Những đặc tính của nhượng quyền thương mại


  • Thương hiệu

Thương hiệu được hiểu là một dạng tài sản phi vật chất và đang ngày càng trở nên một thành tố quan trọng trong văn hóa và trong nền kinh kế. Xây dựng thương hiệu là đề ra và gây dựng được những trông đợi gắn với trải nghiệm thương hiệu, tạo ra được ấn tượng rằng thương hiệu đó gắn với một sản phẩm hoặc dịch vụ với những chất lượng hoặc đặc tính nhất định khiến sản phẩmhoặcdịch vụ đó trở nên độc đáo hoặc duy nhất. Vì thế thương hiệu là một trong những thành tố có giá trị nhất trong chủ đề quảng cáo.


Bản sắc của một sản phẩm hoặc một thương hiệu là những giá trị mà nhà sản xuất/sở hữu thương hiệu muốn người tiêu dùng tin vào và nhận biết sản phẩm. Nhà sở hữu phải tìm cách gắn kết hình ảnh thương hiệu và căn cước của thương hiệu càng gần với nhau càng tốt. Những thương hiệu có hiệu quả cao thương biết cách kết nối giữa cá tính của thương hiệu trong quan niệm của đối tượng phục vụ và bản thân chính sản phẩm hoặc dịch vụ nó cung cấp. Hơn nữa, thương hiệu cần phải nhằm vào một số nhóm dân cư nhất định. Đặc biệt, những thương hiệu có sức sống lâu dài thường là những thương hiệu dễ nhớ, có thể duy trì qua nhiều xu hướng đổi thay, và mang lại một ấn tượng tích cực. Bản sắc của thương hiệu là hết sức quan trọng giúp người tiêu dùng nhận ra sản phẩm; nó chính là biểu tượng của sự khác biệt của một thương hiệu so với những sản phẩm cạch tranh khác.

  • Tính đồng bộ, hệ thống và tính địa phương

Tính đồng bộ và hệ thống là điểm mấu chốt của các doanh nghiệp kinh doanh nhượng quyền phải hoàn thiện để đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Tính đồng bộ của hệ thống nhượng quyền phải được thể hiện từ logo, nhãn hiệu, khẩu hiệu cho đến cách bài trí cửa hiệu, màu sắc trang trí, phương thức hoạt động, …để tạo được lòng tin cho khách hàng về thương hiệu uy tín và chuyên nghiệp, giúp khách hàng dễ dàng nhận ra sản phẩm của mình.


Tuy nhiên không phải lúc nào ta cũng có thể cứng nhắc trong việc đồng bộ mà còn phải  xét đến tính địa phương vì nó thể hiện thói quen hay phong tục của người địa phương ảnh hưởng đến việc kinh doanh. Thói quen của khách hàng có thể thay đổi tùy theo mỗi vùng, theo từng quốc gia như 1 số quốc gia đạo Hồi hoặc Hindu không thể ăn thịt bò hoặc lợn… hay như ở Việt Nam, ở mỗi miền đều có 1 khẩu vị khác nhau, cách thức ăn uống cũng khác nhau.


Vì thế, đồng bộ ở chỉ mang tính tương đối chứ không phải là một sự sao chép nguyên bản các cửa hàng trong cùng một hệ thống; vẫn phải có phần nào khác để phù hợp với địa phương do yếu tố con người tồn tại ở tất cả các khâu, nhất là lĩnh vực dịch vụ. Khi kinh doanh, ta phải biết khéo léo kết hợp tính đồng bộ, hệ thống và tính địa phượng để mang lại kết quả tốt nhất.

  • Các ngành nghề có thể nhượng quyền

Tất cả các ngành nghề đều có thể thực hiện franchise từ ngành thực phẩm giải trí cho đến giáo dục dịch vụ….. Tuy nhiên, trong một số trường hợp mà dịch vụ  hoặc ngành nghề đó có liên quan đến trách nhiệm cá nhân, hoặc tư cách hành nghề cá nhân, và trong một số lĩnh vực an nin quốc phòng thì khó có thể thực hiện nhượng quyền. Mặc dù vậy, thực phẩm cùng với ngành dịch vụ và bán lẻ vẫn là những ngành có ứng dụng trong kinh doanh nhượng quyền nhiều nhất ở các nước trên thế giới và tất nhiên là cả Việt Nam



Previous
Next Post »