đều là hàng Giffen. Các nhà kinh tế, nói chung, không tin vào sự tồn tại của hàng hóa Giffen trên thực tế. Đối với hàng hóa thứ cấp, có lẽ tác động thu nhập do giá thay đổi thường nhỏ khi mà tỷ trọng chi tiêu về hàng hóa này trong ngân sách của người tiêu dùng chỉ chiếm một vị trí khiêm tốn.



Ảnh hưởng của việc thay đổi trong mức giá hàng hóa X không  dừng lại ởnhững thay đổi trong lượng cầu vềhàng hóa X, mà còn thể hiện cả ởnhững thay đổi trong lượng cầu vềhàng hóa Y. Khi giá hàng  hóa X hạxuống, tác động thay thếlàm cho lượng cầu vềhàng hóa Y  giảm xuống. Trong khi đó, do thu nhập thực tếtăng lên nên tác động thu  nhập làm cho lượng cầu vềhàng hóa Y tăng, nếu Y là hàng hóa thông  thường và giảm nếu Y là hàng hóa thứcấp. (Chú ý rằng, chỉkhi ít nhất,  một trong hai hàng hóa  mà chúng ta phân tích là  hàng hóa thông thường  thì xem xét của chúng ta  mới có ý nghĩa). Nếu X  là hàng hóa thông  thường và Y là hàng  hóa thứcấp, khi giá  hàng hóa X hạ, mức cầu  chung vềhàng hóa Y  chắc chắn giảm do ảnh  hưởng cùng chiều của cảtác động thay thếlẫn tác động thu nhập. Độco giãn theo giá chéo của  cầu vềhàng hóa Y khi giá X thay đổi là dương. Trong trường hợp Y là  hàng hóa thông thường, nếu tác động thay thếlà mạnh (X và Y là những  hàng hóa dễdàng thay thếcho nhau vì có công dụng gần gũi nhau), tác  động thu nhập tương đối yếu, tác động toàn bộcủa việc giá hàng hóa X  hạlàm cho lượng cầu vềhàng hóa Y giảm. Trong trường hợp này, độco  giãn của cầu vềY theo giá chéo cũng dương. Ngược lại, nếu tác động  thay thếtỏra là yếu ớt (các hàng hóa X, Y khó thay thếcho nhau) so với  tác động thu nhập, khi giá hàng hóa X hạ, mức cầu chung vềhàng hóa Y  sẽtăng. Khi này, độco giãn của cầu vềY theo giá chéo (giá hàng hóa X)  là sốâm.



-  Trường hợp thay đổi về sở thích  


Sởthích của người tiêu dùng cũng có thểthay đổi, mặc dù nó  thường ổn định trong một khoảng thời gian nhất định. Sựthay đổi này  phản ánh những chuyển biến trong cách nhìn nhận, đánh giá, hay thái độ của người tiêu dùng vềý nghĩa của một loại hàng hóa đối với cuộc sống  của anh ta (hay chịta). Khi khoa học càng ngày càng nhấn mạnh đến tầm  quan trọng của rau và hoa quảtrong cơcấu bữa ăn, thái độcủa nhiều  người tiêu dùng đối với việc sửdụng các hàng hóa này sẽthay đổi. Cách  ăn mặc, sinh hoạt của các ngôi sao điện ảnh có tác động không nhỏ đối  với công chúng tiêu dùng,  những người coi những  ngôi sao này là “thần  tượng”.  Khi  sởthích thay  đổi, hình dạng và vịtrí các  đường bàng quan của  người tiêu dùng sẽtrởnên  khác trước. Với  đường  ngân sách nhưcũ(phản  ánh các  điều kiện thị trường, thu nhập của người  125 tiêu dùng vẫn giữnguyên), điểm lựa chọn nhằm mục tiêu tối đa hóa độ thỏa dụng của người tiêu dùng cũng sẽ thay đổi. Ví dụ, vì một lý do nào  đó, hàng hóa X giờ đây được người tiêu dùng ưa chuộng hơn hẳn trước.  Hình dáng các đường bàng quan trởnên dốc đứng hơn. Đường ngân sách  cũsẽtiếp xúc với một đường bàng quan nào đó thuộc hệcác đường bàng  quan mới ởmột điểm mới, có xu hướng lệch sang phía bên phải. Người  tiêu dùng có mức cầu vềhàng hóa X nhiều hơn, và do đó phải hy sinh  mức tiêu dùng vềcác hàng hóa khác (hình 3.15).

Previous
Next Post »