Định nghĩa FDI là gì?


      Định nghĩa FDI


Cơ sở pháp lý đầu tiên cho hoạt động đầu tư nước ngoài ở nước ta là Nghị quyết số 115/CP ngày 18-4-1977 của Thủ tướng ban hành Điều lệ về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, kêu gọi đầu tư nước ngoài tại Việt Nam dưới các hình thức khác nhau, không phân biệt chế độ chính trị, kinh tế, xã hội. Sau đó, quốc hội thông qua Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam tháng 12-1987 và sửa đổi bổ sung vào năm 1990, 1992.


Ngày 12-11-1996, Quốc hội đã thông qua luật mới về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Theo điều 2 của luật này, FDI là “việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam”.


Theo định nghĩa của tổ chức thương mại thế giới:


Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là “công ty mẹ” và các tài sản được gọi là “công ty con” hay “chi nhánh công ty”.


Như vậy, Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.



Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:
  • vốn fdi là gì
  • fdi là gì
  • vốn fdi
  • ,
    Previous
    Next Post »