Các biện pháp khắc phục tình trạng thông tin bất cân xứng


1. Cơ chế phát tín hiệu


Bên có nhiều thông tin có thể phát tín hiệu đến những bên ít thông tin một cách trung thực và tin cậy. Với việc phát tín hiệu này, người bán những sản phẩm chất lượng cao phải sử dụng những biện pháp được coi là quá tốn kém với người bán hàng hóa chất lượng thấp. Đối với thị trường hàng hoá, để giao dịch được hiệu quả thì người bán cần đảm bảo sản phẩm tốt, khẳng định được uy tín, chất lượng của mình. Còn người mua thì sử dụng các biện pháp để tăng cường thông tin cho mình như tìm hiểu qua dịch vụ đánh giá và xếp hạng, hỏi những người tiêu dùng trước hay dùng thử sản phẩm. Từ đó, giảm dần tình trạng thông tin bất cân xứng gây thiệt hại cho cả hai bên.


2. Cơ chế sàng lọc


Bất cứ hàng hóa nào cũng đều có những đặc tính khác nhau như chất lượng khác nhau, mẫu mã khác nhau nên cần phải phân loại chúng. Đối với thị trường hàng hoá, cần phải phân loại kĩ các sản phẩm theo chất lượng, mẫu mã, độ đáng tin cậy rõ ràng thông qua các cuộc kiểm định, kiểm chứng của các cơ quan chức năng. Từ đó, có những mức giá hợp lý đối với các sản phẩm, củng cố lòng tin cho người tiêu dùng và giúp bảo vệ những sản phẩm có chất lượng tốt trước sự xâm nhập của sản phẩm có chất lượng kém.


3. Cơ chế giám sát


Cơ chế giám sát được áp dụng nhằm mục đích kiểm soát tâm lý ỷ lại. Chính phủ cần cho các cơ quan chức năng đi kiểm tra định kì để phát hiện ra những sản phẩm kém chất lượng, ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng cũng như khuyến cáo cho người tiêu dùng biết những sản phẩm chứa chất gây hại. Đồng thời, chính phủ cần phải đưa ra những biện pháp xử phạt hợp lí đối với những sản phẩm có chất lượng kém nhưng vẫn bán giá cao trên thị trường, gây ra hiện tượng lựa chọn ngược. Về phía bản thân doanh nghiệp, người ủy quyền cần tạo ra động cơ khuyến khích vật chất và phi vật chất để cho mục tiêu của người thừa hành phù hợp với mục tiêu của mình như thiết kế hệ thống kiểm tra, lấy phiếu tín nhiệm định kì và có chế độ lương thưởng phù hợp.

Previous
Next Post »