Các vùng kinh tế – vùng chuyên môn hoá nông nghiệp ở Việt Nam


Hướng phát triển của vùng miền núi phía Bắc được thể hiện ở một số loại sản phẩm chủ yếu như: chè, cà phê chè (có thể đưa từ 9000 ha lên 20.000 ha cà phê chè), mía, đào, lê, mận, cam, quýt, bưởi… chú trọng đầu tư khai thác 5,4 triệu ha đất chưa sử dụng, trong đó có 4,2 triệu ha có khả năng sản xuất nông, lâm nghiệp.


2- Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng.


Vùng này bao gồm 12 tỉnh: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình. Trong đó vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ được xác định là: Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.


So với vùng miền núi phía Bắc, vùng này có nhiều thuận lợi về địa hình, chất đất, hạ tầng kỹ thuật, nguồn nước, trình độ dân trí… nhưng lại có nhiều hạn chế trong phát triển nông nghiệp như: mật độ dân số quá cao; cây lúa –  cây chủ lực của vùng đang giảm dần vị thế trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp, do giá trị thu được trên 1 ha không cao. Năm 2000, diện tích lúa của vùng khoảng 726.000 ha, bằng 18% của cả nước, sản lượng thóc bằng 27% của cả nước. Tuy nhiên sản lượng lúa hàng hoá không cao, do sản lượng lúa bình quân/1 người mới đạt 328 kg. Cho đến năm 2000, vùng này chưa có nông sản chủ lực nào đóng góp vào cơ cấu nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Có thể tham khảo tình hình phát triển một số nông sản của vùng qua biểu sau:




Trong tương lai, các loại rau vụ đông, hoa, cây cảnh, lúa đặc sản có thể trở thành những sản phẩm có sản lượng và kim ngạch xuất khẩu đáng kể ở vùng này.


Bên cạnh nông nghiệp, là vùng có bờ biển tương đối dài, nên ngành nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản đã và sẽ trở thành ngành mũi nhọn của vùng.


3- Vùng Bắc Trung Bộ.


Vùng bao gồm 7 tỉnh là: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.


Đặc điểm của vùng này về đất đai có thể xem trong biểu số liệu đất năm 1994. Về cơ bản, đến năm 2000, cơ cấu sử dụng đất không thay đổi nhiều so với năm 1994. Về khí hậu, đây vẫn là vùng khí hậu của miền Bắc Việt Nam (mỗi năm có 4 mùa rõ rệt), khác với khí hậu có 2 mùa trong năm ở khu vực từ đèo Hải Vân trở vào phía Nam.. Đây là vùng đất hẹp từ Đông sang Tây, địa hình đa dạng: có núi rừng, đồi trung du, đồng bằng nhỏ hẹp, và bờ biển dài. Trình độ phát triển kinh tế của vùng này nói chung còn thấp.



Về kinh tế nông nghiệp, ở vùng này, nổi bật lên ở 3 khía cạnh sau đây:


Thứ nhất, đây là vùng có tốc độ tăng trưởng về diện tích và sản lượng mía đường tương đối bền vững, tập trung chủ yếu ở Thanh Hoá. Đến năm 2002, sản lượng mía đường phục vụ cho 3 nhà máy đường lớn ở tỉnh này (tại các huyện Thạch Thành, Thọ Xuân, Nông Cống), đã đạt trên 2 triệu tấn mía cây. Trong những năm tới, diện tích mía đường có thể diễn biến theo chiều hướng ổn định, nhưng sản lượng mía cây sẽ còn tăng nhanh, do xu thế đầu tư thâm canh tăng năng suất mía, nhằm hạ giá thành nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy chế biến đường và dành đất để phát triển các loại cây trồng khác.


Thứ hai, trong những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ XX, các loại cây ăn quả đã bắt đầu được mở rộng diện tích tại vùng Bắc Trung Bộ, trong đó đáng kể nhất là diện tích dứa. Bên cạnh đó, các loại cây có múi như cam, bưởi vẫn tiếp tục khẳng định được vị trí của chúng trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp của vùng này. Bưởi Phúc Trạch (Hà Tĩnh) từ lâu đã nổi tiếng trên cả nước Việt Nam bởi vị đậm và mát. Loại bưởi này đang có triển vọng phát triển nhanh nhờ thị trường tiêu thụ còn rộng lớn, và nhờ tiến bộ khoa học công nghệ trong khâu sản xuất giống tốt. Công nghệ sản xuất giống bưởi ít nhiễm bệnh đang được thực hiện tại Viện cây ăn quả của Việt Nam và có thể được triển khai tại ngay vùng bưởi Phúc Trạch – Hà Tĩnh. Khi đó giống bưởi sạch bệnh sẽ có thể đáp ứng được cho nhu cầu mở rộng diện tích loại quả quí này.


Thứ ba, đây là vùng có tổng diện tích đất rừng và rừng lớn thứ ba (sau Tây Nguyên và vùng miền núi phía Bắc), và cũng đứng thứ ba về tỷ lệ đất rừng trong tổng diện tích đất tự nhiên (sau Tây Nguyên và vùng ven biển Nam Trung Bộ). Tại vùng này, diện tích rừng tự nhiên còn khá lớn. Tuy nhiên, nguy cơ khai thác gỗ làm cạn kiệt tài nguyên rừng vẫn còn thường trực trong đời sống xã hội, và tỷ lệ che phủ trên đất rừng vẫn chưa cao (đến năm 2002, tỷ lệ che phủ trên đất rừng của Thanh Hoá mới đạt trên 40%). Vấn đề trong phát triển rừng của vùng này là: trồng rừng chưa đi đôi với phát triển chế biến gỗ công nghiệp. Do đó, dù rừng trồng chưa nhiều, song đã xuất hiện hiện tượng dư thừa sản phẩm từ rừng trồng. Thực tế trồng luồng của Thanh Hoá là minh chứng điển hình cho vấn đề đó.


Thứ tư, vùng này có gần 600 km bờ biển, với nhiều đầm phá ven bờ, với tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản rất lớn. Đồng thời, tiềm năng đánh bắt thuỷ sản xa bờ cũng chưa được đầu tư khai thác hợp lý. Những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ XX, Nhà nước Việt Nam đã có chương trình đánh bắt thủy sản xa bờ. Song tiếc rằng, chương trình này chưa đầu tư đồng bộ, chủ yếu mới đầu tư cho mua sắm tầu thuyền công suất lớn, chưa đầu tư tương xứng cho phát triển dịch vụ đánh bắt thuỷ sản; cho xây dựng hệ thống cảng cá; cho đào tạo nhân lực… Do vậy, tiềm năng khai thác thuỷ sản xa bờ ở vùng này chưa được khai thác hợp lý.




Hướng phát triển nông, lâm, thuỷ sản của vùng này sẽ tập trung vào 3 mũi nhọn là phát triển lâm nghiệp, cây công nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản. Mục tiêu là phục hồi thảm rừng, đồng thời xây dựng hệ thống hồ đập đầu nguồn để phát triển sản xuất nông nghiệp an toàn, bền vững. Tăng cường nuôi trồng và đánh bắt, chế biến thuỷ hải sản. Tiếp tục hoàn thiện công tác qui hoạch vùng chuyên canh sản xuất nông lâm nghiệp theo hướng: gắn phát triển rừng với phát triển công nghiệp chế biến gỗ, giấy sợi; gắn phát triển vùng nguyên liệu mía với các Nhà máy đường, vùng nguyên liệu dứa với các nhà máy chế biến hoa quả; phát triển các loại cây có múi như cam, đặc biệt là bưởi Phúc Trạch.


4- Vùng ven biển Nam Trung Bộ.


Vùng ven biển Nam Trung Bộ bao gồm 7 tỉnh: thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà và tỉnh Ninh Thuận. Tổng diện tích tự nhiên của vùng là 3.555.887 ha, chiếm 10,60% tổng diện tích tự nhiên của Việt Nam.


Những đặc điểm tự nhiên cơ bản của vùng này là, địa hình được tạo bởi dải đồng bằng nhỏ hẹp chạy dọc theo hơn 600 km bờ biển phía Đông và khu vực miền núi phía Tây; gần như không có địa hình Trung Du giữa đồng bằng ven biển và miền núi. Hàng năm khí hậu của vùng này có 2 mùa, song không rõ rệt như Tây Nguyên và Nam Bộ. So với các vùng khác của Việt Nam, đây là vùng có khí hậu tương đối khắc nghiệt. Điển hình của sự khắc nghiệt đó là mùa nắng, nóng, hạn và mùa mưa, bão, lũ lụt diễn ra rất gay gắt. Hệ thống sông của vùng này rất ngắn và dốc, do vậy rất dễ gây ra lũ vào mùa mưa, khô hạn vào mùa khô. Có thể thấy được hướng chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp của vùng này qua một số chỉ tiêu chính sau đây:





Như vậy, có thể thấy đây là vùng đã và đang có xu hướng phát triển vùng chuyên canh sản xuất mía đường, điều, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản. Trong đó, diện tích và sản lượng mía đường đã có dấu hiệu chững lại, sản phẩm điều và thuỷ sản vẫn đang có tốc độ tăng trưởng nhanh. Sản xuất lương thực, đặc biệt sản xuất lúa nước, ở vùng này rất khó khăn.


Với các loại đất cát bạc màu bồi tụ dưới chân các dãy núi, đất cát ven biển, nếu giải quyết được vấn đề nước tưới, sẽ có thể phát triển các loại cây như: xoài, nho, thanh long, cây bông vải…. Trên thực tế, các loại cây như xoài, nho, thanh long đã khẳng định được ưu thế và vị trí của chúng trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp của vùng.


Hướng phát triển về nông lâm nghiệp và thuỷ sản ở vùng này là, tiếp tục đầu tư cho ngành nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản; mở rộng diện tích và tăng sản lượng các loại sản phẩm từ cây xoài, nho, thanh long, cây bông vải trên cơ sở tiến bộ khoa học và công nghệ mới; xây dựng hệ thống hồ đập đi đôi với việc phủ xanh đất trống, đồi trọc ở vùng núi để cải thiện môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển nông lâm nghiệp và thuỷ sản bền vững cả về kinh tế lẫn môi trường.


5- Vùng Tây Nguyên.


Vùng này gồm 4 tỉnh: Đak Lak, Đak Nông, Gia Lai và Kon Tum. Cơ cấu sử dụng đất như trong biểu hiện trạng sử dụng đất năm 1994. Tuy nhiên, cần nói thêm là, vùng này có 60 vạn héc ta đất đỏ bagian, chiếm 40% tiềm năng đất phát triển cây công nghiệp dài ngày của cả nước Việt Nam. Tổng dân số của toàn vùng (năm 1999) là 3,13 triệu người, mật độ dân số 68 người/km2. Đó là chỉ tiêu thấp nhất trong 7 vùng kinh tế – sinh thái của cả nước. Có thể nhận rõ vị trí của vùng Tây Nguyên đối với phát triển nông nghiệp của cả nước qua số liệu sau:




Qua số liệu trên, có thể khẳng định ngay rằng, Tây Nguyên là vùng chuyên canh tập trung có qui mô lớn về sản xuất cà phê của Việt Nam. Trong những năm cuối của thập niên 90, sản lượng cà phê nhân của vùng Tây Nguyên luôn chiếm trên dưới 70% sản lượng của cả nước. Diện tích cà phê, năm 2000 đã lên 233 ngàn héc ta, chiếm trên 54% diện tích cả nước. Như vậy, rõ ràng năng suất cà phê của vùng này cao hơn nhiều mức năng suất bình quân của cả nước. Trên thực tế, năng suất cà phê kinh doanh đạt trên 2 tấn/ha, nhiều diện tích của hộ trang trại đạt 4-6 tấn/ha, đó là mức năng suất cao nhất trên thế giới. Tuy nhiên, trong những năm qua, đã có dấu hiệu cho thấy sự phát triển ồ ạt diện tích cà phê đã ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái của vùng: mực nước ngầm đang ngày càng bị tụt sâu; nhiều diện tích không thể tìm được nguồn nước tưới. Trong những năm đầu của thế kỷ 21, sẽ phải điều chỉnh về qui mô, cơ cấu diện tích cà phê ở Tây Nguyên.


Sau cây cà phê, cây cao su cũng được bố trí với diện tích khá tập trung ở Tây Nguyên. Năm 2000, diện tích cao su của vùng đã đạt 95 ngàn héc ta, chiếm trên 23,5% diện tích cao su của cả nước. Tuy vậy, sản lượng như số liệu trên cho thấy, lại chỉ chiếm 11,73%. Điều này không phải do năng suất mủ cao su ở Tây Nguyên đạt thấp, mà là do trong số 95 ngàn héc ta đó, diện tích kinh doanh chưa đến 30 ngàn héc ta, còn lại là diện tích cao su đangtrong thời kỳ kiến thiết cơ bản. Trong tương lai, ở Tây Nguyên sẽ đưa diện tích cao su lên khoảng 200 ngàn héc ta, do đây là loại cây có khả năng phòng hộ tốt hơn cây cà phê.



Sau cây cao su, cây điều đang ngày càng có vị trí quan trọng trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp của vùng Tây Nguyên. Đây là loại cây tương đối dễ trồng, không kén đất, có thể trồng ở vùng đất có độ mùn thấp. Đồng thời phát triển sản xuất cây điều cũng có tác dụng phòng hộ tương đối tốt.


Cây mía đường cũng có triển vọng phát triển ở Tây Nguyên. Tuy nhiên, có lẽ cây này không phải là thế mạnh của Tây Nguyên.


Tây Nguyên cũng có nhiều tiềm năng phát triển chăn nuôi đại gia súc. Song cần lưu ý rằng, xu thế chăn nuôi thâm canh sẽ làm giảm dần lợi thế tiềm năng này của Tây Nguyên.


Khó khăn lớn của vùng Tây Nguyên là vấn đề nguồn nước tưới cho cây trồng vào mùa khô. Để giải quyết vấn đề này một cách lâu dài và bền vững, việc xác định cơ cấu cây trồng hợp lý là cực kỳ quan trọng. Đồng thời, việc bảo vệ và phát triển rừng cũng đã đến lúc trở thành cấp bách không chỉ đối với Tây Nguyên, mà còn cả đối với toàn vùng ven biển trung bộ.


6- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Đông Nam Bộ.


Vùng này gồm 8 tỉnh và thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Lâm Đồng, Bình Thuận, trong đó, vùng trọng điểm kinh tế phía Nam được xác định là: Thành phố Hồ Chí Minh – Đồng Nai – Bà rịa Vũng Tàu.


Tình hình cơ bản về đất đai của vùng Đông Nam Bộ được thể hiện trong biểu số liệu đất đai năm 1994. Dân số của toàn vùng là 12,4 triệu người. Đây là vùng có tỷ lệ đô thị hoá cao nhất: 50,8% dân số sống tại các đô thị. Mật độ dân số 344 người/km2, gấp 1,5 lần mức bình quân chung của cả nước. Vùng Đông Nam Bộ có vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế – xã hội của cả nước. Năm 1999 vùng này chiếm khoảng 50% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước, 60% kim ngạch xuất nhập khẩu, 60% thu ngân sách và tạo ra 1/3 tổng sản phẩm quốc nội. Nhìn chung, đây là vùng phát triển công nghiệp khá thành công trong những năm qua. Trong công nghiệp của vùng, năm 2000 đã có 17 nhà máy chế biến đường mía, với tổng năng lực ép 17 ngàn tấn mía cây/ngày. Các nhà máy đường bố trí ở Tây Ninh: 4; Đồng Nai: 2; Bình Dương: 1; vùng nguyên liệu mía ở vùng này đáp ứng được khoảng 70-80% tổng năng lực ép. Tuy nhiên, các ngành công nghiệp sau đường như: rượu, cồn, phân vi sinh… chưa phát triển tương xứng với công nghiệp đường.


Có thể thấy được vai trò của vùng về phát triển nông nghiệp qua biểu sau:





Như vậy, có thể nói rằng, mặc dù quĩ đất nông nghiệp của vùng này chỉ chiếm 13% diện tích của cả nước, và tập trung chủ yếu ở 3 tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương và tây Ninh, nhưng lại tập trung sản xuất với qui mô lớn các sản phẩm: cà phê, cao su, mía đường. Trong đó, cả diện tích lẫn sản lượng cao su mủ khô đều đứng đầu trong 7 vùng kinh tế – sinh thái của cả nước. Ngoài ra, cây điều cũng chiếm tới 75% sản lượng và 77% diện tích của cả nước.


Bên cạnh 4 loại cây mũi nhọn nói trên, vùng Đông Nam Bộ đã và đang phát triển các loại rau, chăn nuôi gà công nghiệp kết hợp thả vườn, nuôi bò thịt và bò sữa.


Hướng phát triển nông nghiệp trong thời gian tới của vùng Đông Nam Bộ là tập trung thâm canh trên 260 ngàn héc ta cây công nghiệp hiện có, việc mở rộng diện tích phải thận trọng và phải theo qui hoạch để đảm bảo môi trường sinh thái ổn định, đặc biệt là bảo vệ nguồn nước ngầm.


7- Vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).


Không gian của vùng Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm 13 tỉnh: Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. Đặc điểm cơ bản về đất đai của vùng này được thể hiện trong hiện trạng đất đai của 6 vùng. Dân số của vùng có 16,4 triệu người; mật độ dân số 408 người/km2.


Nét nổi bật của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là đất đai phì nhiêu,


song tình trạng ngập lụt, nhiễm mặn, nhiễm phèn trên diện rộng và dài ngày là phổ biến. Toàn vùng có 600 ngàn héc ta đất nhiễm phèn, 700 ngàn ha nhiễm mặn. Công nghiệp và hệ thống đường giao thông bộ khó phát triển. Đời sống của dân cư còn nhiều khó khăn.


Vị trí của nông nghiệp ĐBSCL so với cả nước được thể hiện một phần qua biểu sau:



Như vậy, có thể thấy sản phẩm thế mạnh của vùng ĐBSCL là lúa gạo, thuỷ sản và mía đường. Riêng diện tích trồng lúa, vùng này có 1,8 triệu héc ta, chiếm 45% diện tích trồng lúa của cả nước. Đây là đồng bằng lớn nhất của Việt Nam, có vai trò cực kỳ quan trọng trong chiến lược an ninh lương thực quốc gia. Riêng sản lượng điều, tuy chỉ chiếm hơn 5% trong sản lượng của cả nước, song lại được phân bố rất tập trung ở huyện Đảo Phúc Quốc tỉnh Kiên Giang. Đây là huyện đảo có lợi thế về trồng tiêu và đánh bắt thuỷ sản. Vùng đồng bằng Sông Cửu Long chiếm tới trên 53% diện tích nuôi trồng thuỷ sản của cả nước, và đóng góp trên 52% sản lượng thuỷ sản của nước ta (bao gồm cả nuôi trồng và đánh bắt).


Năm 2000, toàn vùng có 8 nhà máy đường, với tổng năng lực ép là 11.750 tấn mía/ngày. Ngoài ra, các nhà máy chế biến thủy sản cũng đã đóng vai trò quan trọng thúc đẩy ngành nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản phát triển.


Ngoài các sản phẩm chủ lực trên, các loại cây ăn quả như: dứa, nhãn, xoài, quýt… cũng đã và đang được bố trí sản xuất ở ĐBSCL. Tuy nhiên, với các loại cây ăn quả lâu năm, nguy cơ thất mùa do lũ lụt là tương đối lớn, ngoài những rủi ro về dịch bệnh phá hoại mùa màng như những vùng khác.

Previous
Next Post »