Các hình thức của liên kết kinh tế quốc tế nhỏ



1. Căn cứ vào vốn pháp định


Công ty đa quốc gia (Multinational Corporation – MNC): là công ty quốc tế mà vốn pháp định của công ty mẹ thuộc quyền sở hữu của các nhà tư bản thuộc hai hay nhiều quốc gia khác nhau và có mạng lưới công ty con ở nước ngoài.


Ví dụ: Công ty Unilever (Anh – Hà Lan), Dell, Philips…


Công ty xuyên quốc gia (Transnational Corporation – TNC): là công ty mà vốn pháp định của công ty mẹ thuộc cùng một nước, còn đi vào hoạt động kinh doanh được triển khai ở nhiều nước bằng cách phụ thuộc các công ty, xí nghiệp nào đó.


Ví dụ: Công ty D&G, Taiko, Taiwan tobaco & wine…


2 Căn cứ vào phương thức hoạt động


Các-ten quốc tế (Cartel): một nhóm các nhà sản xuất độc lập về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, có cùng mục đích là tăng lợi nhuận chung bằng cách kiểm soát giá cả, hạn chế cung ứng hàng hoá hoặc các biện pháp hạn chế khác.


Cartel xuất hiện vào những năm 60 của thế kỷ XIX ở một số nước lớn ở Châu Âu, đặt biệt phát triển rất rộng rãi ở Đức. Cartel thường xuất hiện ở những thị trường bị chi phối mạnh bởi một số hàng hoá nhất định, nơi có ít người bán và thường đòi hỏi sản phẩm có tính đồng nhất cao. Thành công của Cartel sẽ rất lớn khi nó đảm bảo kiểm soát được phần lớn sản lượng của một ngành sản xuất nào đó. Khách hàng khó có thể từ bỏ sản phẩm do Cartel sản xuất và sản phẩm thay thế cũng khó có khả năng phát triển.


Xanh-đi-ca quốc tế (Syndicate): tổ chức liên minh giữa các nhà tư bản độc lập về pháp lí nhưng không độc lập về thương mại mà có một ban quản trị chung quản lý việc tiêu thụ sản phẩm.


Syndicate ra đời vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX ở Đức, Pháp, Áo, Nga. Mục đích của tổ chức này là tổ chức các hoạt động tiêu thụ tập thể đối với sản phẩm của mình thông qua hệ thống thương mại chung.


Tờ-rớt quốc tế (Trust): hình thức liên kết trong đó các thành viên tham gia hoàn toàn mất tính độc lập, họ chỉ là những công ty cổ phần. Quá trình sản xuất và lưu thông tập trung vào ban điều hành chung.


Trust có quy mô lớn hơn Cartel và Syndicate. Hình thức này xuất hiện vào những năm 60 của thế kỷ XIX ở Mỹ. Mục đích của họ là lũng đoạn thị trường tiêu thụ, tranh cướp nơi sản xuất nguyên liệu và phạm vi đầu tư nhằm làm tăng khả năng cạnh tranh để thu lợi nhuận lũng đoạn càng cao càng tốt.


Công-xoóc-xi-om (Consotium): liên minh giữa các nhà tư bản độc quyền đa ngành.


Khi tham gia vào liên minh này, các công ty vẫn giữ nguyên tư cách pháp nhân độc lập của mình, đồng thời có mối liên hệ với nhau về mặt kinh tế, kỹ thuật. Công ty mẹ đầu tư vào các công ty khác thành công ty con nhằm tạo thế mạnh về tài chính để kinh doanh.


Công-lô-mê-rat (Conglomerate): tập đoàn kinh doanh đa ngành, các công ty thành viên có ít mối quan hệ hoặc không có mối quan hệ về công nghệ nhưng có quan hệ chặt chẽ về tài chính.


Thực chất đây là hình thức mà một tổ chức tài chính đầu tư vào các công ty kinh doanh nhằm tạo ra một tổ hợp doanh nghiệp tài chính – công nghiệp để hỗ trợ vốn đầu tư cho các công ty thành viên hoạt động có hiệu quả.

Previous
Next Post »